Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 diễn ra ở đầu

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp khi liên tục có những phát minh lớn có tầm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thế giới. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và thành tựu trong cuộc cách mạng này nhé.

1. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Thời gian này gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.Chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi, Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.

Cuộc cách mạng 2.0 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn. Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt.

2. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ:

Truyền thông:

Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Tiếp của sự thành công máy sản xuất giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời.

Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thay thế bằng bột gỗ. Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị xóa bỏ kích thích sự phát triển của báo chí và tạp chí.

Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời.

Động cơ:

Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới.

Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.

Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt động với động cơ đốt trong.

Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này.

Các phát minh khác:

  • Năm 1876, Alexander Graham Bell đã phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên.
  • Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi đốt.
  • Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons.
  • Năm 1903, hai an hem người Mỹ là Wilbur và Orville Wright đã chế tạo ra cỗ máy bay đầu tiên.

3. Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mang lại.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga, Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

Tham khảo thêm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Video liên quan

Chủ Đề