Đặc điểm của nông nô là gì

Câu hỏi: Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô?

A. Nông dân và nô lệ.

B. Chủ nô Rôma.

C. Nô lệ.

D. Nông dân công xã.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nông dân và nô lệ.

Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là nông dân và nô lệ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nông nô, nông dân, và nô lệ nhé!

1. Giai cấp nông nô là gì ?

Nông nô(tên gốc: Serf) là tình trạng của những ngườinông dânhaytá điềndướichế độ phong kiếnmà địa vị của họ phụ thuộc vào người chủ đất và thân phận giống như một ngườinô lệở cácnông tranghaynông trạithời kỳ đó. Nói một cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nô xuất hiện ởchâu Âuthời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 (điển hình là nướcNga).

Chế độ nông nô bao gồm việc cưỡng bức lao động của nông nô bị ràng buộc về thân thể trên những mảnh đất thuộc sở hữu của một lãnh chúa. Những người nông nô tham gia không chỉ làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp mà còn là thuộc về chủ sở hữu của các hầm, mỏ, rừng và công trình giao thông.

Có thể nói, nông nô là người bị áp bức bóc lột nhất trong chế độ phong kiến, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ, bị phong kiến, địa chủ chiếm đoạt sản vật, ngoài ra còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi phong kiến, địa chủ bán ruộng đất thì bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.

2. Nô lệ là gì?

- Nô lệ:không có bất cứ quyền hành gì, quyền làm người cũng không có, nô lệ được coi như một món hàng để buôn bán.

3. Nông dân là gì?

Nông dânlà những người lao động cư trú ởnông thôn, tham gia sản xuấtnông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằngruộngvườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính làđất đai. Tùy từngquốc gia, từng thời kìlịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nêngiai cấpnông dân, có vị trí, vai trò nhất định trongxã hội.

Nông nô dù làm việc cho lãnh chúa và là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nhưng vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc, nên xét thấy số phận của nông nô có nhiều điểm khác so với nô lệ.

4. Sự khác nhau giữa nông nô, nô lệ và nông dân

- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chắt và lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến, nhận ruộng đất về cày cấy phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Song nông nô vẫn tự sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

- Nô lệ là giai cấp bị trị dưới chế độ chiếm nô, họ bị tước quyền chiếm hữu về tư liệu sản xuất và cả quyền tự do về thân thể. Họ bị xem như con vật biết nói. Nô lệ là lực lượng chính trong xã hội những không có quyền lợi về kinh tế và chính trị.

- Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.