Đánh giá bộ giáo án thcs

Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học [theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3]; trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy [theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4] để tổ chức dạy học.

Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

[Theo Mục II.3 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020]

3. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kì theo Công văn 5512

* Đối với bài kiểm tra

Các tổ chuyên môn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì của các môn học ở từng khối lớp với ngân hàng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo 4 mức độ yêu cầu như sau:

- Nhận biết: Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhận ra, nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

- Thông hiểu: Các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

- Vận dụng: Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học.

- Vận dụng cao: Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học.

* Đối với bài thực hành, dự án học tập

Các tổ chuyên môn xây dựng các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập để kiểm tra, đánh giá định kì môn học ở từng khối lớp; các bài kiểm tra thực hành, dự án học tập phải nêu rõ các tiêu chí cụ thể để đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.

* Tổng hợp nhận xét, đánh giá cuối học kì và cả năm học

Khuyến khích giáo viên hướng dẫn và giao cho học sinh viết tự nhận xét về ưu điểm, hạn chế, sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện đối với từng môn học cuối mỗi học kì; căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và định kì, giáo viên tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá để học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa và gửi cho cha mẹ học sinh.

Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Tổng hợp nhận xét cuối mỗi học kì và cả năm học được thông báo cho từng học sinh và ghi vào Học bạ học sinh.

[Theo Mục II.4 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường tiểu học, THCS và THPT với nhiều điểm thay đổi quan trọng trong hoạt động giáo dục các cấp học. Dưới đây là những điểm mới về các loại sổ của giáo viên từ ngày 20/10/2020.

Những điểm mới về sổ của giáo viên từ ngày 20/10/2020 [Ảnh minh họa]

Đối với sổ của giáo viên tiểu học

Stt

Trước ngày 20/10/2020

[Điều 30 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường tiểu học]

Từ ngày 20/10/2020 trở đi

[Điều 21 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường tiểu học]

1

Giáo án [bài soạn]

Kế hoạch bài dạy

2

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh

3

Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp]

Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên chủ nhiệm]

4

Sổ công tác Đội [đối với Tổng phụ trách Đội]

Sổ công tác Đội [đối với Tổng phụ trách Đội]

Theo đó, từ ngày 20/10/2020, Giáo án của giáo viên tiểu học sẽ được thay bằng Kế hoạch bài dạy. Sự thay đổi này phù hợp với quyền được tự chủ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục. Tên mới cho loại sổ này còn thể hiện được sự chủ động và sáng tạo của giáo viên, linh hoạt trong phương pháp cũng như nội dung dung bài dạy của mình cho phù hợp với học sinh hơn trước đây.

Đồng thời, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ của giáo viên sẽ có thêm chức năng theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh từ ngày 20/10/2020. Nội dung của theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh thường bao gồm một số nội dung như:

  • Thông tin tên cá nhân học sinh;
  • Số lần phát biểu;
  • Số điểm từng bài kiểm tra;
  • Điểm tổng kết học tập;
  • Nhận xét và đánh giá học sinh tích cực hay chưa tích cực;
  • Ưu điểm và hạn chế để rút kinh nghiệm cho các em học sinh;…

Theo đó, hiện nay giáo viên phải dùng một cuốn sổ riêng để ghi chép lại quá trình theo dõi đánh giá học sinh cho cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, từ ngày 20/10/2020, giáo viên sẽ lưu các nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay tại sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng và kịp thời lưu giữ thông tin đánh giá học sinh mà còn giúp giảm tải hồ sơ sổ sách cho giáo viên từ năm học 2020 – 2021.

Đặc biệt, theo quy định mới, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy. Đây là quy định mới hoàn toàn giúp giáo viên có thể lưu hồ sơ một cách nhanh chóng, bảo đảm độ chính xác cao và tránh việc mất hồ sơ dữ liệu. Quy định này phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ điện tử để lưu giữ hồ sơ thay vì hồ sơ giấy như truyền thống, điều này tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong việc lưu giữ thông tin trong thời gian dài và hạn chế rủi ro tối đa nhất.

Đối với sổ của giáo viên THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học

Stt

Trước ngày 20/10/2020

[Điều 27 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học]

Từ ngày 20/10/2020 trở đi

[Điều 21 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học]

1

Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp

Kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học]

2

Giáo án [bài soạn]

Kế hoạch bài dạy [giáo án]

3

Sổ điểm cá nhân

Sổ theo dõi và đánh giá học sinh

4

Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp]

Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp]

Theo đó, từ ngày 20/10/2020, sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp của giáo viên THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học sẽ được thay bằng Kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học]. Sự thay đổi này tạo điều kiện cho giáo viên được chủ động trong việc trực tiếp lên kế hoạch, lộ trình giáo dục của mình trong từng năm học. Giáo viên được quyền tự chủ và linh động trong kế hoạch giáo dục được lập ra cùng với sự hỗ trợ chuyên môn của nhà trường điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Đối với Giáo án [bài soạn] sẽ được thay bằng Kế hoạch bài dạy [giáo án]. Thay đổi này có hiệu quả tương tự đối với cấp tiểu học.

Đặc biệt, từ ngày 20/10/2020, sổ điểm cá nhân sẽ được thay bằng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Theo đó, giáo viên THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học sẽ không chỉ lưu trữ điểm số, mà còn lưu trữ toàn bộ thông tin theo dõi, đánh giá quá trình học tập. Giáo viên cũng sẽ nhận xét, đánh giá toàn diện kết quả học tập cũng như sự tiến bộ cho học sinh tại sổ này. Đây là quy định phù hợp với thực trạng hiện nay, giúp giáo viên dễ dàng trong việc quản lý và theo dõi sự phát triển toàn diện cho học sinh.

Ngoài ra, từ ngày 20/10/2020, các hồ sơ dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạ và việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề