Đánh giá giờ dạy theo Công văn 5512

Mẫu giáo án môn Toán THCS theo công văn 5512là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

1. Mẫu giáo án môn Toán lớp 6 theo công văn 5512

Tiết 59 - §9: QUY TẮC CHUYỂN VỀ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Hiểu và vận dụng đúng tính chất: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; nếu a = b thì b = a; quy tắc chuyển vế.

- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế

- Vận dụng quy tắc chuyển vế để tìm các giá trị của x trong bài toán tìm x.

2. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.

2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: Hs thấy được khó khăn khi giải các bài toán tìm x

b) Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Từ bài toán trên, ta có A = B. Ở đây, ta đã dùng dấu = để chỉ sự bằng nhau của hai biểu thức A và B và khi viết A = B, ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, biểu thức A ở bên trái dấu = gọi là vế trái. Biểu thức B ở bên phải dấu = gọi là vế phải.

Hãy cho biết vế trái và vế phải của đẳng thức sau: (chiếu lên bảng phụ)

a, x 2 = - 3

b) x + 8 = (- 5) + 4

Vậy đẳng thức có tính chất gì? Từ A + B + C = D => A + B = D C dựa vào quy tắc nào (chiếu lên bảng phụ)?

- HS thực hiện nhiệm vụ, GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức

a) Mục đích: Hs hiểu được các tính chất của đẳng thức

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm được tính chất của đẳng thức

a = b a + c = b + c

a+ c = b + c a = b

a = bb = a

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS Hoạt động nhóm đôi, thảo luận ?1.SGK.85, thực hiện như hình 50 SGK. 85 và trả lời các câu hỏi:

+ Có 1 cân đĩa, đặt lên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng .

+ Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân 1 quả cân nặng 1 kg, hãy rút ra nhận xét?

+ Ngược lại, đồng thời bớt 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân hãy rút ra nhận xét?

+ Em có nhận xét gì nếu ta thêm hoặc bớt cùng một số nguyên vào cả 2 vê của đẳng thức ?

+ Đẳng thức còn có thêm tính chất nào khác không?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất của đẳng thức.

1. Tính chất của đẳng thức

- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời đặt vào hai bên đĩa cân hai vật có khối như nhau thì cân vẫn thăng bằng.

=> Nhận xét:

Nếu thêm hoặc bớt ở hai đĩa cân của một chiếc cân đang thăng bằng hai vật có khối lượng bằng nhau thì cân vẫn tiếp tục thăng bằng.

- Ngược lại, nếu đồng thời bớt 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.

* Tính chất:

a = b a+ c = b + c

a+ c = b + c a = b

a= bb = a

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-toan-lop-6-theo-cong-van-5512-205683

2. Mẫu giáo án môn Toán lớp 7 theo công văn 5512

CHƯƠNG II HÌNH HỌC 7

Bài 1. TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chứng minh định lí về tổng ba góc của một tam giác

- Nhận biết góc ngoài của tam giác, quan hệ giữa góc ngoài và góc trong không kề với nó.

- Vận dụng các định lí vào việc tính số đo các góc của tam giác.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tính toán, suy luận.

- Năng lực chuyên biệt: Thực hành đo góc, cắt ghép, Chứng minh định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính số đo các góc trong tam giác.

3. Phẩm chất: Có ý thức cẩn thận trong thực hành đo và cắt dán, có thái độ tự giác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Thước đo góc, bảng phụ, tam giác bằng bìa, kéo, Giáo án, SGK

2. Học sinh: SGK, thước đo góc, bảng nhóm, tam giác bằng bìa, kéo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Kích thích HS tìm tính chất liên quan đến ba góc của các tam giác

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp , gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân

- Phương tiện dạy học: sgk, thước ,phấn màu, bảng phụ/máy chiếu

Sản phẩm: Dự đoán tổng số đo ba góc của một tam giác

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV vẽ hai tam giác lên bảng

- Yêu cầu HS tìm đặc điểm và tính chất giống nhau của hai tam giác

GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến thức: Hai tam giác này có tổng ba góc đều bằng nhau.

