Đặt câu nghi vấn có từ tại sao

Những câu hỏi liên quan

Đặt câu hỏi với từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a] Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

[Vũ Đình Liên, Ông đồ]

b] Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

c] Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

[Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay]

d] Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

[Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương]

e] Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

[Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi]

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên [có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?].

Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau [không xét câu đặt trong ngoặc vuông]: a] – U nó không được thế! [Ngô Tất Tố] b] Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. [Ngô Tất Tố] c] – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? [Tô Hoài] d] – Này, em không để chúng nó yên được à? [Tạ Duy Anh] e] – Các em đừng khóc. [Thanh Tịnh]. g] – Ha ha! [Một lưỡi gươm!] [Sự tích Hồ Gươm] h] Làng tôi ở vốn làm nghề chày lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. [Tế Hanh]

Văn học việt nam có vô số câu như: cảm thán, câu trần thuật…trong đó câu nghi vấn là loại được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vậy câu nghi vấn là gì ? Qua bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu Khái niệm câu nghi vấn? Đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn?

Khái niệm câu nghi vấn là gì

Câu nghi vấn là kiểu câu dùng với mục đích để hỏi và tìm kiếm thông tin, nêu lên những thắc mắc về  một sự việc nào đó cần được giải đáp. Thường thì có một số từ nghi vấn điển hình đi kèm trong câu như: ai, gì, hả, bao nhiêu…

Câu nghi vấn là gì

Một số ví dụ về câu nghi vấn

Chú ơi, cho cháu hỏi bạn việt có ở nhà không?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về sự tồn tại, xuất hiện của nhân vật Việt.

Thứ mấy chúng ta gặp nhau?

→  câu nghi vấn có mục đích hỏi về thời gian.

Nhà chú ở đâu?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nơi chốn.

Vì sao bạn đến trễ vậy?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nguyên nhân.

Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn

Câu nghi vấn là dạng câu dùng để hỏi. cho nên dấu hiệu để nhận biết là dấu câu. Mỗi loại câu đều có dấu câu nhất định như: câu cầu khiến [.], câu cảm thán [!], câu nghi vấn [?]. ví dụ: con ăn cơm chưa.

Ngoài ra còn có thể sử dụng từ dùng để hỏi như: ai, gì, bao giờ, khi nào, bấy nhiêu….và một số từ có quan hệ nghi vấn : hoặc, hay. Ví dụ: ai là người đến trể nhất?

Khi muốn hỏi về thời gian dùng từ: khi nào, lúc nào, bao giờ, bao lâu.

Ví dụ: con đi học từ khi nào?

Bao lâu nữa thì ba đến?

Mẹ đến đây từ lúc nào?

Khi muốn hỏi về nơi chốn dùng từ: ở đâu, nơi nào

Ví dụ: mẹ gặp con ở đâu?

Nhà mình sẽ đi ăn ở nơi nào?

Khi muốn hỏi về nguyên nhân, lý do có thể sử dụng từ: tại sao, vì sao

Ví dụ: Tại sao con không đi học ?

Vì sao con bỏ học ?

Khi muốn hỏi về sự lựa chọn có thể dùng từ: hay, hoặc, hay là, hoặc là

Ví dụ: Em thích ăn bắp hay ăn xôi?

Mình đi ăn hoặc đi shoping?

Khi muốn hỏi về sự khẳng định hay phủ định có thể sử dụng từ: không, chưa, à, ư, hả.

Ví dụ: Em uống sinh tố  không?

Con uống thuốc chưa?

Chú ý: Cần lưu ý phân biệt từ nghi vấn và từ phủ định. Tuy có cùng hình thức ngữ âm nhưng có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Mẹ chưa ăn cơm.

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ phủ định.

Mẹ ăn cơm chưa?

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ dùng để hỏi.

Nhận xét: Tùy chủ ý của người nó mà từ nghi vấn có thể được đặt ở đầu câu hay cuối câu.

Ví dụ:

Khi nào mẹ đi chợ về?

→  Từ để hỏi “khi nào” được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người nói.

