Đại học sư phạm thay đổi cách tíbh điểm năm 2022

Đánh giá điểm học phần

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:

Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến [thi trực tuyến], khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học [Ảnh minh họa]

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Trên đây là một số quy định về cách tính điểm và xếp loại học lực đại học. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

kết quả học tập của học sinh từng kỳ và cả năm học được đánh giá theo 4 mức gồm: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt - Ảnh minh họa
Những năm tiếp theo, Thông tư áp dụng theo lộ trình: Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7, lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8, lớp 11; từ năm học 2024-2025 áp dụng đối với lớp 9, lớp 12.

Thông tư nêu rõ 2 hình thức đánh giá các môn học gồm: Đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số.

Đánh giá bằng nhận xét áp dụng đối với các môn học: Giáo dục thể chất, nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật, nội dung giáo dục của địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập sẽ được đánh giá bằng nhận xét theo 2 mức là Đạt và Chưa đạt.

Những môn học còn lại sẽ được đánh giá kết hợp giữa nhận xét và điểm số. Kết quả học tập sẽ được cho điểm bằng thang điểm 10.

Đánh giá bằng hình thức nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Học sinh có thể dùng lời nói hoặc viết để tự nhận xét về học tập, rèn luyện và sự tiến bộ, hạn chế của cá nhân.

Đánh giá bằng điểm số, giáo viên dùng điểm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các môn học. Đặc biệt, đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên cho điểm, nhận xét thông qua hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Mỗi môn học, mỗi học sinh được đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra để ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số, chọn số điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi kỳ cụ thể như sau: Môn học 35 tiết/năm học đánh giá 2 lần; môn học có trên 35 tiết-70 tiết/năm học đánh giá 3 lần; môn học trên 70 tiết/năm đánh giá 4 lần.

Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn

Một điểm mới nữa là Thông tư bỏ việc cộng điểm trung bình tất cả các môn học để xếp loại học sinh, thay vào đó học sinh sẽ được giữ nguyên bảng điểm các môn. Thông tư mới cũng quy định, kết quả học tập của học sinh từng kỳ và cả năm học được đánh giá theo 4 mức gồm: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Mức tốt: Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá Đạt. Tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét và điểm số thì có điểm từ 6.5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt 8.0 trở lên. 

Mức Khá là tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt; điểm số các môn 5.0 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình đạt 6.5 trở lên.

Mức Đạt có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt, ít nhất 6 môn có điểm từ 5.0 trở lên; không có môn học nào dưới 3.5 điểm.

Mức Chưa đạt là các trường hợp còn lại.

Về khen thưởng cuối năm học, Thông tư quy định, cuối năm học, hiệu trưởng khen tặng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với học sinh có kết quả rèn luyện năm học được đánh giá ở mức Tốt; kết quả học tập cả năm được đánh giá ở mức Tốt và có ít nhất 6 môn học đạt 9.0 điểm trở lên.

Khen “Học sinh giỏi” cho học sinh có kết quả học tập cả năm đánh giá mức Tốt; Khen học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học; Khen học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường đề nghị cấp trên khen thưởng.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 5/9/2021.

Lan Phương


Thí sinh có nhiều cơ hội tham gia thi đánh giá năng lực

Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022là các trường đại họcmở rộng phương thức tuyển sinh, tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh. Theo đó, các kỳ thi đánh giá năng lựccủa ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Hà Nội được nhiều khối trường đăng ký sử dụng kết quả bài thi như một trong số các phương thức để xét tuyển năm học 2022.

Các bài thi đánh giá các năng lực cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Kỳ thi đánh giá năng lựccủa ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thành 2 đợt và thí sinh chỉ cần làm 1 bài thi duy nhất. Đợt 1 dự kiến vào ngày 27-3-2022 và đợt 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7-2022. Từ năm 2022, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh cả nước tham gia.

Thi sính dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hà Thu

Còn Đại học Quốc gia Hà Nội kỳ thi đánh giá năng lựctrong mùa tuyển sinh đại học năm 2022 vẫn trong quá trình chuẩn bị. Dự kiến năm 2022 sẽ bố chính thức và theo diễn biến của dịch bệnh. Thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để tham gia thi đánh giá năng lực nếu đảm bảo yêu cầu dịch tễ. Hiện đã có 30 trường ĐG sử dụng kết quả này. Cụ thể, các trường thành viên, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Cục nhà Nhà trường [Bộ Quốc phòng]; các trường thành viên, khoa thuộc Đại học Huế; các trường, khoa thuộc Đại học Thái Nguyên;

Các trường đại học: Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, Thương Mại, Vinh, Công nghệ Giao thông vận tải, Tài Nguyên Môi trường, Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp; Tân Trào; Phenikaa, Hồng Đức, Học viện Toà án, Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Lao động - Xã hội, Sư phạm Hà Nội 2, Thủ đô, Hùng Vương, Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Học viện Ngân hàng, Nông - Lâm Bắc Giang, Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Công nghiệp Việt Trì, Điện lực.

Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Trường tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy có yếu tố phân loại cao hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm 3 phần: phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu [120 phút]; phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh [90 phút]; phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh [60 phút] hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Kỳ thi sẽ tổ chức thi thử vào 2 đợt. Hiện đã có 8 trường ĐH đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 để xét tuyển.

Giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Cùng với việc sử dụng kết quả các kỳ thi riêng để xét tuyển ĐH, chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển của nhiều trường cũng thay đổi. Các trường tốp đầu có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT so với năm 2021.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường tuyển sinh bằng 3 phương án và thay đổi đáng kể về chỉ tiêu. Trường dành 10 – 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 – 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 – 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.

Tương tự, Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ duy trì 4 phương thức tuyển sinh. Trường dành 40 - 50% chỉ tiêu xét tuyển bằng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ THPT là 20 - 30% chỉ tiêu, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế chiếm 1 - 2% chỉ tiêu và xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp là 5 - 10%.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội dự kiến dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm 2022, Trường Đại học Thăng Long dự kiến tuyển 30-50% trong tổng 3.230 chỉ tiêu bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.

Bổ sung phương thức xét tuyển

Nhằm đa dạng nguồn tuyển và cơ hội cho thí sinh, nhiều trường thông báo sẽ bổ sung thêm phương thức xét tuyển. Cụ thể, năm 2022 Trường Đại học Thủy lợi dự kiến sẽ áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh dựa theo 4 phương thức là xét tuyển thẳng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ngoài 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp, trường có thêm phương thức xét tuyển khác, đó là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội chủ trì tổ chức.

Ngoài các trường ĐH phía Bắc, nhiều trường ĐH phía Nam cũng công bố phương án tuyển sinh 2022. Có thể thấy, phương thức tuyển sinh năm nay phong phú hơn năm trước khi nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy trong xét tuyển. Tuy vậy, phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được lựa chọn và coi là chủ đạo trong mùa tuyển sinh 2022 bởi chỉ tiêu dành cho phương thức này ở nhiều trường vẫn chiếm tỷ lệ từ 50-70%.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2021. Các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương theo khung thời gian tổ chức thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian tổ chức Kỳ thi tại các tỉnh có thể được xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; không bao gồm các nội dung được tinh giản đi nhằm phục vụ dạy và học ứng phó dịch Covid-19 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh.

KHÁNH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề