Đánh giá ăn vóc học hay có nghĩa là gì

Như bạn đã biết kho tàng tục ngữ của người Việt Nam rất đặc sắc và đa dạng. Những câu tục ngữ này đều là những bài học, kinh nghiệm được các bậc tiền nhân đúc kết và truyền dạy lại cho con cháu đời sau. Trong số đó, “ăn vóc học hay” được xem là một câu tục ngữ hay nói về con người và là lời gửi gắm của thế hệ trước đến lớp trẻ ngày sau.

1. Ăn vóc học hay là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chuyện “ăn” và chuyện “học” luôn được xem là những điều quan trọng. Cũng chính vì muốn nhắc nhở con cháu quan tâm đến việc phát triển thể chất và năng lực bản thân mà cha ông ta đã có câu “ăn vóc học hay” để khuyên răng lớp trẻ.

“Ăn vóc học hay” chính là một quan niệm sống

Có thể nói “ăn vóc học hay” chính là một quan niệm sống mà các bậc cha mẹ muốn con mình đạt được trong cuộc sống. Cha mẹ mỗi ngày đều làm lụng rất vất vả kiếm tiền cũng chỉ mong con cái của mình có được một cuộc sống tốt hơn. Và tiền của cha mẹ được sử dụng với mục đích chính là để con cái được ăn học, khỏe mạnh, khôn lớn và thành tài.

Xem thêm: Những câu tục ngữ đề cao việc học tập 

2. Ăn vóc học hay khuyên chúng ta điều gì?

Là một câu thành ngữ quen thuộc và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc câu thành ngữ “ăn vóc học hay” được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày ở hiện tại. Thế nhưng, để hiểu được bài học ẩn chứa đằng sau, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từng cụm từ có trong câu thành ngữ.

2.1 “Ăn vóc” được hiểu như thế nào?

Mặc dù trong dân gian từ “vóc” được xem là một danh từ và hiểu theo nghĩa là vóc dáng hay thân thể nhưng “Ăn vóc” trong câu “ăn vóc học hay” lại được xem là một tính từ để tương xứng câu. Vì nếu “vóc” trong câu này chỉ vóc dáng [danh từ] thì nó sẽ không tương xứng với tính từ hay.

“Ăn vóc” trong câu “ăn vóc học hay” là một tính từ

Theo bách khoa toàn thư thì từ “vóc” trong câu thành ngữ “ăn vóc học hay” là một từ cổ và ý nghĩa của từ “vóc” cổ trong câu chính là thơm ngon [tính từ tương xứng với câu]. Từ đó ta có thể hiểu “Ăn vóc” chính là ăn ngon, ăn khỏe, là người có cơ thể khỏe mạnh. 

Cha ông chúng ta luôn mong con cháu có khỏe mạnh vì họ quan niệm sức khỏe còn quý trọng hơn cả tiền bạc. Muốn làm bất cứ điều gì cùng phải có đủ sức khỏe và sự dẻo dai. Trái lại nếu có thể chúng ta quá yếu ớt thì sẽ không thể làm được việc gì.

Cùng ý nghĩ đó mà ông bà, bố mẹ chúng ta không bao giờ tiếc tiền của vào việc việc ăn uống hàng ngày và chữa bệnh cho con trẻ. Chúng ta vẫn nói “ một mặt người bằng mười mặt của”, đúng vậy, có sức khỏe chính là có tất cả, còn sức khỏe là còn có thể học, có thể làm. Sức khỏe chúng là tiền đề để con người có thể hoạt động và tiếp thu được tri thức của cuộc sống.

Xem thêm: Trọng nghĩa khinh tài: Câu thành ngữ thể hiện sự xem trọng đạo nghĩa hơn là chú ý đến tiền tài

2.2 “Học hay” có phải là học nhanh, học giỏi?

“Học hay” trong câu tục ngữ “ăn vóc học hay” được dùng để nói đến việc tiếp thu những điều hay lẽ phải. Mỗi người chúng ta không chỉ học ở nhà, học ở trường mà còn học cả ở ngoài xã hội. 

“Học hay” dùng để nói đến việc tiếp thu những điều hay lẽ phải

Không giống với việc học ở nhà, ở trường có người dẫn dắt để bạn tiếp cận với cái đẹp, đạo đức và kiến thức cuộc sống. Nhưng khi ra ngoài xã hội chúng ta sẽ gặp rất nhiều việc mà trong đó tốt, xấu luôn tồn tại và đan xen với nhau. Lúc này mỗi người chúng ta cần phải tự trang bị cho bản thân thật nhiều kiến thức để phân biệt tốt xấu, để chọn lọc những điều hay và lên án những cái xấu.

Muốn đi nhiều, muốn học thật nhiều thì chúng ta cần phải có sức khỏe tốt, từ đó có thể thấy mối quan hệ của việc ăn và học là rất khăng khít. Muốn phát triển trí tuệ một cách tốt nhất thì nhất định không được bỏ qua việc rèn luyện và nâng cao thể chất. 

Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến việc ăn mà lơ là việc học thì cũng sẽ trở nên vô dụng. Ngược lại nếu chỉ lo học mà bỏ bê, không quan tâm đến sức khỏe thì bản thân bạn cũng chẳng có cơ hội để vận dụng được những cái đã học vào cuộc sống và công việc.

Như vậy, ý nghĩa câu thành ngữ “ăn vóc học hay” dùng để nói về những người học trò mà cái sự học xứng đáng với cái sự ăn, nghĩa là học tập chăm chỉ, ôn luyện miệt mài để xứng đáng với sự nuôi nấng chu đáo của cha mẹ. Từ xưa đến nay, việc ăn và việc học luôn đi đôi song hành với nhau, tuy nhiên cũng chúng ta cũng nên chú trọng đến việc cân bằng giữa việc ăn và việc học của mình.

Xem thêm: Có chí làm quan có gan làm giàu - câu tục ngữ thể hiện ý chí mạnh mẽ, quyết tâm trong mọi việc

3. Những câu ca dao, tục ngữ hay nhất về sức khỏe tương tự câu 'ăn vóc học hay'

Sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sức khỏe được xem là một tài sản vô giá mà ai cũng cần phải lưu tâm. Cùng nhau xem qua những câu nói hay về sức khỏe dưới đây nhé.

  1. Sức khỏe là vàng
  2. Từ gót chí đầu đau đâu khốn đấy
  3. Ăn được ngủ được là tiên
  4. Ăn theo buổi, ngủ theo giờ
  5. Ấy là sức khỏe, không ngờ cho thân.​
  6. Chẳng ốm chẳng đau làm giàu mấy chốc
  7. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
  8. Không vẻ đẹp nào đẹp bằng sự cuồn cuộn của cơ bắp
  9. To vòng bụng, ngắn vòng đời
  10. Yếu như sên
  11. Sức dài vai rộng
  12. Đói ăn rau, đau uống thuốc
  13. Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ
  14. Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng
  15. Nhiều tiền hoàng cầm hoàng kỳ, ít tiền trần bì chỉ xác
  16. Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất.​

4. Top những câu nói hay về việc học

Thông qua câu “ăn vóc học hay” ta có thể thấy song song với sức khỏe, việc học cũng chiếm phần quan trọng không kém trong đời sống. Ai cũng phải học, học giúp chúng ta có được kiến thức, có phẩm chất tốt, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội. Bạn hãy xem thêm những câu nói hay dưới đây để có thêm động lực trong việc học nhé.

 
  1. Trường học có khả năng hô biến người thắng và người bại, nhưng cuộc sống thì không . [Bill Gates].
  2. Thiên tài không là gì khác biệt người thường ngoài sự kiên trì và nhẫn nại. [George-Louis Buffon].
  3. Nhà trường cho ta chiếc chìa khóa của tri thức, học tập trong cuộc sống chính là công việc cả đời. [Bill Gates].
  4. Những gì chúng ta biết trong ngày hôm nay ngày hôm sau sẽ lỗi thời. Nếu ngừng học tập thì chúng ta sẽ ngừng phát triển. [Dorothy Billington].
  5. Giáo dục là vũ khí mạnh nhất nó có thể thay đổi cả thế giới này. [N.Mandela].
  6. Đừng xấu hổ khi bạn không biết, ta chỉ xấu hổ khi không học.
  7. Không có giới hạn quy trình học, cách học. Khi con người có được hứng thú để tìm những con đường mới để kết cấu nền tri thức, họ sẽ không sợ bị buồn chán. [Robert Theobald].
  8. Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Thế mới gọi là biết. [Khổng Tử].
  9. Người thầy trong học vấn giống như một ngọn lửa. Nếu tới quá gần sẽ bị thiêu cháy. Nếu bạn quá xa sẽ không thấy đủ ấm. Bạn nên tiếp cận một cách vừa phải. [Tục ngữ Tây Tạng].
  10. Điều ta biết như một giọt nước. Điều ta không biết thì mênh mông như cả đại dương. [Einstein].
  11. Hãy nên nhớ rằng : học tập thực sự hiệu quả khi nó thực sự vui thích. [Perter Kline].
  12. Sự ngu dốt không đáng xấu hổ bằng việc không chịu học hỏi. [Benjamin Franklin].
  13. Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có được giấc mơ của mình khi mọi người chỉ ao ước. [William Arthur Ward].
  14. Người học trò luôn bắt đầu bằng cách tìm ra khiếm khuyết, còn nhà học giả thấy ưu điểm trong mọi thứ. [Hegel]

Xem thêm: Trong cuộc sống đừng để ‘Cái khó bó cái khôn’

“Ăn vóc học hay” là một câu nói hay để chúng ta ý thức được việc giữ cân bằng giữa việc ăn và việc học. Bên cạnh đó, nó cũng phê phán những người chỉ biết hưởng thụ lười nhác, ngại khó và không có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Chủ Đề