Củ cải muối hạn quốc bao nhiêu calo

Dưa muối không chỉ giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn mà nó đã trở thành một món ăn kèm quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt, giải ngán cho những món ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại thực phẩm này không đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc.

Giá trị dinh dưỡng của dưa cải muối

Ngâm muối là một phương pháp lên men tự nhiên. Và dưa muối được tạo ra bởi quá trình lên men bằng muối. Chính vì được lên men chua nên nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Khi chúng ta ăn dưa muối thì những lợi khuẩn này cũng đi theo vào đường tiêu hóa và bổ sung thêm probiotic cho đường ruột khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, dưa muối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Trung bình cứ một bát dưa cải muối chứa 27 calo, 2g carb, 4g chất xơ, 1g protein. Dưa cải không chứa chất béo nhưng chúng giàu chất sắt, vitamin C, K, B6 cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Dưa muối chua được nhiều người yêu thích. Đồ họa: VA

Vitamin C và chất sắt có trong dưa muối giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch tốt hơn cho cơ thể. Chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ của cơ thể trong ngày, giúp bạn duy trì cân nặng tối ưu.

Dưa muối chua có chứa chất chống oxy hóa. Các loại rau củ, trái cây đa phần đều chứa chất chống oxy hóa. Nhưng chất này rất nhạy cảm và dễ bị mất đi trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao. Khi được chế biến thành dưa muối thì lại có thể giữ được chất chống oxy hóa trong rau củ, giúp giảm tổn thương ADN, ngăn chặn sự hình thành tăng trưởng tế bào tự do, từ đó giảm thiểu khả năng phát triển khối u trong cơ thể.

Mặc dù dưa muối mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì dưa muối có thể trở thành nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Không ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng

Trong các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Khi muối dưa, lượng nitrat này bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Khi chúng ta ăn vào, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine- 1 - chất có khả năng gây ngộ độc hoặc ung thư.

Lượng nitrat trong dưa muối chỉ cao khi dưa muối còn xanh, muối xổi hoặc khi dưa bị quá chua, đổi màu thâm đen, nhớt, biến mùi... Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua vừa, giòn và có mùi thơm.

Ăn dưa muối như nào cho đúng? Đồ họa: VA

Không ăn quá nhiều một lần hoặc ăn thường xuyên

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50g dưa muối và ăn 2 - 3 lần trong tuần và chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn. Không nên lấy dưa muối làm món ăn chính.

Người có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày không nên ăn, vì lượng muối cao trong món ăn này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng

Bạn nên dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Trước khi ăn, bạn nên rửa dưa muối lại nhiều lần với nước sạch, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối. Dưa muối còn thừa sau khi ăn không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ.

là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều lợi ích về sức khỏe không thua kém gì củ cải tươi, đồng thời có hạn sử dụng lâu hơn. Bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe cũng như công thức làm một số loại củ cải muối ngon nhé.

Tất tần tật thông tin về củ cải muối

Nội dung

1. Giá trị dinh dưỡng

Củ cải là một món ăn rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam ta. Loại củ này đặc biệt giàu đường tự nhiên, đồng, vitamin nhóm B… Những dưỡng chất này mang lại nguồn năng lượng cho cơ thể, đồng thời điều hòa hệ thống miễn dịch, xây dựng và sửa chữa các mô và xương.

Chưa hết, loại củ này còn là một nguồn giàu chất chống Oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các phân tử gốc tự do. Có thể bạn chưa biết, củ cải được xem là một trong 10 loại cây có hoạt tính oxy hóa cao nhất. 

Củ cải muối có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe

Thông thường củ cải sẽ được đem ngâm muối để có thể sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên, việc ngâm trong giấm sẽ làm giảm mức độ chống oxy hóa từ 25% đến 70%. Do đó, nếu muốn tận dụng mức chống oxy hóa thì dùng củ cải tươi sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, củ cải muối thông qua quá trình lên men lại chứa các men vi sinh, lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng miễn dịch và sức khỏe hệ tiêu hóa.

Mặc dù quá trình lên men sẽ gây mất mát các chất dinh dưỡng, củ cải muối vẫn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin phong phú. Một khẩu phần 100gr sẽ bao gồm các dưỡng chất sau:

  • Calo: 65
  • Protein: ít hơn 1 gram
  • Chất béo: ít hơn 1 gram
  • Carbs: 16 gram
  • Đường: 11 gram
  • Chất xơ: ít hơn 1 gram
  • Đồng: 13% giá trị hàng ngày [DV]
  • Mangan: 10% DV
  • Folate: 7% DV
  • Riboflavin: 4% DV
  • Magiê: 4% DV
  • Vitamin C: 3% DV
  • Axit pantothenic: 3% DV
  • Vitamin B6: 3% DV
  • Choline: 3% DV


Dành riêng cho bạn

-30%

Nệm cao su thiên nhiên thoáng khí Gummi Classic

6.650.000đ

4.650.000đ

Xem chi tiết

-13%

Nệm foam gấp 3 Goodnight Eva 10cm

4.000.000đ

3.499.000đ

Xem chi tiết

-30%

[Sản phẩm độc quyền] Nệm cao su foam Kim Cương Stella

8.490.000đ

5.943.000đ

Xem chi tiết

Xem thêm sản phẩm Nệm

2. Lợi ích sức khỏe mà củ cải muối mang lại

2.1 Tăng cường sức khỏe

Củ cải muối rất giàu nitrat tự nhiên. Phân tử này góp phần làm giãn nở các mạch máu, giúp cơ thể chống lại bệnh huyết áp cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, củ cải có thể giúp giảm huyết áp tới 10mmHg. Tuy nhiên, công dụng này chỉ có thể kéo dài trong vài tiếng sau khi tiêu thụ vì vậy bạn cần ăn thực phẩm giàu nitrat thường xuyên nếu muốn duy trì hiệu quả.

Không chỉ vậy, nitrat có trong củ cải muối còn có thể bảo vệ chức năng nội mạc. Đây là một màng lót trong các mạch máu với nhiệm vụ điều chỉnh quá trình đông máu và hỗ trợ chức năng miễn dịch bên trong cơ thể.

2.2 Hỗ trợ tiêu hóa

Củ cải muối là thành phẩm của quá trình lên men tự nhiên từ củ cải tươi. Quá trình lên men tạo ra rất nhiều vi khuẩn có lợi, gọi là men vi sinh giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Lý do là vì chúng sẽ giúp cơ thể phân giải thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Men vi sinh còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi độc tố và những vi khuẩn có hại, giảm táo bón, đầy hơi và các chứng rối loạn đường ruột như viêm ruột, viêm loét đại tràng…

Củ cải muối giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột

2.3 Tăng cường thể chất

Như đã nhắc đến ở trên, trong củ cải muối có hàm lượng nitrat rất dồi dào. Hàm lượng này giúp tăng cường hiệu suất cơ bắp và sức mạnh thể chất. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng củ cải có thể cải thiện độ bền, thể lực, hoặc giúp quá trình tập thể dục với cường độ cao lên khoảng 3%.

2.4 Cân bằng đường huyết

Hầu hết củ cải muối sẽ được ngâm trong giấm, cách làm này có thể làm giảm lượng đường trong máu và Insulin sau bữa ăn. Nitrat và các chất chống oxy hóa có trong củ cải cũng góp phần cải thiện đường huyết trong cơ thể.

3. Công thức làm củ cải muối ngon siêu dễ

3.1. Củ cải muối Hàn Quốc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Củ cải trắng: 500g
  • Đường: 200g
  • Muối: 15g
  • Giấm gạo: 350ml
  • Nước lọc: 350ml
  • Lá nguyệt quế tây: 5g
  • Tiêu đen: 10g
  • Bột nghệ vàng: 5g

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Củ cải đen cắt bỏ phần cuống, lá, rễ, rửa qua nước sạch. Sau đó nạo vỏ và rửa sạch lại một lần nữa.
  • Thái củ cải thành những khoanh tròn hoặc thanh dài với độ dày khoảng 0,5cm hoặc tùy thích.

