Đặc điểm so sánh là gì

BIỆN PHÁP SO SÁNH Ở TIỂU HỌC

Đăng lúc:Thứ hai - 14/08/2017 18:20- Người đăng bài viết: nguyễn thị thu luyến- Chuyên mục : Đã xem: 167804

Đặc điểm so sánh là gì

Một số kiến thức cơ bản về biện pháp so sánh ở cấp tiểu học.

BIỆN PHÁP SO SÁNH

Siêu trí nhớ học đường

I. Khái niệm.

Biện pháp so sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

II.Tác dụng.

Biện pháo so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.

III. Cấu tạo: Gồm có 2 vế :

- Vế được so sánh và vế để so sánh.

- Giữa 2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như

IV. Dấu hiệu.

- Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,

- Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

V. Các phép so sánh được học ở Tiểu học .

1. So sánh sự vật với sự vật.

Ví dụ:

Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2

( Sự vật được so sánh) ( Sự vật để so sánh)

Hai bàn tay em như Hoa đầu cành

Cánh diều như Dấu á

Hai tai mèo như Hai hình tam giác nhỏ

2. So sánh sự vật với con người.

Ví dụ:

Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2

Trẻ em (con người) như Búp trên cành ( svật)

Ngôi nhà (sự vật) như Trẻ nhỏ ( người )

Bà (người) như Quả ngọt ( svật)

3. So sánh đặc điểm của 2 sự vật.

Ví dụ:

Sự vật 1 Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật 2

Tiếng suối trong như Tiếng hát

Giọt nước cam vàng nMật ong

4. So sánh âm thanh với âm thanh.

Ví dụ:

Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2

Tiếng suối như Tiếng hát xa

Tiếng chim như Tiếng xóc những rổ tiền đồng

5. So sánh hoạt động với hoạt động.

Ví dụ:

Sự vật Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2

Lá cọ xoè như Tay ( vẫy)

Con trâu đen Chân đi như Đập đất

VI. Các kiểu so sánh.

1. So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì.Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối

2. So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn

VII. Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh.

- Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.

- Sự vật đượcso sánh: Trẻ em

Từ so sánh: như

Sự vật để so sánh: búp trên cành.

· Lưu ý: khi dùng từ so sánh là nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh như nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. như có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ là có sắc thái khẳng định.

VD: - Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng (sắc thái giả định )

- Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định )

http://tieuhoc.daytot.vn/thuat-ngu/Lop-4/TU-GHEP-VA-TU-LAY-5.html

http://tieuhoc.daytot.vn/thuat-ngu/Lop-4/TU-DON-VA-TU-PHUC-4.html

Nguồn tin: thtientien.phucu.hungyen.edu.vn


Tweet
Tổng số điểm của bài viết là: 174 trong 51 đánh giá
3.4 - 51 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Ẩn/Hiện ý kiến

Mã an toàn
Đặc điểm so sánh là gì

Những tin mới hơn

  • Hình vuông (06/09/2017)
  • Chu vi hình vuông (06/09/2017)
  • Chu vi hình chữ nhật (06/09/2017)
  • Diện tích hình chữ nhật (06/09/2017)
  • Hình chữ nhật (06/09/2017)
  • Tính giá trị của biểu thức (06/09/2017)
  • BIỆN PHÁP NHÂN HÓA VÀ CÁC HÌNH THỨC NHÂN HÓA (18/08/2017)
  • Gấp một số lên nhiều lần - Giảm đi một số lần (06/09/2017)
  • Tìm số chia (06/09/2017)
  • TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG - TIẾNG VIỆT LỚP 3 (18/08/2017)