Đáp án đề thi tốt nghiệp môn văn 2023 năm 2024

Đề thi, gợi ý đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được Lao Động cập nhật đầy đủ, chính xác. Mời bạn đọc đón xem.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ ngày 27-29.6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra trên 63 tỉnh, thành phố, với tổng số 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi.

Sáng 28.6, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi theo hình thức tự luận duy nhất trong kỳ thi.

Ngay sau khi thí sinh hết giờ làm bài, đề thi và đáp án môn Ngữ văn được cập nhật đầy đủ đến bạn đọc.

Đáp án môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Hệ thống giáo dục Học mãi thực hiện.
Đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được Lao Động cập nhật lúc 9h50' sáng 28.6.

Mọi năm đề thi môn Ngữ văn luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Năm 2022, phần làm văn của đề thi ra vào tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Năm 2021, đề thi yêu cầu nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh thông qua đoạn trích trong bài thơ "Sóng". Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT nhiều năm nay cơ bản có 2 phần.

Phần đọc hiểu [3 điểm] và phần làm văn [7 điểm]. Trong đó, ngữ liệu của phần đọc hiểu thường được lấy ở ngoài sách giáo khoa, phần làm văn thường là cảm nhận, suy nghĩ, phân tích những tác phẩm, đoạn trích văn học trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa Ngữ văn.

Đề thi luôn có phần điểm sáng tạo nhưng không nhiều, chỉ dao động từ 0,5 đến 1,0 điểm trong thang điểm 10 của bài văn. Về cơ bản, nhiều năm nay, đề thi giữ ổn định theo cấu trúc này.

Là giám khảo chấm điểm trong nhiều năm, tôi nhận thấy đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn ngữ văn có nhiều câu yêu cầu đơn giản, chung chung và thang điểm khá thoáng.

Chẳng hạn câu 1 và 2 của phần đọc hiểu là 2 câu hỏi nhận biết. Thí sinh chỉ cần xác định được là đạt 1,5 điểm, vượt 0,5 ngưỡng điểm liệt [điểm liệt từ 1,0 trở xuống].

Ở câu 3 [nêu tác dụng của phép so sánh] cũng không yêu cầu thí sinh chỉ ra phép so sánh ở đâu trong ngữ liệu, mà chỉ cần nêu tác dụng là được trọn điểm.

Ở câu nghị luận văn học [5,0 điểm, phần làm văn], theo đáp án thì thí sinh chỉ cần bám sát vào đoạn trích để diễn giải nội dung, nhận xét một ít về niềm tin và khát vọng sống của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945 sẽ đạt từ 1,5-1,75 điểm của phần nội dung.

Vế sau của yêu cầu phần này ["từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân thể hiện qua đoạn trích"] đáp án chấm cũng khá thoáng, vì học sinh nêu chung chung theo chủ đề của truyện ngắn Vợ nhặt đều đúng [trong khi đề hỏi giới hạn qua đoạn trích]. Trong khi đó, phần nhận xét của vế yêu cầu này cũng quá kiệm lời: chân thực, sâu sắc.

Kinh nghiệm cho thấy, đáp án càng cụ thể, chi tiết thì càng dễ đánh giá chính xác bài làm của thí sinh. Trong trường hợp đáp án quá mở, cần phải có hướng dẫn chấm thật tường tận, phải lường trước những tình huống bài làm thực tế của học trò để đi đến sự thống nhất. Như vậy mới mong khâu chấm thi ít lệch điểm.

Những tình huống nào thí sinh sẽ mất điểm?

Từ những phân tích trên, bài làm của thí sinh rơi vào những trường hợp sau đây sẽ mất điểm. Với câu 1 phần đọc hiểu, thí sinh phải trả lời thể thơ dứt khoát, không được lựa chọn nước đôi, may rủi [2 phương án trở lên].

Câu 2 phần đọc hiểu đề hỏi xác định những từ ngữ, hình ảnh. Trong đoạn thơ có rất nhiều từ ngữ, hình ảnh này [theo đáp án có 6 ngữ liệu]. Nhiều thí sinh có thói quen trả lời sơ sài, thiếu ngữ liệu. Và điều này sẽ không đạt trọn 0,75 điểm.

Câu 3 đọc hiểu [tác dụng của phép so sánh] là câu hỏi có thang điểm cao nhất [1 điểm]. Đáp án có 2 ý, gồm tác dụng về nội dung và tác dụng về hình thức [nghệ thuật], mỗi ý 0,5 điểm. Chấm thi nhiều năm, tôi nhận thấy ít thí sinh đạt trọn điểm câu này vì đa số các em nói chung chung, ý không đầy đủ, rõ ràng.

Phần triển khai vấn đề nghị luận của câu viết đoạn văn ngắn có thang điểm là 1 [trên 2 điểm]. Theo đáp án, thí sinh phải nêu đúng chủ đề, rõ ràng [theo 3 ý gợi ý] mới đạt được 1 điểm.

Theo quan sát, đa số thí sinh mất điểm phần này vì chỉ nêu được 1, 2 ý. Thí sinh viết dài nhưng chung chung, nên chỉ được điểm phần bố cục [0,25 điểm] và diễn đạt [0,25 điểm]. Đa số bài làm đạt trong khoảng 1 - 1,25 điểm.

Chủ Đề