Đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy in Canon 251dw

Máy in hiện nay đang là thiết bị không thể thiếu trong học tập cũng như công việc văn phòng có liên quan đến giấy tờ là chủ yếu. Các dòng máy in đang được khách hàng lựa chọn chủ yếu thuộc máy in canon 251DW, máy in canon 252DWVới các thiết kế hiện đại cũng như tính năng thông minh, đem tới cho người sử dụng những sản phẩm tốt nhất.

  • Thời gian in trang đầu tiên của hai dòng máy trung bình 6s/ trang đầu tiên
  • Tốc độ in của máy in canon 251DW trung bình 30 trang / phút. Máy in canon 252DW rơi vào khoảng 33 trang / phút và tối thiểu đat được 50.000 trang / tháng.
  • Hai dòng máy in sử dụng ngôn ngữ trình duyệt chuẩn PCL, tích hợp mọi úng dụng đa dạng, phù hợp cho học tập và làm việc với năng suất cao.
  • Có tính năng bảo mật cao cho khách hàng sử dụng.

Bởi máy in canon 251DW, máy in canon 252DW hỗ trợ kết nối Wifi, người dùng có đang làm việc ở vị trí xa cũng có thể sử dụng lệnh in rất tiện lợi. Sản phẩm kết nối WiFi bằng cách thiết lập kết nối không dây qua nút WPS trên bộ phát WiFi và trên máy in. 

Dưới đây là những bước cài đặt Wifi nhanh chóng cho máy in.

Việc kết nối máy in với máy chủ thông qua Wifi người dùng cần phải có thiết bị hỗ trợ WPS .

Hiện nay, dòng máy in canon 251DW và 252DW đã hỗ trợ tính năng WPS cho người dùng. Bạn chỉ cần thực hiện những bước sau :

Bước 1:

Nhấn nút WPS trên Modem/ Router Wifi. Đèn của WPS sẽ tự động chớt sáng trong vòng 2 phút. Đây là thời gian cho thiết bị máy in kết nối.

Bước 2:

Người dùng thực hiện thao tác giữ nguyên nút Wifi trên máy in canon 251DW hoặc máy in Laser Canon LBP 252DW trong vòn 2s. Lúc này đen Wifi sẽ chớp báo hiệu đang kết nối.

Bước 3:

Khi thao tác 1 và 2 hoàn thành, đèn Wifi sẽ sáng liên tục trên thiết bị máy in. Hiển thị đèn báo màu xanh.

Và kết nối giữa máy in canon 251DW hoặc máy in canon 252DW đã hoàn tất thành công.

Bước 4:

Quay lại thiết bị máy tính chủ, bạn sử dụng phần mềm đi kèm máy in và để phần mềm tự động tìm địa chỉ IP của máy in canon 251DW / máy in canon 252DW để kết nối thiết bị máy tính và máy in.

Giờ thì bạn có thể sử dụng máy in canon 251DW/ máy in canon 252DW đã được kết nối Wifi hoàn toàn bình thường.

Chúc bạn thành công.

Một số dòng máy in hiện nay như Canon, HP, Samsung,... đã có thêm tính năng kết nối với mạng, giúp người dùng có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu và đặc biệt là thực hiện công việc in ấn không dây qua smartphone, laptop, tablet nhanh chóng. Và để có thể thiết lập được tính năng kết nối WiFi của máy in, người dùng cần đến địa chỉ IP của máy in. Vậy làm sao để có thể kiểm tra địa chỉ IP của máy in?

1. Cách kiểm tra địa chỉ IP máy in

Tìm địa chỉ IP máy in bằng Control Panel

Thông thường, các giải pháp tốt nhất trong Windows 10 không nằm ở các cài đặt và giao diện mới mà hệ điều hành đang cố gắng hướng người dùng đến, mà nằm ở những thứ “cổ điển”. Và vì vậy, cách tốt nhất để tìm địa chỉ IP máy in của bạn là với Control Panel.

Nhấp vào Start, tìm kiếm “control panel”, sau đó nhấp vào Control Panel khi nó được tìm thấy. Nhấp vào “Devices and Printers”, sau đó tìm máy in có IP bạn muốn, nhấp chuột phải vào nó và chọn Properties.

Chọn Properties

Nhấp vào tab “Web Services”, sau đó ghi lại địa chỉ IP được hiển thị ở cuối cửa sổ.

