Đánh giá về cải các công vụ ở nước ta năm 2024

Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cải cách công vụ ở Việt Nam Hiện nay, cải cách công vụ đang là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ phía nhân dân cả nước. Mục tiêu của cải cách chế độ công vụ là xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trong qua trình cải cách, nền công vụ của nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. 1. Những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện cải cách công vụ ở Việt Nam trong thời gian qua Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá và đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng không ngừng phát triển, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những hạn chế, tồn tại trong nền công vụ ở nước ta đã và đang là mối nguy hiểm ngăn cản sự phát triển của đất nước. Đâu đó trong các cơ quan công quyền, tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”, “nói một đằng, làm một nẻo”, “cục bộ, địa phương”, “lợi ích nhóm”, “cánh hẩu”, “tư duy nhiệm kỳ”, tham ô, móc ngoặc, nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, đục khoét ngân sách, trục lợi chính sách... vẫn còn xảy ra. Sau đây là một số biểu hiện hạn chế về ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức:

  • Một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền nhân danh nhà nước vi phạm đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, tham ô, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham ô, tham nhũng đã làm sói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm méo mó hình ảnh của Đảng, nhà nước trước nhân dân.
  • Vẫn còn tình trạng văn bản quy định chi tiết không được ban hành cùng thời điểm có hiệu lực của luật, gây khó khăn trong triển khai thi hành đồng bộ các luật, pháp lệnh có hiệu lực.
  • Một số bộ, ngành còn chưa quan tâm nhiều đến công tác CCHC, chưa thể hiện đổi mới tư duy trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức; việc bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ CCHC còn chậm; TTHC còn rườm rà, phức tạp; một số quy định quản lý công vụ, công chức còn chậm ban hành; thực tế kiểm tra, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì nhiều nhưng thực thi còn chậm, vướng mắc...
  • Lề lối, tác phong công tác chưa đáp ứng đúng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều ý kiến của người dân phản ảnh đến các cơ quan ngôn luận rằng một số cán bộ trong ngành thuế, đăng ký kinh doanh, cán bộ ở bộ phận một cửa vẫn còn hành dân. Mỗi lúc có việc cần đến các cơ quan ấy người dân còn chứng kiến những gương mặt lạnh lùng, những lời nói cộc lốc vô trách nhiệm. Khi người dân cần việc đến công sở, mặc dù đã vào giờ làm việc, thấy phòng quạt vẫn chạy, đèn vẫn sáng nhưng không có người. Trong giờ làm việc mà cán bộ còn la cà bên quán sá, hoăc vẫn ở ̣ cơ quan nhưng tâp trung chơi game, lướt face book... Vẫn còn có nơi, bệnh quan ̣ liêu, mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân. -Không nắm bắt đầy đủ nghĩa vụ mà cán bộ, công chức cần phải thực hiện. Nguyên nhân là do cán bộ, công chức không chủ động tìm hiểu đầy đủ các quy định về nghĩa vụ mình phải thực hiện.
  • Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa thực sự tập trung hay tạo điểm nhấn về bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong nội dung đào tạo.
  • Đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của quốc gia, tập thể. Bản chất của nền công vụ là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chính yếu tố đó đã quy định

quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân đã làm ảnh hưởng đến tính kỷ luật trong hoạt động công vụ. => Thực trạng trên đòi hỏi người cán bộ, công chức khi giải quyết công việc cần đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấy khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của họ, thấy được vất vả, nhọc nhằn của người dân. Từ đó có thái độ làm việc tận tụy, phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái dây chuyền của nhà máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Nhận thức rõ điều đó, chúng ta cần phải luôn chú trọng đến công tác cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Nguyên nhân dẫn tới những tổn tại, hạn chế trong việc thực hiện cải cách công vụ ở Việt Nam trong thời gian qua Một là, việc giáo dục và đào tạo chưa đầy đủ. Giáo dục và đào tạo là yếu tố gắn liền với cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm công vụ. Các chương trình đào tạo như: tiền công vụ, bồi dưỡng theo ngạch [chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp], bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý [chức danh lãnh đạo cấp phòng, cấp xã, cấp huyện, cấp sở, cấp tỉnh, cấp vụ], bồi dưỡng lý luận chính trị [trung cấp, cao cấp] cần có nội dung chuyên sâu đề cập về nghĩa vụ, bổn phận của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. “Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bên cạnh những kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng lực, cần thiết phải có nội dung về trách nhiệm, đạo đức công vụ; các quy định về trách nhiệm, đạo đức công vụ và xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề này. Qua đó, giúp cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện để hành động đúng với bổn phận của mình”.

“Đối với những người được tuyển dụng vào nền công vụ, trước khi được phân công nhiệm vụ, họ cần trải qua một chương trình đào tạo tiền công vụ, trong đó nội dung đào tạo về bổn phận, trách nhiệm, vai trò, chuẩn hành vi của người thực thi công vụ cần đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, gia tăng thời lượng đào tạo”. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người cán bộ, công chức để họ luôn ý thức sâu sắc về vai trò và bổn phận của mình khi thực thi công vụ. Nếu việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng về vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức không tốt sẽ có rất nhiều cán bộ, công chức không hiểu rõ được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình hoặc hiểu một cách mơ hồ nên quá trình thực thi công vụ dễ xảy ra sai sót. Vì vậy, công tác giáo dục, đào tạo cần có chiến lược trong việc thiết kế nội dung và phương pháp đào tạo để bản thân mỗi cán bộ, công chức thấm nhuần được tinh thần trách nhiệm và bổn phận trong thực hiện nhiệm vụ. Làm được điều đó sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và dần dần trở thành nét văn hóa trong thực thi công vụ. Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn cán bộ, công chức khi đề cập đến quyền và nghĩa vụ của mình đều phải mở văn bản quy định để đọc và nghiên cứu mà chưa nắm được những nội dung căn bản, cốt lõi về trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Do đó, việc thực hiện đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ, bổn phận của cán bộ, công chức sẽ hiệu quả hơn đối với mỗi cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Hai là, sự tự rèn luyện của cán bộ, công chức chưa cao. Tự rèn luyện cũng là yếu tố không thể thiếu đối với cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức muốn có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt ngoài việc được đào tạo ở cơ sở giáo dục còn cần phải được tự rèn luyện. “Cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao. Để đạt được điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, cán bộ, công chức phải thường xuyên rèn luyện nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ”. “Đối với mỗi cán bộ, công chức, việc tự giáo dục trong suốt quá trình thực thi công vụ là yếu tố

