Danh sách các ngôi chùa ở Hưng Yên

Bài viết giới thiệu cho bạn đọc những nét văn hóa, con người tỉnh Hưng Yên và tổng hợp một số khu du lịch tâm linh đền chùa ở Hưng Yên được yêu thích nhất.

Tóm tắt về tiểu sử văn hóa – con người tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, cũng chính là nơi sinh ra nhiều nhân tài nhất nhì của đất nước. Ở thế kỷ thứ 16 và 17, Phố Hiến chính là trung tâm cuat Trấn Sơn Nam, nơi đây có thương cảng lớn nhất ở Đàng Ngoài là chốn phồn hoa đôi hội tấp nập. Tại thời điểm kinh thành Thăng Long có 36 phố phường thì ở Phố Hiến cũng đã có tới 23 phố phường, nên người đời mới có câu nói “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Trên toàn địa bàn tình có tới hơn 1200 di tích lịch sử văn hóa, trong đó phải kể đến có 158 di thích đã được phong cấp quốc gia, 83 di tích được xếp cấp tỉnh và có nhiều di tích vang danh nổi tiếng như là: Văn Miếu Xích Đằng, cụm di tích Đa Hòa – Da Trạch, cụm di tích Phố Hiến, cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông … cùng với đó thì nơi đây cũng có rất nhiều người đã đỗ khoa bảng tại các làng quê. Ngoài ra Hưng Yên còn có một hệ thống các nhà tưởng niệm lớn nhỏ.

Bên cạnh đó Hưng Yên còn là nơi lưu dữ một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc đậm chất của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với những làn điệu dân gian như hát xẩm, chào, ca trù… Còn nói về ngành công nghiệp thì ỏ Hưng Yên vẫn còn lưu dữ các làng nghề thủ công truyền thống xưa tiêu biểu như là: làng nghề chạm Bạc, làng nghề đúc đồng, thêu ren, dệt thảm, đan tre, nghề mây, đan thuyền…

Tỉnh Hưng Yên là miền đất vốn có truyền thống tôn sư trong đạo, hiếu học chính vì có truyền thống ấy nên qua các thời đại phong kiến xưa ở đây có số người đỗ đạt, thành tài xếp thứ 3 trên toàn quốc. Trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước Hưng Yên cũng có 4 vị trạng nguyên, cho tới nay đang được lưu danh sử sách ở Văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội và Văn Miếu của tỉnh Hưng Yên.

Còn nói về võ thì ở thời vua An Dương Vương đã có 2 vị tướng, và còn có các vị anh hùng nổi danh như: Triệu Quang Phục, Hoàng Hoa Thám, Phạm Ngũ Lão, Phạm Bạch Hổ, Dương Phúc Tư, Nguyễn Bình… Về mảng y học thì ai cũng đã biết ở Hưng Yên có vị thần y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Về giáo dục thì ta có Dương Quảng Hàm, văn học thì có tác giả Chu Mạnh Trinh, tác giả Nguyễn Công Hoan…

Cũng là một tỉnh đồng bằng ở đây chủ yếu sẽ là trồng cây lúa nước một nền văn minh rất nổi bật ở đất nước ta, cho nên ở Hưng Yên có rất nhiều những ngày hội nhằm để miêu tả về cn người của nên văn ời minh ấy và cũng thông qua đó để cảm tạ đất trời, cầu mong có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đặc biệt ở đây có ngày lễ Chử Đồng Tử tổ chức ở hai xã Bình Minh và Dạ Trạch, vào tháng 3 âm lịch hàng năm là một lễ hội tình yêu.

Xem thêm: Những điểm du lịch tâm linh ở tỉnh Hải Dương nổi tiếng nhất

Các khu du lịch tâm linh đền và chùa ở tỉnh Hưng Yên

Chùa Thái Lạc

Ngôi chùa xây tại thôn Thái Lạc, Lạc Hồng, Văn Lâm ở đây ngoài thờ phật ra chùa còn thờ Pháp Vân hay được biết là thần mây, cho nên chùa cũng có thể gọi là Pháp Vân tự hay là chùa Pháp Vân. Ngôi chùa được xây dựng từ thơi Trần, cho tới hiện nay thì chùa đã được tu sửa nhiều lần.

Chùa cũng có kiến trúc theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”, chùa gồm có Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ rộng bảy gia. Cho tới nay ngôi chùa còn đang lưu dữ được bộ vì gỗ đặt ở chính giữa tòa Thượng điện, chính là kiến trúc của thời Trần vẫn còn khá nguyên ven.

Trên các cột, đấu, các cốn và đố của bộ vi vẫn còn có dấu tích của các mảng chạm khắc thủ công lớn với nhiều hình ảnh, nội dung phong phú khác nháu. Cho tới hiện nay thì người ta vẫn còn thấy nguyên vẹn được khoảng 16 bức. Hình ảnh tiên nữ đầu người mình chim được chạm trổ rất tinh tế trên ván bưng. Trong chùa còn lưu dữ được bức tượng Pháp Vân, ba bệ thờ cổ và ba tấm bia đá lớn ghi lại quá trình tu sửa chùa, có lịch sử từ thế kỷ 16-17.