Nhưng cũng có thể đặt từ để hỏi ấy ở giữa hoặc cuối câu

Ví dụ:

Mẹ khi nào đi chợ về?

Mẹ đi chợ về khi nào?

Chính vì vậy từ nghi vấn không có vị trí cố định. Cho nên trong một số trường hợp người nói có thể lượt bỏ hết chủ ngữ, vị ngữ chỉ để lại dùng để hỏi.

Ví dụ:

Chỗ nào?

Câu nghi vấn được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra người nói sẽ lên giọng hoặc nhấn giọng vào một số từ nghi vấn. Còn người nghe thì căn cứ vào ngữ điệu của người nói để nhận diện.

Xuống nước

→  Nếu được nói với giọng điệu nhấn mạnh ngạc nhiên thì đây cũng là câu nghi vấn.

Vai trò và chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn được dùng để hỏi một sự vật, việc hay một vấn đề gì đó. Mục đích truyền đạt thông qua việc sử dụng từ nghi vấn. ngoài ra câu nghi vấn còn được dùng với nhiều mục đích khác như: khẳng định, biểu cảm….

Ví dụ:

Con nên tập trung học chứ nhỉ?

→  tuy có hình thức là câu hỏi – có dấu chấm hỏi và từ để hỏi nhưng cầu này lại được dùng với mục đích nhắc nhở, khuyên bảo là chính.

Ôi, con mèo này đáng yêu quá hả?

→ câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích để bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với sự vật đang được nói đến.

Không tắt đèn à?

→  câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích là để ra lệnh, cầu khiến.

Qua những chia sẽ trên đây về chủ đề câu nghi vấn là gì, tôi hy vọng với kiến thức chia sẽ ở bài viết trên có thể giúp ít cho quá trình nghiên cứu và học tập của các bạn tốt hơn. Nếu các bạn có đóng góp hay câu hỏi gì liên quan đến câu nghi vấn là gì, đừng quên để lại lời nhận xét bên dưới nhé!

Câu nghi vấn là một trong những kiểu câu điển hình trong tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về khái niệm câu nghi vấn là gì? cũng như đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn mà một số ví dụ cụ thể, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Câu nghi vấn là loại câu hỏi với mục đích là hỏi những điều mình không biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Cùng với câu trần thuật thì nghi vấn là câu thường xuyên được sử dụng trong giao tiếp và văn học, tiểu thuyết.

Loại câu này thường xuất hiện đi kèm với các từ như sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra sao, bao nhiêu, bấy nhiêu, rồi, hả, sao… Cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn?

Câu nghi vấn là loại câu dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp.

Câu nghi vấn thường sử dụng những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, [có]… không, [đã, … chưa …] hoặc có từ hay [nối các vế có quan hệ lựa chọn].

Ví dụ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

                    [Thế Lữ]

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.

[Nam Cao]

Ở dạng viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Ở dạng nói câu nghi vấn có ngữ điêu nghi vấn [thường lên giọng ở cuối câu].

Chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…

– Câu nghi vấn dùng để hỏi. Ví dụ:

Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

– Câu nghi vấn dùng để cầu khiến. Ví dụ:

Bạn cho tôi mượn quyển sách được không?

– Câu nghi vấn dùng để khẳng định. Ví dụ:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cửa chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

[Ngô Tất Tố]

– Câu nghi vấn dùng để phủ định. Ví dụ:

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.

[Nam Cao]

– Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ví dụ:

Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?

[Nam Cao]

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu nghi vấn

– Không dùng quan hệ từ “hoặc” trong câu nghi vấn vì nó làm sai cú pháp câu hoặc biến câu trở thành một câu trần thuật.

Ví dụ: Bạn xem phim hoặc tôi xem phim. Câu này chỉ mang ý nghĩa khẳng định và không phải là câu hỏi.

– Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn.

Ví dụ: Ai đó đã cầm nhầm quyển sách của tôi. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.

– Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.

– Nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi rõ ràng và kết hợp với từ nghi vấn hợp lý nhất.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi “Câu nghi vấn là gì?”. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>>>>> Tham khảo: Danh từ là gì?

Video liên quan

Chủ Đề