? Em hãy dự đoán xem tổng đó bằng bao nhiêu

GV: Để biết câu trả lời của các em có đúng không chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

- HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi

- Nêu kết quả tìm được

- Nêu dự đoán

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Tổng ba góc của tam giác

- Mục tiêu: Rèn cho HS kỹ năng thực hành đo góc, cắt ghép hình, suy luận và chứng minh định lí tổng ba góc của một tam giác.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: thực hành, thảo luận, đàm thoại, gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, thước đo góc, bảng phụ, kéo, tam giác bằng bìa,bảng phụ/máy chiếu

Sản phẩm: Thực hành đo góc, cắt, ghép góc của một tam giác, phát biểu và chứng minh định lí về tổng ba góc của một tam giác.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 7 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-toan-lop-7-theo-cong-van-5512-205783

3. Mẫu giáo án môn Toán lớp 8 theo công văn 5512

Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

- Hiểu rõ hơn tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng được áp dụng cho cả đa thức.

2. Về năng lực:

- Thực hiện được phép nhân đơn thức với đơn thức, nhân đơn thức với đa thức, tính được GTBT.

3. Về phẩm chất: Có ý thức nghiêm túc, tập trung trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGK, giáo án

2. Học sinh: Ôn lại tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, qui tắc nhân đơn thức với đơn thức.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

- Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức về đơn thức, đa thức, qui tắc nhân một số với một tổng.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân

- Phương tiện dạy học: sgk

- Sản phẩm: Ví dụ về đơn thức, đa thức, qui tắc nhân một số với một tổng.

Nội dung

Sản phẩm

- Đơn thức, đa thức là gì: Lấy ví dụ về đơn thức, đa thức

- Nhắc lại qui tắc nhân hai đơn thức.

- Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào ?

Ta đã biết a.(b + c) = ab + ac, trong đó a,b,c là các số thực. Nếu a,b,c là các đơn thức thì ta có áp dụng được công thức đó nữa không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

- Đơn thức là biểu thức gồm tích của một số và các biến.

Ví dụ: 8x3 ; 12x2 ; 4x là các đơn thức

- Đa thức là một tổng của các đơn thức

Ví dụ: 8x3 + 12x2 - 4x

- Nhân hai đơn thức: Ta nhân các hệ số với nhau, nhân các lũy thức của cùng một biến với nhau.

- a.(b + c) = ab + ac

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Nhân đơn thức với đa thức

- Mục tiêu: Nhớ qui tắc và biết cách nhân đơn thức với đa thức.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK, phấn màu.

- Sản phẩm: Nhân đơn thức với đa thức

Nội dung

Sản phẩm

GV giao nhiệm vụ:

- Đọc và thực hiện ?1

- Yêu cầu mỗi HS nêu một đơn thức

- Từ các đơn thức lập một đa thức gồm 3 hạng tử.

- Áp dụng a(b + c) = ab + ac nhân đơn thức với đa thức vừa tìm được. 1 HS lên bảng thực hiện.

- Nêu cách nhân đơn thức với đa thức

- GV chốt lại qui tắc như sgk /4.

1/ Quy tắc:

a) Ví dụ:

4x . (2x2 + 3x - 1)

= 4x.2x2 + 4x.3x + 4x (-1)

= 8x3 + 12x2 - 4x

b) Quy tắc: (sgk)

V. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Áp dụng quy tắc

- Mục tiêu: Vận dụng qui tắc thực hiện nhân đơn thức với đa thức.

- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, phấn màu.