Khu du lịch tâm linh chùa Thái Lạc nằm ở tỉnh Hưng Yên đã được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1964.

Khu du lịch tâm linh Chùa Phúc Lâm ở Hưng Yên

Chùa Phúc Lâm nằm tại huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên chỉ cách Hà Nội hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển. Một ngôi chùa được dát vàng nổi tiếng khắp miền bắc.

Là địa điểm checkin hot nhất trong 2 năm trở lại đây của tỉnh Hưng Yên, du khách đã từng đến đây sẽ say đắm trong những kiệt tác hoành tráng của ngôi chùa được điêu khắc công phu, tỉ mỉ.

chùa phúc lâm hưng yên
chùa dát vàng hưng yên

Chùa Chuông

Chùa có tên hán tự là Kim Chung tự, được xây dựng ở thôn Nhâm Dục, Hiến Nam, Hưng Yên nơi đây còn được mệnh danh là “ Phố Hiến đệ nhất danh thắng”. Vào thế kỷ thứ 15 từ thơi Hậu lê chùa được cho xây dựng lên và sau đó vào năm 1707 chùa đã được trùng tu lại thành như bây giờ.

Ngôi chùa được xây theo kiến trúc “ nội Công, ngoại Quốc” gồm có: Tiền đường, Thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ. Chùa được xây dài phân bổ theo chiều từ cổng tam quan đến nhà thờ Tổ.

Nhà tiền đường được xấy với 5 đền và 2 chái, với lối kiến trúc con chồng đấu sen. Kết nối dữa Tiền đường và Thượng điện là một khoảng sân rộng, ở ngay chính dữa sân có một cây hương đá được chạm trổ tinh xảo gọi là “ thạch trụ”. Thượng điện cũng được xây như nhà Tiền đường mang đậm nét kiến trúc của thời Hậu Lê.

Khu du lịch tâm linh chùa Chuông ở tỉnh Hưng Yên đã được nhà nước cấp tặng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1992.

Chùa Lạc Thủy

Ngôi chùa được xây ở thôn Lạc Thủy, Đông Kết, Khoái Châu được khởi công xây dựng từ cuối thế kỷ 15 cho tới thế kỷ 17, và sau đó vào năm 1934 được cải tạo lại.

Chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ Đinh gồm có 5 gian Tiền đường, 4 gian Hậu cung, nằm trên xà ngang của gian thứ nhất ta có thể thấy được một y môn gỗ được người xưa chạm khắc hoa lá rất tinh tế và sơn lên màu mận chín trông vô cùng rực rỡ. Gian nhà thứ hai thì được đặt bệ thờ đá, còn hai gian còn lại lần lượt được đặt lên bệ thờ tượng Phật, và là nơi đặt đồ tế.

Ngoài ra trong khuôn viên của chùa Lạc Thủy còn có cả nhà Tam bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ được trang trí rất rất đồ sộ với 36 pho tượng trong đó một vài pho tượng rất cổ quý. Đặc biệt là ở nhà Tam bảo hiện còn đang lưu dữ một sập đá từ thời nhà Trần, toàn bộ được chế tạo từ loại đá xanh quý hiếm, được chia ra làm 5 cấp để trang trí trông vô cùng đặc sắc. Ngoài những thứ đó chùa còn đang lưu dữ một bộ bát bửu quý và một vài đạo sắc phong của các triều đại vua phong kiến đã ban tặng.

Khu du lịch tâm linh chùa Lạc Thuỷ tỉnh của tỉnh Hưng Yên vào năm 1988 đã được nhà nước cấp tặng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Đình Đồng Hạ

Đình được xây dựng ở xã Đức Hợp, Kim Động đây là nơi thờ Thượng đẳng phúc thần Lưu Lang Đại vương chính là người có công lớn bên cạnh Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Ngôi đình theo lối kiến trúc thời Hậu Lê với cấu tạo gồm năm gian Đại bái, một gian Hậu cung.

Khi bước vào đình tới sân bên phía tay phải chính là bàn thờ gia tiên, bên tay trái là gian thờ những giòng họ đã góp công xây nên đình, ngay gian chính dữa sẽ là nơi thờ công đồng Hậu cung và đặt ban thờ Thành hoàng cùng hai vị thánh có công giúp dân dữ nước.

Đình thời xưa đã được xây lên và người dân đã cho đặt 24 câu trụ cột bằng gỗ lim với đường kính trung bình khoảng 90cm đầy vững chãi, trên mỗi cây cột ấy đều đắp hình con giống. Mái của đình thì được lợp lên bằng ngói mũi hài, nhìn về bốn góc đao đình đều có hình các con giống được chạm khắc rất tinh xảo và đầy tính nghệ thuật.

Vào trước thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945, ngôi đình chính là nơi tập hợp của tổ chức thanh niên chống Nhật. Địa điểm du lịch tâm linh đền Đồng Hạ tỉnh Hưng Yên đã được nhà nước cấp là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2004.

