Đánh giá nhà thi đấu phú thọ

Sau 4 tháng khánh thành gấp để phục vụ SEA Games 22, đến nay Nhà thi đấu Phú Thọ [TP HCM] vẫn chưa được nghiệm thu vì tấm sàn thi đấu trị giá 2 tỷ đồng phải chờ nhà cung cấp bên Đức sang kiểm tra chất lượng lần cuối. Việc thanh tra chỉ có thể tiến hành sau khi đó.

Nhà thi đấu Phú Thọ sau SEA Games 22.

Nhà thi đấu thể thao Phú Thọ nằm ở góc đường Lý Thường Kiệt - Tô Hiến Thành, với tổng diện tích 23,8 ha. Những ngày này, khu nhà rộng hơn 46.000 m2 vắng lặng. Các hệ thống điện, máy lạnh, camera bảo vệ đều tắt ngóm. Mọi nơi - khán đài, 5.000 ghế ngồi, sàn, nhà vệ sinh, 16 phòng chức năng, bao gồm các phòng dành cho vận động viên, y tế, kỹ thuật, báo chí... - đều phủ lớp bụi bẩn. Hoạt động duy nhất ở đây là của đội bóng ném TP HCM, khoảng hơn 10 người, 1 tuần 3 buổi. Phần lớn trong số 31 nhân viên làm việc tại nhà thi đấu chỉ là bảo vệ.

Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Chủ nhiệm Nhà thi đấu Phú Thọ, cho biết hiện công trình vẫn do các nhà thầu chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng nên Ban quản lý chỉ mới tiếp nhận công trình mà thôi. Vấn đề vướng mắc hiện nay là mặt sàn đặc biệt của nhà thi đấu do đơn vị thi công nhập từ Đức về chưa chính thức bàn giao. Sàn này chỉ dành cho thi đấu các môn như bóng ném, đá cầu, pencak silat, taekwondo, karatedo. Giày cao gót và các vật cứng, nặng không thể "ngao du" trên tấm lát sàn này.

Hiện chỉ có đội bóng ném TP HCM sử dụng nhà thi đấu Phú Thọ.

Theo ông Kiệt, nhà thi đấu có thể phục vụ các buổi lễ lớn và tổ chức các đại hội thể thao, vui chơi giải trí của các tổ chức cá nhân có nhu cầu. Hiện tại, có một số công ty đã thuê nhà thi đấu để tổ chức hội thao và vui chơi. Tuy nhiên, mỗi lần cho thuê, ban quản lý đều phải xin ý kiến chủ đầu tư là Sở Thể dục thể thao TP HCM, đồng thời dùng giải pháp trải thảm lên sàn. Mỗi buổi cho thuê, nhà thi đấu thu được 15 triệu đồng, tiền điện người thuê phải trả riêng và nếu dùng máy lạnh thì số tiền sẽ lên đến hơn 100 triệu đồng/ngày. Phòng hành chính cho biết, chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng Nhà thi đấu Phú Thọ vẫn hút khách, số lượng người đặt chỗ rất đông.

Về chất lượng công trình, theo đơn vị thụ hưởng là ban quản lý hiện nay thì "mọi việc đều bình thường". Ông Kiệt cho biết: "Nếu sau này chúng tôi tiếp nhận công trình thì chắc chắn Sở Thể dục thể thao phải tính đến khoản kinh phí trên 100 triệu đồng hằng tháng cho việc duy tu bảo dưỡng. Hiện tại, hạng mục gây tranh cãi là hệ thống giàn vỉ kèo thép tổ hợp của mái nhà thi đấu, chúng tôi chỉ thấy việc mái rộng hơn thiết kế làm hệ thống máy lạnh phải chạy tốn kém hơn thôi. Qua các ngày diễn ra SEA Games, công trình không gặp sự cố gì nên bản thân chúng tôi rất yên tâm".

Trước đây, để kịp tiến độ cho SEA Games 22, các đơn vị xây dựng Nhà thi đấu Phú Thọ đã bàn bạc và chấp nhận phương án thiết kế gia cường khác với thiết kế ban đầu. Viện Khoa học công nghệ xây dựng đã kiến nghị về các cột đỡ giàn vỉ kèo T3 không đảm bảo khả năng chịu lực theo tiêu chuẩn và hệ giằng mái chưa đảm bảo tính ổn định cao cho công trình. Theo ông Kiệt, Ban quản lý cũng đang tuân thủ khuyến cáo của Viện Khoa học công nghệ xây dựng là đưa công trình vào sử dụng thi đấu SEA Games 22 không chất thêm bất kỳ tải trọng nào lên giàn vỉ kèo và mái công trình ngoài các tải đã có. Việc làm lại vòm mái hay không thì chủ đầu tư sẽ quyết định khi làm việc với Công ty TNHH Tư vấn Meinhardt Ltd thiết kế, Tổng công ty Xây dựng số 1 [Bộ Xây dựng] thi công và Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn làm tư vấn giám sát. Việc làm lại sẽ rất tốn kém vì chỉ khắc phục, sửa chữa giàn vỉ kèo T2, T3 thôi đã tốn đến trên 2 tỷ đồng, nếu phải làm lại toàn bộ các giàn vỉ kèo này [giàn kèo chính của tòa nhà, nặng gần 100 tấn] thì kinh phí sẽ đội lên nhiều lần.