- Sản phẩm: Ví dụ và ?2

Nội dung

Sản phẩm

GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Nêu ví dụ, yêu cầu HS thực hiện:

- Làm tính nhân theo qui tắc

- Tương tự thực hiện ?2 theo cặp

1HS lên bảng thực hiện

- Gọi vài HS đứng tại chỗ nêu kết quả

GV: Nhận xét và sửa sai

2. Áp dụng:

Ví dụ: Làm tính nhân

(-2x3)(x2 + 5x -)

= (-2x3).x2+(-2x3).5x+(-2x3).(-)

= -2x3 - 10x4 + x3

?2 Làm tính nhân

(3x3y - x2 + xy).6xy3

= 3x3y.6xy3+(-x2).6xy3+xy.6xy2

=18x4y4 - 3x3y3 + x2y4

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-toan-lop-8-theo-cong-van-5512-205786

4. Mẫu giáo án môn Toán lớp 9 theo công văn 5512

CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT

1. NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về hàm số, biến số; hàm số có thể cho bằng bảng, bằng công thức. Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x); y = g(x), Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, được kí hiệu là f(x0), f(x1), Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp điểm tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.

+ Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. HS tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x; y) trên mặt phẳng toạ độ; biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y = ax.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học.. NL tư duy: NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ

- Năng lực chuyên biệt: NL cho ví dụ về hàm số, đồ thị của hàm số, kí hiệu hàm số, xác định được hàm số đồng biến, nghịch biến.

3. Về phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm

II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Hs nắm qua sơ lượt nội dung chương II từ đó hình thành ý thức học tập tìm tòi kiến thức mới.

- Nội dung:

- Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.

-Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.

GV giới thiệu: Lớp 7 chúng ta đã được làm quen với khái niệm hàm số, một số khái niệm hàm số, khái niệm mặt phẳng toạ độ; đồ thị hàm số y = ax. Ở lớp 9, ngoài ôn tập lại các kiến thức trên ta còn bổ sung thêm một số khái niệm: hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến; đường thẳng song song và xét kĩ một hàm số cụ thể y= ax + b (). Tiết học này ta sẽ nhắc lại và bổ sung các khái niệm hàm số

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu khái niệm hàm số.

- Mục tiêu: Hiểu được các khái niệm về hàm số, biến số; hàm số có thể cho bằng bảng, bằng công thức. Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x); y = g(x), Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, được kí hiệu là f(x0), f(x1), Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp điểm tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân

- Nội dung: sgk

- Sản phẩm: Nêu được khái niêm hàm số. Tính được giá trị của hàm số

NỘI DUNG

SẢN PHẨM

GV giao nhiệm vụ học tập.

Gv cho Hs ôn lại các khái niệm về hàm số bằng cách trả lời các câu hỏi?

- Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?

- Hàm số có thể được cho bằng những cách nào?

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 1a; 1b/sgk.tr42

Ví dụ la: Em hãy giải thích vì sao y là hàm số của x? Ví dụ 1b: Em hãy giải thích vì sao công thức y = 2x là một hàm số?

GV: Các công thức khác ở b) tương tự

Gv nhận xét, chốt lại kiến thức đưa ra khái niệm hàm số và cho Hs xét một số ví dụ về một vài hàm số cụ thể

GV: Trong bảng sau ghi các giá trị tương ứng của x và y. Bảng này có xác định y là hàm số của x không? Vì sao?

x

3

4

3

5

8

y

6

8

4

8

16

GV: Qua ví dụ trên ta thấy hàm số có thể được cho bằng bảng nhưng ngược lại không phải bảng nào ghi các giá trị tương ứng của x và y cũng cho ta một hàm số y của x.

Nếu hàm số được cho bằng công thức y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định

Ví dụ 1b, biểu thức 2x xác định với mọi giá trị của x, nên hàm số y = 2x, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý.

GV: Hướng dẫn HS xét các công thức còn lại

GV: Ở hàm số y = 2x + 3, biến số x có thể lấy các giá trị tuỳ ý, vì sao?Ở hàm số , biến số x có thể lấy giá trị nào? Vì sao?

GV: Giới thiệu cách viết hàm số

GV: Khi x thay đổi mà y luôn nhận 1 giá trị thì y có là hàm số không?

GV yêu cầu HS làm ?1

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS

GV chốt lại kiến thức

1. Khái niệm hàm số.

* Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số

* Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức

Ví dụ:(sgk.tr42)

* Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y =g(x)

* Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn tin học lớp 9 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/mau-giao-an-mon-toan-lop-9-theo-cong-van-5512-205782

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.