Đền Thông Quan Hạ

Đền được xây trên địa bàn thôn Thông Quan Hạ, Khoái Châu, vào thời nhà Nguyễn. Nơi đây chính là đền thờ Bảo quốc Từ lương Hoàng thái hậu Lê Thị Lương, người là vợ của vua Trần Nhân Tông, vị vua có công lớn đối với dân đối với đất nước. Trong cả hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ người đều góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng đất nước.

Ngôi đền được xây theo kiến trúc trùng thiềm điệp ốc để tạo thành kết cấu hình chữ Công. Người xưa đã xây hai hàng Giải vũ chạy dọc dài theo hai bên tòa Trung từ để tạo nên kết cấu khép kín kiểu “ nội Công, ngoại Quốc”. Bao gồm có các điện Tiền tế, Trung từ, Nghi môn, Hậu cung và 2 dãy Giải vũ. Theo kiến trúc đền chính bao gồm có hai tòa Đại bái và Trung từ. Đặc biệt là trong hai bái này còn có lưu dữ những bức cốn được người xưa chạm khắc rất tỷ mỉ và rất tinh xảo.

Địa điểm du lịch tâm linh đền Thông Quan Hạ ở tỉnh Hưng Yên được nhà nước cấp tặng là khu di tích lịch sử văn hóa vào năm 2007.

Đền Thiên Hậu ở Hưng Yên

Đền Thiên Hậu hay còn được biết đến là Thiên Hậu thượng phố, được xây dựng trên đường Trưng Trắc, Quang Trung. Đây chính là một trong số những công trình kiến trúc cổ xưa của người Hoa ở Phố Hiến còn được lưu dữ cho đến ngày nay.

Ngôi đền được xây dựng lên từ năm 1640, đây là công trình do các dòng họ người Hoa góp công và góp của lại nhằm xay lên để thờ một vị thần biển là bà Lâm Túc Mặc. Vì vậy nên ngôi đền mang đậm màu sắc kiến trúc của người Trung Hoa như là: cổng nghi môn, nhà Thiên hương, đao góc, mái và cả cách kết cấu vì kèo.

Theo người xưa kể lại rằng, đền được xây từ bên Trung Quốc rồi mới dời sang Phố Hiến cất dựng. Khu chính điện được xây theo kiểu chữ Đinh gồm có Thiên hương và Hậu cung. Mỗi năm, đền sẽ mở hội vào ngày 23 tháng 3 và ngày 9 tháng 9 âm lịch cũng chính là ngày sinh và ngày hóa của bà.

Địa điểm du lịch tâm linh đền Thiên Hậu ở tỉnh Hưng Yên được nhà nước công nhận la di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1992.

[Văn Miếu Xích Đằng] khu du lịch tâm linh ở Hưng Yên

Nơi đây hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, đây là văn miếu thuộc vào hàng tỉnh và được xây dựng lên vào năm 1832. Cho tới nay dấu tích còn sót lại là hai tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.

Văn miếu là nơi thờ Mạnh Tử, Khổng Tử và các vị chư hiền nhà Nho. Nghi môn được xây dưng lên rất đồ sộ và bề thế. Đi vào trong sẽ có một khoảng sân rộng, ở dữa sân có một đường Thấp đạo, hai bên khoảng sân là lầu khánh và lầu chuông cùng hai dãy Tả vu và Hữu vu. Khu Nội tự được xây theo kiến trúc kiểu chữ Tam bao gồm: Trung từ, Hậu cung và Tiền tế.

Cho tới nay văn miếu còn lưu dữ được 9 tấm bia đá, trong đó đã có 8 tấm được lập nên từ năm 1888, còn một bia kia thì được lập năm 1943, là nơi ghi danh các khoa bảng của Hưng Yên. Trong đó có 138 vị đã đỗ đạt khoa được khắc ghi vào bia từ thời nhà trần cho đến năm 1919 chính là khoa thi cuối cùng của thời kì Nho học.

Địa điểm du lịch tâm linh văn miếu Xích Đằng nằm ở Hưng Yên đã được nhà nước cấp tặng là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992.

Điểm du lịch tâm linh [Chùa Nôm] ngôi chùa cổ ở Hưng Yên.

Chùa Nôm tọa lạc tại làng Nôm của xã Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên.

Không ai rõ ngôi chùa được xây dựng từ năm bao nhiêu nhưng tại đây có lưu giữ lại hai tấm bia đá ghi thông tin chùa có thể được dựng từ những năm 1680.

Lời Kết:

Dù biết rằng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn rất nhiều các kỳ quan và địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác nhưng bài viết này cũng chỉ giới thiệu sơ lược một số địa điểm được nhiều người biết tới nhất giúp bạn đọc chắt lọc nội dung cũng như nhu cầu đi lễ của mỗi người.

Xem thêm: Khu du lịch tâm linh ở Vĩnh Phúc có những nơi nào

Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Fanpage: //www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

Video liên quan

Chủ Đề