Nhấp vào tab “Web Services”

Tìm địa chỉ IP máy in bằng Printer Properties

Cho dù máy in có được bật hay không, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ IP [hoặc địa chỉ WSD] của nó trong Windows 10. Nhấn phím Win từ màn hình, sau đó nhập “Printer” và nhấp vào “Printers & scanners”.

Nhấp vào “Printers & scanners”

Nhấp vào máy in mà bạn muốn biết địa chỉ IP trong danh sách, sau đó nhấp vào Manage > Printer properties > Ports. Cuộn xuống danh sách để tìm máy in, sau đó nhìn sang cột bên trái để xem máy in đang ở cổng nào.

Xem máy in đang ở cổng nào

Có khả năng máy in của bạn không sử dụng cổng TCP/IP chuẩn mà thay vào đó là cổng WSD. Đây là một giao thức được thiết kế để làm cho kết nối của các thiết bị không dây được tự động hóa trên mạng [hãy coi chúng như USB hoặc thiết bị plug-and-play]. Đối với tất cả các mục đích, cổng WSD và IP trong trường hợp này hoàn thành vai trò giống nhau.

Cho dù máy in có địa chỉ WSD hay IP, bạn vẫn có thể thêm nó theo cách thủ công vào các thiết bị Windows 10 khác trên mạng của mình từ menu “Add a printer” của máy tính bạn muốn kết nối với nó. Chỉ cần đảm bảo chọn “Add a printer using a TCP/IP address or hostname”, sau đó chọn đúng loại thiết bị [TCP/IP hoặc Web Services Device] từ men drop-down.

Chọn đúng loại thiết bị

Sử dụng các nút máy in vật lý để tìm địa chỉ IP

Hầu như mọi máy in hiện đại đều có thể xuất một trang hiển thị tất cả các chẩn đoán quan trọng của máy in đó, chẳng hạn như mức mực và cả địa chỉ IP của nó. Nút trên máy in có thể là nút ‘i’ hoặc bạn có thể điều hướng xung quanh màn hình LCD của máy in và tìm kiếm một chức năng như kiểu “Print Diagnostics Page”.

Nếu máy in có màn hình LCD, bạn thậm chí có thể không phải in trang test. Chỉ cần sử dụng màn hình LCD để điều hướng đến các tùy chọn mạng và tìm kiếm các tùy chọn kiểu như “Network address”, “TCP/IP” hay “Wi-Fi status”.

Tìm IP máy in trên router

Khi các máy in mạng đi qua router, điều tự nhiên là router chứa thông tin IP của chúng. Đăng nhập vào router [thường bằng cách nhập 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 vào thanh địa chỉ trình duyệt, sau đó nhập tên người dùng và mật khẩu] và bạn sẽ có thể tìm thấy danh sách tất cả các thiết bị mạng được kết nối với router của mình.

Tìm IP máy in trên router

Cách chính xác để tìm thông tin này khác nhau giữa các router, nhưng bạn có thể tìm thấy danh sách trong “Attached Devices” hoặc “Network Devices”. Hãy duyệt một chút xung quanh menu router và cuối cùng bạn sẽ tìm thấy nó. Trước tiên, hãy tìm tên máy in trong cột “Device”, sau đó xem qua cột “IP Address” để xem địa chỉ IP của máy in đó.

2. Cách cài đặt địa chỉ IP máy in

Bước 1:

Chúng ta nhấn phím User Function màu vàng hình tròn và sau đó nhấn chọn Admin hiển thị ở trên màn hình.

Bước 2:

Tiếp theo, bạn hãy nhập mật khẩu cho máy in. Nếu chưa đổi thì mật khẩu mặc định sẽ là 12345.

Bước 3:

Chúng ta nhấn chọn Network rồi chọn TCP/IP để xem địa chỉ IP và cài đặt lại địa chỉ IP cho máy in nếu muốn.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong các thao tác kiểm tra địa chỉ IP cho máy in và có thể tiến hành thay đổi địa chỉ IP cho máy in. Việc sử dụng các máy in có kết nối WiFi sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng in ấn từ xa trên smartphone, trong trường hợp bạn không kết nối với máy tính.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

  • Cách khắc phục lỗi Windows không kết nối với máy in
  • Làm thế nào để chia sẻ máy in trong hệ thống mạng Windows?
  • Hướng dẫn cài đặt máy in Canon LBP 2900 trên Windows

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề