Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Chăm sóc da trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần sự tỉ mỉ và có kiến thức nhất định. Ngoài việc nắm vững một số nguyên tắc, mẹ cần hiểu rõ về các đặc điểm da trẻ sơ sinh để có cách chăm sóc phù hợp. Vậy hãy cùng Pororo tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau đây nhé.

Đặc điểm da trẻ sơ sinh khác da người lớn như thế nào?

Làn da của trẻ sơ sinh có những đặc điểm riêng, khác biệt lớn so với da người lớn. Nếu mẹ không để ý kỹ thì chỉ thấy da em bé mịn màng, mềm mượt. Nhưng thực tế, có đến 5 đặc điểm da trẻ sơ sinh khác với da người lớn. Cụ thể là:

  • Da trẻ nhỏ mất nước nhanh hơn da người lớn.
  • Da trẻ nhỏ mỏng hơn da người lớn.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

  • Da trẻ nhỏ nhạy cảm hơn da người lớn.
  • Da trẻ nhỏ chưa thể tự kiểm soát nhiệt độ.
  • Da trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, lớp bé vẫn liên tục phát triển và sẽ hoàn thiện khi bé được khoảng 2 tuổi. Da bé cũng có ít chất béo và độ pH hơn da người lớn, chính những điều này khiến làn da của bé rất mỏng và dễ bị tổn thương. Do vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận trong quá trình chăm sóc da bé, nhất là trong những năm tháng đầu đời nhé.

Các loại da thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc phù hợp

Để chăm sóc da bé yêu đúng cách và hiệu quả, mẹ cần xác định được da bé thuộc loại nào. Các chuyên gia đã chia làn da trẻ sơ sinh thành 4 nhóm thường gặp nhất. Cùng xem đó là những nhóm da nào, đặc điểm và cách chăm sóc phù hợp nhé.

Da thường (mềm mại và mịn màng)

Đặc điểm:

Đa số trẻ sơ sinh đều có làn da mềm mại và mịn màng, vì vậy nên nhóm trẻ có da mềm mịn được xếp vào nhóm da thường. Cha mẹ có thể dễ nhận dạng trẻ có làn da thường qua những đặc điểm sau:

  • Da em bé mềm mại, mịn màng và có độ đàn hồi tốt.
  • Da bé hồng hào, căng mịn.
  • Da bé không có dấu hiệu bị khô, bong vảy và ít khi bị nổi các đốm da đỏ cũng rất ít khi bị kích ứng.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Da thường là loại da khá lý tưởng, mẹ không cần phải quá lo lắng về việc bé dễ gặp các vấn đề rắc rối liên quan đến da. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chăm sóc cẩn thận vì trước 2 tuổi, là da bé còn khá non nớt và nhạy cảm. Để chăm sóc em bé có làn da mềm mại, mịn màng, mẹ làm theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Cách chăm sóc:

  • Cho bé bú đủ sữa, đối với những bé trên 6 tháng tuổi đã có thể uống nước, mẹ nhớ cho bé uống đủ nước mỗi ngày nhé.
  • Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm giàu axit béo omega-6 để củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng da.
  • Chăm sóc da cho bé hàng ngày, tắm và giữ ẩm cho da bé bằng những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, không có mùi quá nồng.

Da khô

Đặc điểm:

Da khô cũng là một trong những loại da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bé có da thuộc nhóm da khô sẽ có những đặc điểm sau:

  • Da bé sờ vào thấy khô ráp, sần sùi.
  • Da bé thường xuyên bong tróc hoặc cào nhẹ vào thấy có lớp vảy trắng.
  • Da thường xuyên xuất hiện những đốm đỏ.
  • Có các vết nứt nhỏ trên da.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Cách chăm sóc:

Khi chăm sóc bé có làn da khô, mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để tăng cường độ ẩm cho da.
  • Cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu vải mềm mại để tránh cọ xát vào da bé gây kích ứng.
  • Mẹ tắm cho bé hàng ngày bằng nước ấm khoảng 36 độ C trong vòng 5-10 phút. Khi tắm xong dùng khăn cotton mềm mại thấm nhẹ nhàng trước khi mặc quần áo.
  • Mẹ có thể bổ sung độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy xông hơi hoặc máy làm ẩm để tránh việc bé mất nước qua da quá nhanh.
  • Cho bé uống đủ sữa/ nước mỗi ngày để da duy trì độ ẩm nhất định.
  • Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra ngoài trời lúc nắng nóng, mẹ nhớ che chắn kỹ và bôi kem chống nắng cho bé.

Da chàm thể tạng

Đặc điểm:

Tình trạng da bị chàm không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Với những bé có làn da bị chàm, mẹ cần chú ý chăm sóc da bé kỹ hơn bởi da bé dễ bị kích ứng hơn so với những em bé khác. Đặc điểm của da chàm như sau:

  • Da bé rất khô ráp.
  • Sờ vào da bé thấy sần sùi và có những vết bong da.
  • Da bé có các vết đỏ, khô và sần sùi xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt hay các vùng da có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, đầu gối) và trên các chi (tay, cổ tay, mắt cá chân).
  • Bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, những bé bị nặng có thể biếng ăn, giấc ngủ trằn trọc.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Cách chăm sóc:

  • Rút ngắn thời gian tắm cho bé (dưới 5 phút), dùng loại sữa tắm dành riêng cho da chàm giúp làm mềm da, giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Giữ ẩm cho da bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm cho bé, điều này vừa giúp cấp ẩm cho da, vừa giúp củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng vào mùa lạnh nếu bé có làn da dễ bị chàm để đảm bảo không khí trong phòng không quá khô dẫn đến bùng phát bệnh chàm.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh tình trạng bé gãi gây trầy xước và tổn thương da.

Da nhạy cảm, dễ kích ứng

Đặc điểm:

Tất cả trẻ sơ sinh đều có làn da mỏng manh, non nớt và dễ bị tổn thương. Trong số đó, một số em bé có làn da nhạy cảm hơn so với những bé khác nhiều lần. Những bé này da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, có thể dị ứng với những yếu tố tiếp xúc như sữa tắm, kem dưỡng da, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng làm da bé bị kích ứng. Những em bé có làn da nhạy cảm dễ bị hăm tã và rôm sảy hơn những bé khác. Vì vậy mẹ cần chăm sóc da bé tỉ mỉ, cẩn thận để tránh nguy cơ dị ứng da bé.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Cách chăm sóc:

  • Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da khác được nghiên cứu kỹ lưỡng với các thành phần từ thiên nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
  • Sử dụng các loại nước giặt, nước xả vải dịu nhẹ, không có mùi quá nồng và không chứa chất tẩy rửa quá mạnh để giặt đồ cho bé.
  • Không nên tắm quá lâu cho bé, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 10 - 15 phút.

Kem dưỡng da Pororo - phù hợp với mọi loại da trẻ sơ sinh

Có thể thấy đặc điểm da trẻ sơ sinh là mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn. Trong đó, mỗi loại da khác nhau lại có cách chăm sóc khác nhau, nhưng điểm chung nhất là đều cần dùng kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm và nuôi dưỡng làn da, tạo lớp bảo vệ da tự nhiên cho bé.

Da em bé bằng bao nhiêu phần da người lớn

Với những em bé sơ sinh, mẹ có thể tham khảo sản phẩm kem dưỡng da Pororo Hàn Quốc. Thành phần của kem dưỡng này hoàn toàn từ thiên nhiên, bao gồm: sữa dê và bơ hạt mỡ lành tính nên phù hợp với mọi loại da, trong đó có cả da thường, da khô, da chàm thể tạng và da nhạy cảm. Vì vậy mẹ có thể yên tâm sử dụng và dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày nhé.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm da trẻ sơ sinh và cách chăm sóc những loại da thường gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết chăm sóc da bé đúng cách, an toàn và hiệu quả hơn nhé.

Chắc hẳn mẹ nào cũng muốn biết tại sao da trẻ sơ sinh thường có màu đỏ phải không nào? Vậy hãy tìm kiếm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé: Tại sao đa số trẻ sơ sinh da màu đỏ?