Đánh giá cổ phiếu vcs năm 2023 năm 2024

CTCP Vicostone [HNX: VCS] vừa thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt, ngày giao dịch không hưởng quyền là 01/12/2023.

Tỷ lệ thực hiện là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp sẽ nhận được 2,000 đồng. Với gần 160 triệu cp đang lưu hành, ước tính Vicostone cần chi 320 tỷ đồng để trả cho đợt cổ tức này. Ngày thanh toán dự kiến vào 14/12/2023.

Trước đó, vào tháng 06/2023, VCS đã chi 320 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1/2023. Ứớc tính, VCS cần chi khoảng 640 tỷ đồng cho 2 đợt tạm ứng cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ là 40%.

Tính đến cuối quý 3/2023, CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A [công ty mẹ của VCS] đang sở hữu 84.15% vốn tại đây. Như vậy, trong đợt tạm ứng cổ tức này, Phượng Hoàng Xanh A&A sẽ được nhận hơn 269 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý 3 giảm nhẹ

Kết thúc quý 3/2023, VCS ghi nhận doanh thu thuần gần 1,029 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ; lãi ròng gần 195 tỷ đồng, giảm nhẹ 3%. Sau 9 tháng, lãi ròng VCS gần 610 tỷ đồng, giảm 35%. Với kết quả này, VCS mới thực hiện được 54% chỉ tiêu lãi trước thuế năm.

Doanh thu thuần và lãi ròng của VCS từ quý 1/2021 - quý 3/2023

Mặc dù thị trường chưa hồi phục nhưng Vicostone vẫn tăng thêm 70 nhân sự, từ 779 nhân viên cuối năm 2022 lên 849 người tính đến cuối quý 3.

Dù doanh thu quý IV/2023 của VCS chỉ bằng 94,03% so với cùng kì năm 2022, nhưng lợi nhuận trước thuế ghi nhận mức tăng 8,0% và lợi nhuận sau thuế tăng 14,53% so với cùng kì năm 2022.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của Vicostone lần lượt đạt 4.353,86 tỷ đồng và 999,44 tỷ đồng.

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn của kinh tế thế giới khi liên tiếp phải đối mặt với những thách thức về tăng trưởng, bất ổn địa chính trị... Là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế với thị trường trải dài trên 50 quốc gia tại 5 châu lục, Vicostone chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố vĩ mô toàn cầu.

Các thị trường trọng điểm của Vicostone đều chịu tác động lớn và ghi nhận mức tăng trưởng chậm trong năm 2023, đặc biệt là khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở các thị trường này, lãi suất cao tiếp tục là thách thức với thị trường bất động sản, hoạt động mua mới và xây sửa nhà ở. Giá nguyên vật liệu tăng khiến một số dự án chuyển sang sử dụng các vật liệu thay thế khác có giá thành thấp hơn so với đá nhân tạo gốc thạch anh, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Vicostone tại thị trường nước ngoài.

Trong khi đó, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các dòng sản phẩm giá rẻ trong ngành cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Vicostone trong năm vừa qua. Thực tế tại các thị trường lớn trên thế giới, nguồn cung các sản phẩm đá nhân tạo đang gia tăng vượt quá mức tăng trưởng của nhu cầu.

Về hoạt động thị trường, Vicostone triển khai các chương trình đồng hành nhằm tăng cường và củng cố mối liên kết hợp tác ổn định lâu dài với đối tác, khách hàng tại các thị trường trọng điểm để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn chung của thị trường.

Tại thị trường Bắc Mỹ, với vị thế sẵn có, Công ty tiếp tục phát triển kênh phân phối trực tiếp mới tại Missouri và Ohio nhằm tăng độ phủ thương hiệu, giảm thiểu thời gian, chi phí vận chuyển và gia tăng trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng. Tại thị trường nội địa, Vicostone tiếp tục triển khai chiến lược “thương hiệu lớn đồng hành” và phát triển mô hình xưởng chế tác ủy quyền.

Về công tác phát triển sản phẩm, Vicostone tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã với mức chi phí hợp lí cho khách hàng, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Trong năm 2023, Công ty đã ra mắt 08 sản phẩm mới lấy cảm hứng từ thiên nhiên như BQ2612 – Polaris, BQ6710 - Nefeli, BQ6712 – Matarazzo… không chỉ thu hút sự quan tâm của các kiến trúc sư, các chuyên gia trong ngành, mà còn nhận được đánh giá tích cực từ người tiêu dùng.

Kinh tế 2024 dự đoán còn nhiều biến động khó lường khi chịu tác động kéo dài của các cú sốc kinh tế - chính trị chồng chéo. Trong bối cảnh đó, Vicostone cam kết hành động dựa trên sự thấu hiểu thị trường và khách hàng, dự báo và quản trị rủi ro để chờ đón tín hiệu tích cực từ thị trường, tiếp tục giữ vững vị thế Top 3 thương hiệu đá thạch anh cao cấp hàng đầu thế giới.

CTCP Vicostone [mã VCS] vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với doanh thu đạt 1.028 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm chậm hơn khiến biên lãi gộp bị co lại từ 31% cùng kỳ xuống còn 28%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 291 tỷ đồng, giảm 15% so với quý 3/2022.

Trong quý 2, các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm so với cùng kỳ. Kết quả, Vicostone lãi trước thuế 230 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm khoảng 3% so với quý 3/2022, xuống mức 195 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía Vicostone, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ những yếu tố vĩ mô toàn cầu. Lạm phát dù giảm so với năm trước song vẫn ở mức cao, điều kiện tài chính thắt chặt, lãi suất cho vay đổi với doanh nghiệp và hộ gia đình tăng làm cho chi tiêu giảm. Doanh thu bán hàng của công ty bị suy giảm do sản phẩm không phải hàng hoá thiết yếu.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vicostone ghi nhận doanh thuần đạt 3.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 718 tỷ đồng, lần lượt giảm 28% và 36% so với cùng kỳ. Lãi ròng thu về 609 tỷ đồng, giảm 35% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Năm 2023, Vicostone lên kế hoạch kinh doanh theo 2 kịch bản. Trong kịch bản 1, Vicostone đặt mục tiêu doanh thu thuần dự kiến đạt 5.891 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 1.325 tỷ đồng. Với kịch bản 2, trong điều kiện các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội tác động không thuận lợi, nằm ngoài những dự tính, Vicostone dự kiến doanh thu ở mức 4.713 tỷ, lợi nhuận trước thuế 1.060 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, công ty mới thực hiện được 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm trong kịch bản thận trọng.

Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Vicostone giảm 153 tỷ so với đầu năm [-2%] xuống mức 6.437 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho chiếm đến 42% tổng tài sản, ở mức 2.699 tỷ đồng vào cuối quý 3, tăng 121 so với đầu năm nhưng giảm so với cuối quý 2. Ngoài ra, Vicostone còn hơn 1.048 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Về phía nợ, vay nợ của VCS ghi nhận 1.070 tỷ, chủ yếu là nợ ngắn hạn, giảm hơn 300 tỷ so với cuối quý 2. Hết quý 3/2023, công ty đã tích luỹ được 3.383 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trên thị trường, cổ phiếu VCS ghi nhận nhịp điều chỉnh trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây. Sau khi lên đỉnh ngăn hạn 69.000 đồng/cp [phiên 13/9], thị giá VCS quay đầu giảm mạnh, chốt phiên 26/10 còn 55.900 đồng/cp, mất 19% giá trị.

Chủ Đề