Cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ kết quả Thư được rất hạn chế là do

Câu hỏi: Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

* Sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ:

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

* Biệp pháp khắc phục:

-Ban hành luật cải cách ruộng đất.

-Tổ chức khai hoang đất mới.

-Mua lại ruộng đất của Đại Điền Chủ hoặc công ty tư bản nước ngoài chia cho dân.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về kinh tế của Trung và Nam Mỹ nhé!

1. Nông nghiệp

Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp:

- Đại điền trang:

+ Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.

+ Quy mô lớn, canh tác theo lỗi quảng canh, năng suất thấp.

- Tiểu điển trang:

+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân

+ Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc

- Sở hữu của tư bản nước ngoài.

+ Thuộc sở hữu của các công ty tư bản Hoa Kì, Anh

+ Lập đồn điền để trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.

2. Công nghiệp

- Hình thức canh tác chủ yếu: quảng canh và độc canh.

- Ngành trồng trọt:

+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu.

+ Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.

+ Lúa mì là sản phẩm xuất khẩu chính. Các nước xuất khẩu lúa mì là Bra-xin, Ac-hen-ti-na.

+ Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.

- Ngành chăn nuôi:

+ Phát triển với quy mô lớn.

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển ở các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay

+ Cừu và lạc đà phân bố chủ yếu ở trên sườn núi Trung An- đét.

- Đánh bắt cá: Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

3. Bài tập

Bài tập 1:Dựa vào hình 44.4 SGK hãy nêu tên và địa bàn phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mỹ vào bảng dưới đây:

Lời giải:

Cây trồng Nơi phân bố Cây trồng Nơi phân bố

1. Cây CN

+ Cà phê

+ Dừa

+ Lạc

+ Đậu tương

+ Bông

+Mía

- Cao nguyên Braxin

- Dải đất Trung Mĩ

- Khu vực phía Bắc của dãy Anđét

Cửa sông Amadôn

Đồng bằng Pam-pa

Đồng bằng La-pla-ta và đồng bằng Pampa

Bắc cao nguyên Braxin, đồng bằng La-pla-ta

Quần đảo Ăngti Lớn, co nguyên Braxin

2. Cây ăn quả

+ Nho

+ Chuối

+ Cam, chanh

3. Cây lương thực

+ Lúa mì

+ Ngô

Phía Bắc cao nguyên Pa-ta-gô-ni

Dải đất Trung Mĩ, Tây Bắc Nam Mĩ

Phía nam cao nguyên Braxin, đồng bằng La-pla-ta

Duyên hải phía Đông

Cao nguyên Braxin và đồng bằng Pampa

Bài tập 2: Dựa vào hình 44.4, cho biết loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ. Chúng được nuôi chủ yếu ở đâu? Vì sao?

Trả lời:

– Các loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ là bò, cừu.

– Chúng được nuôi nhiều ở các nước như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay vì ở đây có các đồng cỏ rộng, tươi tốt, rất thích hợp nuôi chăn thả và quy mô lớn.

Vì sao công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công?

  1. Nông dân bán đất cho các đại điền chủ
  2. Vấp phải sự chống đối của các điền chủ và công ti tư bản nước ngoài
  3. Diện tích đất chia cho nông dân rất nhỏ so với ruộng đất trong tay
  4. Tất cả các đáp án trên

Trả lời

Đáp án đúng: d. Tất cả các đáp án trên

Câu 1: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

  1. Môi trường nhiệt đới
  2. Môi trường xích đạo
  3. Môi trường ôn đới
  4. Môi trường cận nhiệt đới

Đáp án đúng: A. Môi trường nhiệt đới

Câu 2: Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước:

  1. Hoa Kì và Anh.
  2. Hoa Kì và Pháp.
  3. Anh và Pháp.
  4. Pháp và Ca-na-da.

Đáp án đúng: A. Hoa Kì và Anh.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-zôn?

  1. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
  2. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
  3. Đất đai rộng và bằng phẳng.
  4. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.

Đáp án đúng: A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.

Câu 4: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là:

  1. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
  2. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.
  3. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.
  4. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Đáp án đúng: A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 5 : Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53o54’N nên có đủ các đới khí hậu:

  1. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
  2. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
  3. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, cực đới.
  4. Xích đạo, cận nhiệt đới, ôn đới, cực đới.

Đáp án đúng: A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

Câu 6 : Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã không làm việc gì sau?

  1. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản.
  2. Ban hành luật cải cách ruộng đất.
  3. Tổ chức khai hoang đất mới.
  4. Mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.

Đáp án đúng: A. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản.

Câu 7: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:

  1. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
  2. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
  3. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
  4. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.

Đáp án đúng: B. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.

Câu 8 : Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất:

  1. Đa dạng hóa cây trồng.
  2. Độc canh.
  3. Đa phương thức sản xuất.
  4. Tiên tiến, hiện đại.

Đáp án đúng: B. Độc canh.

Câu 9: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:

  1. Tính chất trẻ của núi.
  2. Thứ tự sắp xếp địa hình.
  3. Chiều rộng và độ cao của núi.
  4. Hướng phân bố núi.

Đáp án đúng: C. Chiều rộng và độ cao của núi.

Câu 10: Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ:

  1. Quảng canh - độc canh.
  2. Thâm canh.
  3. Du canh.
  4. Quảng canh.

Đáp án đúng: A. Quảng canh - độc canh.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công?Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Video liên quan

Chủ Đề