Bước 3: Muối củ cải

  • Cho vào nồi nước lọc, giấm gạo, đường, muối, hạt tiêu, bột nghệ và lá nguyệt quế tây. Khuấy đều, nhẹ tay để các nguyên liệu và gia vị hòa tan vào nhau.
  • Bắc nồi hỗn hợp lên bếp, đun sôi, chú ý lửa vừa. Trong quá trình đun thì khuấy cho đường tan hoàn toàn. Sau đó tắt bếp và đợi nồi nước giấm thật nguội.
  • Cho củ cải vào hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa đã rửa sạch, phơi khô. Sau đó, chế nước giấm đã nguội vào. Chế ngập củ cải và đậy nắp kín.
  • Để hũ củ cải đã ngâm giấm ở ngoài 1 – 2 ngày rồi sau đó đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng 2 ngày là đã có thể thưởng thức.

Bước 4: Thành phẩm

Sau thời gian thực hiện, thành phẩm bạn nhận được sẽ là một hũ củ cải muối ngon lành. Củ cải có màu vàng nhờ bột nghệ, ăn vào giòn giòn, ngọt thơm kết hợp với vị chua của giấm gạo, thơm của lá quế. Món ăn này thích hợp với thịt nướng, mì cay hoặc ăn với kimbap.

Củ cải muối Hàn Quốc với màu vàng bắt mắt

3.2. Công thức làm củ cải muối truyền thống

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 củ cải trắng to
  • 2 trái ớt sừng
  • 2 muỗng cafe giấm
  • 4 muỗng cafe muối
  • 1 muỗng cafe đường
  • 3 củ tỏi

Bước 2: Sơ chế và ngâm muối

  • Củ cải trắng tiến hành nạo vỏ, thái từng lát mỏng, có thể tỉa hình bông hoa cho đẹp mắt. Ớt sừng đem thái chỉ. Tỏi đem bóc vỏ và thái thành lát mỏng.
  • Cho vào phần củ cải đã thái lát 3 muỗng cà phê muối, xóc đều trong vài phút để củ cải bớt hăng. Sau đó xả sạch lại với nước lạnh, vắt ráo nước.
  • Tiến hành làm nước ngâm củ cải với các nguyên liệu giấm, nước lọc, đường và muối. Bạn có thể làm theo tỉ lệ 2 giấm : 2 nước lọc : 1 đường : 1 muối. Có thể nêm nếm tùy khẩu vị rồi cho lên bếp đun sôi, để nguội.
  • Cho thêm vào phần nước ngâm củ cải tỏi và ớt đã sơ chế, khuấy đều.
  • Cho củ cải vào hũ thủy tinh, xếp vào đó củ cải và đổ hỗn hợp đã để nguội kể trên vào. Dùng một chiếc đĩa sứ nén củ cải xuống. Ngâm như vậy trong khoảng 1 – 2 ngày là đã có thể lấy ra để sử dụng.

Cách ngâm củ cải muối này rất đơn giản, bạn có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu. Đây sẽ là món ăn kèm với cơm hoặc các món khác rất phù hợp. 

Củ cải muối với cách làm rất đơn giản

4. Một số lưu ý khi sử dụng củ cải muối

Với những loại thực phẩm được đem đi muối thường có độ mặn cao. Nếu không tự tay làm củ cải muối mà mua về ăn, bạn cần lưu ý xem kỹ lượng muối và đường bổ sung. Một số giống củ cải muối có thể chứa rất nhiều muối và đường. Nếu bạn đang mắc phải các bệnh liên quan đến tiểu đường hoặc tim mạch thì có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu tiêu thụ.

Ngoài ra, người bị sỏi thận cũng cần lưu ý nếu có ý định sử dụng loại thực phẩm này. Lý do là vì trong củ cải có Oxalat – một hợp chất hữu cơ. Ở những người nhạy cảm hoặc có vấn đề về thận, chế độ ăn nhiều Oxalat có thể tăng nguy cơ gây sỏi thận và một số vấn đề sức khỏe khác.

Trên đây Vua Nệm vừa giới thiệu đến bạn những lợi ích to lớn về sức khỏe mà củ cải muối mang lại. Cách chế biến loại thực phẩm này cũng không quá phức tạp, ai cũng có thể thực hiện được. Hãy bắt tay làm thử ngay một hũ để thưởng thức bạn nhé.

Chủ Đề