Đại lý doanh nghiệp là gì trong luật du lịch năm 2024

Sau đại dịch COVID, xu thế du lịch phát triển, nhu cầu đi ra các địa điểm nghỉ dưỡng ngày một tăng. Vì thế mà cho ra đời nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến kinh doanh đại lý lữ hành đã góp một phần phát triển kinh tế đất nước. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kinh doanh đại lý lữ hành cùng NPLaw.

I. Thực trạng kinh doanh đại lý lữ hành

1.1. Thuận lợi

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hội nhập thế giới. Nhất là sau bối cảnh đại dịch Covid, nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ dưỡng của người dân ngày một cao. Trong đó, Việt Nam là một nước ven biển, có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên dồi dào phong phú để phát triển du lịch. Nước ta nhiều khu du lịch nổi tiếng trên cả nước như: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Cát Bà, Thác Bản Giốc… Những điều đó hình thành nên sự thuận lợi của nền du lịch Việt Nam.

1.2. Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi thì việc kinh doanh đại lý lữ hành cũng gặp không ít khó khăn. Ví dụ như nguồn tài nguyên không đủ để khai thác, nhiều đại lý lữ hành cạnh tranh với nhau hay cơ sở vật chất phục vụ khách hàng không được đầy đủ. Do vậy, khi tổ chức hoặc cá nhân muốn kinh doanh đại lý lữ hành cần tìm ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa để việc kinh doanh trở nên dễ dàng, thu hút lượng lớn khách du lịch hơn.

II. Kinh doanh đại lý lữ hành là gì

Kinh doanh đại lý lữ hành được định nghĩa tại

Cụ thể là:

“Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.”

III. Điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành theo pháp luật Việt Nam

Điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành căn cứ theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 Luật Du lịch 2017.

  • Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh đại lý lữ hành cần phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý [ trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành].

IV. Một số lưu ý khi tiến hành kinh doanh đại lý lữ hành

4.1. Kinh doanh đại lý lữ hành có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hay không?

Kinh doanh đại lý lữ hành không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Ta hiểu kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng [Khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017]. Ở đây, bao gồm cả cá nhân và tổ chức bán chương trình du lịch cho khách hàng để nhận hoa hồng. Chỉ có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mới phải thành lập doanh nghiệp còn đại lý thì không cần.

4.2. Kinh doanh đại lý lữ hành có cần giấy phép hoạt động từ cơ quan chức năng hay không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

.jpg]

Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành cần có giấy phép hoạt động từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Như vậy khi kinh doanh đại lý lữ hành có cần giấy phép hoạt động từ cơ quan chức năng và cần có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

V. Giải đáp một số thắc mắc về kinh doanh đại lý lữ hành

- Cá nhân muốn kinh doanh đại lý lữ hành có cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Cá nhân muốn kinh doanh đại lý lữ hành cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành [Khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017].

- Tổ chức không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì bị phạt thế nào?

Căn cứ khoản 7, khoản 10 Điều 8 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành như sau:

“Vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành

...

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

...

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5, các khoản 7, 8 và 9 Điều này.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.

.jpg]

Xử phạt theo pháp luật nếu tổ chức không đăng ký kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo quy định trên, tổ chức không đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Đại lý lữ hành có bắt buộc phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

Theo quy định này, đại lý lữ hành bắt buộc phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khi hoạt động trong lĩnh vực này.

- Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết bởi ai?

Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành [Khoản 3 Điều 40 Luật Du lịch 2017].

- Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết thì đại lý lữ hành có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Đại lý lữ hành treo biển đại lý lữ hành ở vị trí khó nhận biết tại trụ sở đại lý thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, và từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức [Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP].

VI. Dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh doanh đại lý lữ hành

Trên đây là bài viết tìm hiểu kinh doanh đại lý lữ hành cùng NPLaw. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này hãy liên hệ với NPLaw để được tư vấn.

Chủ Đề