Hiện Ban quản lý Nhà thi đấu cũng chờ công trình được nghiệm thu và thanh tra, thẩm định chất lượng công trình chắc chắn, để có thể sớm đưa khu liên hợp thể thao này đi vào hoạt động.

[KTSG Online] – Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch báo cáo thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, khi dư luận gần đây phản ảnh gay gắt về các điểm thi đấu xuống cấp, hư hỏng nặng ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Theo Cổng thông tin Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ có văn bản 74/VPCP-KGVX ngày 5/1/2023 đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch [VH-TT-DL] chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, nhất là các cơ sở thuộc quyền quản lý của bộ; khuôn khổ pháp lý và tình hình thực hiện đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chất lượng công trình hằng năm, làm rõ những khó khăn, vướng mắc.

Trong số các cơ sở thi đấu thể thao thuộc quản lý của Bộ VH-TT-DL, tình trạng sân vận động quốc gia Mỹ Đình nằm trong Khu liên hợp thể thao quốc gia khiến dư luận bức xúc trong thời gian gần đây. Từ năm 2021, sân Mỹ Đình nhiều lần bị chê vì cơ sở vật chất xuống cấp, rất nhiều phòng chức năng, mặt sàn, sảnh bong tróc, hư hỏng, mặt cỏ kém chất lượng khi tổ chức các trận đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam.

Tại TPHCM, sân Thống nhất cũng được nâng cấp từ SEA Games 2003, đến nay đã xuống cấp. Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ được cho là nơi luyện tập, thi đấu thể thao hiện đại nhất của thành phố cũng xuống cấp; các khu vực tập bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, các môn võ thuật giờ tạm bợ, thiếu thiết bị chiếu sáng do vướng cơ chế. Rất nhiều năm, các đơn vị tư nhân muốn đấu thầu để nâng cấp một số cơ sở thi đấu, đều không tham gia được.

Hiện nhà thi đấu Lãnh Bình Thăng để không cho thuê, nhà thi đấu quận 7 xuống cấp, nhà thi đấu quận 1 xây dựng 5 năm qua chưa xong, đang ngừng thi công… Theo đại diện Sở Văn hóa – Thể thao TPHCM, các trung tâm thể thao ở TPHCM mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ phong trào, chưa có công trình đạt chuẩn quốc tế, chưa có khu liên hợp thể thao quy mô như Hà Nội, trong khi Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc thì vẫn là bãi đầm lầy…

Nhà thi đấu Phú Thọ, TPHCM đã xuống cấp nhiều năm nay. Ảnh: TL

Theo TTXVN, một đô thị đầy đủ cơ sở thể dục thể thao và đảm bảo nhu cầu rèn luyện của người dân thì đô thị này trở nên hấp dẫn hơn. Từ đó, nhu cầu phát triển nhà ở, khu dân cư hay các công trình khác sẽ thu hút người dân, tạo điều kiện cho giá bất động sản tăng lên. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở thể thao chất lượng cao, quy mô quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc rèn luyện, thi đấu thành tích cao của vận động viên, từ đó nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên Luật Đầu tư hiện nay, lĩnh vực thể thao không nằm trong diện được áp dụng phương thức đối tác công tư. Vì điều này, nguồn kinh phí tư nhân không có cơ hội đầu tư vào các công trình trên quỹ đất công, trong khi đó nhà nước luôn ưu tiên các công trình giáo dục, y tế, sản xuất…

Từ những bất cập trên, sau khi Bộ VH-TT-DL đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, khuôn khổ pháp lý và tình hình thực hiện đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chất lượng công trình hằng năm; Thủ tướng Chính phủ giao bộ chủ động đề xuất giải pháp phù hợp bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, yêu cầu thực tế cho các hoạt động thi đấu thể thao và các hoạt động văn hóa, thể thao khác; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1-2023.

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng chiều 6-1 đã họp khẩn yêu cầu Ban quản lý Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình rà soát lại tất cả những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, mặt sân để có báo cáo sớm nhất lên lãnh đạo Bộ. Cố gắng bằng mọi biện pháp khắc phục trước trận đấu bán kết lượt về AFF Cup giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam gặp Indonesia ngày 9-1.

Chủ Đề