Đại học Sư phạm có học bổng không

PGS.TS. Lưu Trang, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm [Đại học Đà Nẵng] cho hay nhằm khuyến khích và thu hút thí sinh giỏi đăng ký xét tuyển, Nhà trường quyết định bổ sung gói học bổng “Hỗ trợ sinh hoạt phí” trị giá 2 tỷ đồng trao cho 600 thí sinh trúng tuyển có kết quả học tập 5 học kì [lớp 10, 11 và học kì 1 lớp 12], hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT [căn cứ theo phương thức xét tuyển của thí sinh] từ cao đến thấp.

Ngoài ra, thí sinh còn có cơ hội nhận các học bổng khác của Trường như: học bổng khuyến khích học tập khoảng 5.000.000đ/học kỳ; học bổng AMA dành riêng cho sinh viên sư phạm trị giá 50.000USD/năm; các khóa học ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật… miễn phí và nhiều học bổng ngoài ngân sách trị giá 2,5 tỷ đồng mỗi năm…

Cùng với chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm của Nhà nước và các nguồn học bổng của Nhà trường, tân sinh viên sư phạm có thể hoàn toàn yên tâm về chi phí học tập trong tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế gia đình.

PGS.TS Lưu Trang cũng thông tin để thực hiện được phương châm “Chuyên nghiệp - Chất lượng - Hiện đại - Hội nhập”, Nhà trường luôn chú trọng đến các chính sách phát triển chiều sâu và bền vững. Một trong những quyết sách đó là đầu tư cho con người, trong đó có sự quan tâm thích đáng đến các hoạt hộng “vì sinh viên”.

Năm nay, ngoài những chính sách hỗ trợ sinh viên tài năng, cũng như sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, Trường đặc biệt hỗ trợ thí sinh đăng ký vào học các ngành Sư phạm, nhất là học các ngành đang thiếu giáo viên và những ngành đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhà trường cũng đã xúc tiến hợp tác với nhiều doanh nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông để giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sinh viên chỉ cần học tập, rèn luyện và trau dồi kỹ năng thật tốt, chắc chắn cơ hội nghệ nghiệp sẽ rộng mở.

Về vấn đề trên, ông Phạm Anh Giang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường ĐH Hồng Đức, xác nhận phản ánh của sinh viên [SV] là có.

Ông Giang lý giải: Theo thông tư Liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định [NĐ] 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Nhiều sinh viên ngành Sư phạm của Trường ĐH Hồng Đức không được nhận học bổng.

Đồng thời, NĐ 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 49/2010/NĐ-CP, thì "HS, SV Sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước, được ngân sách nhà nước cấp bù học phí”.

Tuy nhiên, theo Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 30/3/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ 86/2015/NĐ- CP ngày 2/10/2016 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020-2021 thì HS, SV Sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước không được ngân sách cấp bù học phí.

Như vậy, theo quy định trên thì SV Sư phạm là đối tượng không phải đóng học phí, nên không được cấp bù học phí [tức không được cấp học bổng].

Cũng theo giải thích của ông Giang, quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 2% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập.

Đối với các trường Sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% nguồn ngân sách nhà nước cấp bù học phí. Vì vậy, các SV Sư phạm thuộc đối tượng không phải đóng học phí, nên nhà trường không có nguồn để cấp học bổng cho SV Sư phạm.

Trước vấn đề trên, Trường ĐH Hồng Đức đã có văn bản kiến nghị Sở Tài chính và UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, có cơ chế giúp các em SV Sư phạm đỡ thiệt thòi. Sau khi nhận được đề nghị của Trường ĐH Hồng Đức, Sở Tài chính Thanh Hóa đã có văn bản đề xuất lên Bộ Tài chính về vấn đề trên.

Ngày 1/9/2017, Bộ Tài chính có công văn trả lời, trong đó nêu: Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học để bù đắp chi phí đào tạo; HS, SV Sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội...

Bộ Tài chính đã có công văn trả lời và hướng dẫn về vướng mắc của địa phương khi thực hiện chế độ học phí.

Cũng theo Bộ Tài chính: Đối tượng không phải đóng học phí là HS, SV Sư phạm hệ chính quy đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước.

Theo các quy định trên thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có HS, SV Sư phạm hệ chính quy đang học, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước, không được ngân sách cấp bù học phí [do đối tượng này không phải đóng học phí].

Đối với các cơ sở đào tạo có đối tượng không phải đóng học phí, căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của các trường và số lượng đối tượng không phải đóng học phí, các Bộ, ngành, địa phương xác định cụ thể nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ này và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước [NSNN] hàng năm theo phân cấp NSNN hiện hành. 

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Sở Tài chính Thanh Hóa căn cứ quy định tại NĐ 86, Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn và các Thông tư về xây dựng dự toán NSNN hàng năm để đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định cấp học bổng cho sinh viên ngành Sư phạm của trường ĐH Hồng Đức từ học kỳ II năm học 2017-2018.

Sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét để cấp học bổng cho SV Sư phạm không phải đóng học phí được nhận học bổng. Do đó, từ học kỳ II của năm học 2017- 2018, SV Sư phạm đã được tỉnh Thanh Hóa cấp học bổng.

“Vấn đề các em SV Sư phạm năm học 2016-2017 phản ánh, nhà trường cũng đã mời SV về để tổ chức đối thoại. Tuy nhiên, có thể một số em chưa hiểu rõ khi nhà trường giải thích”, ông Giang cho biết thêm.

Duy Tuyên

Nhắc đến du học ngành sư phạm nhiều người thường cho rằng đây là ngành nghề không có tương lai vì mức lương bèo bọt, cơ hội thăng tiến thấp. Tuy nhiên, so với nhiều năm về trước ngành giáo dục nay đã đổi khác, cơ hội nghề nghiệp của lĩnh vực này đang tăng dần và rất tiềm năng trong tương lai. Hãy cùng với ThinkEdu tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Giới thiệu về ngành sư phạm 

Sư phạm là ngành nghề rất quen thuộc đối với mọi người, vừa là ngành khoa học vừa là nghệ thuật của giáo dục. Công việc chính của nghề sư phạm liên quan đến việc truyền tải và tiếp thu kiến thức giữa giáo viên với học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn có trách nhiệm khơi dậy những tiềm năng của học sinh, đồng thời trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 

Vì sao nên du học ngành sư phạm? 

Có nhiều ý kiến cho rằng ngành sư phạm dễ học, không phức tạp như du học ngành dược, công nghệ thông tin…. Đây thực sự là quan điểm sai lầm, vì sư phạm giáo dục sẽ là nhân tố chính quyết định đến sự phát triển của thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, sinh viên ngành này cần phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để có thể đảm nhận trọng trách giảng dạy cho học sinh sau này. 

Tuy nhiên, các chương trình đào tạo ngành sư phạm chính quy tại nước ta hiện đang có nhiều vấn đề bất cập. Chương trình giảng dạy theo lối mòn không còn phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại của thế giới, sinh viên ít được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khai phá tiềm năng của học sinh…. 

Do đó, đi du học ngành sư phạm tại những quốc gia có nền giáo dục phát triển, tiếp cận với những phương pháp và tư duy mới sẽ giúp du học sinh có cái nhìn khác về giáo dục, đồng thời hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng của bản thân. Từ đó, du học sinh sẽ có nền tảng kiến thức vững chắc để phát triển lâu dài trong sự nghiệp giáo dục. 

Tố chất để du học ngành sư phạm 

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành giáo viên nếu có đủ bằng cấp cần thiết, nhưng để có thể trở thành giáo viên giỏi thì cần phải có những tố chất sau: 

  • Yêu nghề dạy trẻ. 
  • Kiên nhẫn đối với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. 
  • Có khả năng kiềm chế cảm xúc cá nhân tốt. 
  • Kỹ năng truyền tải kiến thức, thông tin tốt. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt. 

Ngành sư phạm học xong làm gì? 

Cử nhân ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc gồm: 

  • Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến tiểu học. 
  • Làm việc tại các cơ quan, tổ chức giáo dục. 
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương. 

Học sư phạm nên du học nước nào? 

Mỹ 

Du học Mỹ ngành sư phạm là đích đến của nhiều bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này. Xứ sở cờ hoa là quốc gia sở hữu nền giáo dục phát triển hàng đầu toàn cầu, cùng với đó là rất nhiều trường đại học lâu đời và được xếp hạng tốt nhất thế giới. Sinh viên quốc tế học tập tại đây sẽ được trải nghiệm nền giáo dục hiện đại và phát triển hàng đầu. Từ đó có được những kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy quý báu cho sự nghiệp sau này. 

Một số trường đào tạo chất lượng tại Mỹ bạn có thể tham khảo như: 

  • University of Washington: học phí trung bình 39.114 USD/năm
  • University of Houston: học phí trung bình 25.831 USD/năm

Úc 

Ngành sư phạm nằm trong danh sách các ngành nghề thiếu hụt nhân lực trầm trọng, và được ưu tiên trong thủ tục di cư General Skilled Migration [GSM] của chính phủ Úc. Do đó, du học Úc đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của sinh viên quốc tế. 

Bạn có thể tìm hiểu một số trường đại học hàng đầu của xứ sở chuột túi như: 

  • James Cook University: học phí trung bình 33.890 AUD/năm
  • Federation University Australia: học phí trung bình 25.940 AUD/năm

Anh 

Sở hữu nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới nên du học Anh ngành sư phạm cũng thu hút được rất nhiều du học sinh. Bạn có thể tham khảo một số trường đào tạo chất lượng tại Anh như: 

  • Leeds Beckett University: học phí trung bình 13.980 EUR/năm
  • UWE Bristol: học phí trung bình 13.650 EUR/năm

Singapore 

Quốc đảo sư tử đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên khi liên tục đạt được kết quả cao nhất trong các trương trình đánh giá học tập như TIMSS, PISA vào năm 2016. Vì thế, du học ngành sư phạm tại Singapore sẽ mang đến cơ hội học tập và làm việc rộng mở trong tương lai. 

Du học Singapore ngành sư phạm bạn nên chọn các trường như: 

  • Nanyang Technological University: học phí trung bình 74.250 SGD
  • James Cook University Singapore: học phí trung bình 58.208 SGD

Du học ngành sư phạm có dễ định cư không? 

Những năm gần đây, không chỉ tại Việt Nam mà tỷ lệ các bạn trẻ theo học ngành sư phạm trên thế giới ngày càng giảm. Điều này dẫn đến thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ nào ở ngành nghề này. Do đó, sinh viên quốc tế đi du học ngành sư phạm được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi về việc làm và định cư. Vậy nên, bạn hoàn toàn không phải lo lắng sẽ gặp khó khăn khi làm thủ tục xin visa định cư. 

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên tin chắc rằng đã giúp bạn hiểu rõ về cơ hội khi đi du học ngành sư phạm. Để được tư vấn chi tiết hơn về việc chọn trường, tìm hiểu học bổng du học… hãy liên hệ với ThinkEdu theo số hotline: 0909 668 772 để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc. 

Đánh giá cho bài viết này

Video liên quan

Chủ Đề