thời và phù hợp, đúng quy định sẽ ảnh hưởng lớn đến sự nghiêm minh của pháp luật. Thực tế cho thấy, còn những trường hợp vi phạm chưa được xử lý nghiêm, kéo theo hệ quả là tác động tiêu cực đến ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, rất cần sự nghiêm minh của pháp luật để tạo nề nếp, kỷ cương và tăng ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Năm là, yếu tố môi trường thực thi công vụ. Môi trường thực thi công vụ là tổng thể các yếu tố liên quan đến thực thi công vụ, vừa là nơi cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, vừa là yếu tố quan trọng tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức. “Khi môi trường văn hóa có nhiều yếu tố tích cực sẽ có tác động tích cực đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Ngược lại, khi môi trường văn hóa thực thi công vụ có nhiều yếu tố tiêu cực sẽ tác động tiêu cực đến việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Những bất cập trong môi trường văn hóa thực thi công vụ hiện nay có thể kể đến gồm: nhận thức về bổn phận, vai trò của người thực thi công vụ chưa đầy đủ, rõ ràng; ý thức tận tâm, tận tụy, trách nhiệm của người thực thi công vụ chưa trở thành giá trị thường trực và phổ biến; tác phong giải quyết công việc chưa chuyên nghiệp của cán bộ, công chức còn phổ biến”. Ý thức trách nhiệm thực thi công vụ là yếu tố quan trọng và phải là yếu tố thường trực trong mỗi cán bộ, công chức. Bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại những hạn chế thuộc về ý thức trách nhiệm thực thi công vụ. Vì vậy, để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thực thi công vụ cần chú trọng và quan tâm đẩy lùi, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến bản thân cán bộ, công chức để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm trong thực thi công vụ. 3. Giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cải cách công vụ ở Việt Nam trong thời gian qua

 Một là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách****. Đổi mới và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm và trách nhiệm giải trình theo hướng: cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc. Hoàn thiện cơ chế phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.

Rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành, quy chế làm việc nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý công vụ, công chức. Tập trung tổng kết, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp và trong hệ thống chính trị. Khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ, như phân công, phân cấp, thẩm quyền quản lý, tiêu chuẩn, quy trình...

 Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức****. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một yêu cầu quan trọng, thường xuyên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Mục tiêu cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là: Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu đồng bộ và hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý hành chính nhà nước về

  • Đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức, nâng hạng viên chức sao cho nghiêm túc, minh bạch, khách quan, công bằng; thực hiện phân cấp, ủy quyền tổ chức thi để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.
  • Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức: Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu quả công việc thực tế của mỗi người. Đánh giá phải thực chất, trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch... Gắn đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá với đổi mới viêc lập kế hoạch công tác; theọ dõi, điều chỉnh, bổ sung thường xuyên kế hoạch công tác và thực hiện điều hành theo kế hoạch công tác.

 Ba là, xây dựng, thực hiện chế độ đãi ngộ và khuyến khích đối với cán bộ, công chức****.

Tiếp tục cải cách cơ bản hệ thống tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bô, công chức. Đây phải là một giải pháp mang tính đồng bộ, tổng thệ̉ trong cải cách chế độ công chức, công vụ, góp phần quan trọng vào viêc tinh giảṇ bộ máy, tinh giản biên chế môt cách mạnh mẽ, có hiệu quả. Nghiên cứu trả lương̣ trên cơ sở kết quả thực thi nhiệm vụ và kết quả đánh giá công việc. Trước mắt, cần xây dựng một số chính sách ưu tiên, thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trong nền công vụ đang thực thi quản lý nhà nước.

 Bốn là, tiếp tục xây dựng đạo đức, nâng cao phẩm chất và trách nhiệm của cán bô, công chức̣****.

Thực hiên Nghị quyết Hộ i nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnḥ đốn Đảng, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định, quy chế về chế độ trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, phong cách, lối sống,

quy tắc ứng xử đối với cán bô, công chức, viên chức; xây dựng hệ thống chuẩṇ mực ứng xử trong các mối quan hệ giữa cán bô, công chức, viên chức với doanḥ nghiệp và nhân dân. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức. Người đứng đầu và từng công chức phải thường xuyên rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải kiểm tra việc thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, địa phương mình.

 Năm là, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cán bô, công chức̣****.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với cán bô, công chức;̣ phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra; tập trung chỉ đạo và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí, những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để vu khống, tố cáo sai sự thật. Xử lý nghiêm, kịp thời tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả.

 Sáu là, tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý cán bộ, công chức****. Bộ máy quản lý cán bộ, công chức cần được tổ chức phù hợp với hệ thống công vụ chuyên nghiệp, hiện đại. Nâng cao tính trách nhiệm, chuyên môn hóa, hiện đại hóa và minh bạch trong quản lý để công tác quản lý nhân lực được thực hiện công tâm, trong sáng, thực chất.

Chủ Đề