Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất bị nhiễm mặn ở Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 - 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha.

Nguyên nhân tình trạng nhiễm mặn

Tình trạng hạn hán gay gắt khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung hồi đầu tháng này, khiến vùng hạ lưu nhiều con sông lớn bị nhiễm mặn nặng. Hoặc mực nước sông Mê Kông cũng có liên hệ đến hiện tượng nội đồng bị nhiễm mặn. Chúng tôi được Kỹ sư Võ Quốc Trung, Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết như sau:

Lưu lượng đổ về ít, mà rơi vào cao điểm của mùa khô tháng 3 tháng 4 thì mực nước biển sẽ dâng và sẽ ăn sâu vào trong đất liền.

Còn lưu lượng hàng năm đổ về lớn thì nó sẽ đẩy lùi khả năng nhiễm mặn ra xa hơn.

Năm nay, tình trạng nhiễm mặn đồng bằng sông Cửu Long có những diễn biến mới, phức tạp hơn trước. Như trường hợp tỉnh Sóc Trăng, ông Lê Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, nước mặn đã xâm nhập từ biển Tây len theo các tuyến kênh phía Hậu Giang vào Sóc Trăng chứ không phải từ hướng biển Đông, đi qua địa bàn Bạc Liêu như trước đây.

Hiện tượng nhiễm mặn đối với vùng đất nông nghiệp, nếu là đất trồng lúa thì khả năng ảnh hưởng rất lớn. Là đất trồng hoa màu, khả năng ảnh hưởng cao hơn nữa. Nếu là đất dùng để nuôi trồng thủy sản, nước lợ thì lại tốt. Có những chỗ người ta phải bơm nước lợ vào, độ mặn khoảng 7-8‰ để nuôi tôm sú mới được.

Giáo sư Lê Huy Bá

Bên cạnh tình trạng xâm mặn theo tác động tự nhiên của môi trường, thực tế cho thấy vai trò của con người cũng quan trọng. Chẳng hạn, nơi nhiễm mặn nặng nhất của tỉnh Cà Mau là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm. Vì thiếu tuyên truyền hướng dẫn, nhiều nơi người dân phá đê, đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi trồng thủy sản. Hoặc như ở Ninh Thuận, việc canh tác các đồng muối quy mô lớn nhưng thiếu quy hoạch đã làm cho đất và nước trong khu vực bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nhìn chung, về tác động của nhiễm mặn trong nông nghiệp, chúng tôi được Giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, cho biết:

Hiện tượng nhiễm mặn đối với vùng đất nông nghiệp, nếu là đất trồng lúa thì khả năng ảnh hưởng rất lớn. Là đất trồng hoa màu, khả năng ảnh hưởng cao hơn nữa. Nếu là đất dùng để nuôi trồng thủy sản, nước lợ thì lại tốt. Có những chỗ người ta phải bơm nước lợ vào, độ

Những vùng nhiễm mặn nặng nhất thường là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm...RFA RFA mặn khoảng 7-8‰ để nuôi tôm sú mới được.

Trong dung dịch đất thì độ mặn phải nhỏ hơn 1‰ mới an toàn cho lúa. Còn trên 10‰ thì cây lúa chết. Bây giờ người ta cũng tạo ra vài loại giống lúa chịu mặn, nhưng khả năng chịu mặn cũng chỉ đến 7-8‰ thôi.

Phương án chống mặn không dễ

Chân đất bị xâm mặn là mối đe dọa trực tiếp đối với các giống cây trồng. Có những vụ mùa, lúa trong giai đoạn trổ đòng phát triển tốt nhưng bị nước biển xâm thực thì đành ngã rạp. Nhìn chung, công tác làm giảm độ mặn của đất là vô cùng khó khăn. Ngành sinh học đã mở ra một hướng đi mới để đối phó với tình trạng này, qua việc nghiên cứu gien của một số loài thực vật có khả năng thích ứng với muối. Trong công tác ứng phó với vùng đất nhiễm mặn hiện nay, chúng tôi được Kỹ sư Võ Quốc Trung cho biết:

Cũng áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là căn cứ vào dự báo của Khí tượng thủy văn Nam bộ, Sóc Trăng chúng tôi sẽ có thông tin về mức độ, khả năng xâm nhập mặn để bố trí thời vụ để né mặn. Thứ hai là bố trí những giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và có thời gian sinh trưởng ngắn, để giảm thiểu mức ảnh hưởng vào cuối vụ.

Kỹ sư Võ Quốc Trung


Cũng áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là căn cứ vào dự báo của Khí tượng thủy văn Nam bộ, Sóc Trăng chúng tôi sẽ có thông tin về mức độ, khả năng xâm nhập mặn để bố trí thời vụ để né mặn. Thứ hai là bố trí những giống lúa có khả năng chịu mặn tốt và có thời gian sinh trưởng ngắn, để giảm thiểu mức ảnh hưởng vào cuối vụ.

Một số cây trồng khác như cây ăn trái, hay mía; chúng tôi cũng khuyến cáo người dân bố trí lại thời vụ, để đảm bảo lượng nước tưới phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn hàng năm.

Một nông dân nhìn cánh đồng lúa bị ảnh hưởng nước lợ. RFA RFA Năm nay, Sóc Trăng cũng có nhiều giống lúa có khả năng thích ứng được với điều kiện chân đất bị nhiễm mặn. Trung bình ở các vùng đất lúa-tôm, đất chân mặn thì một số bộ giống lúa cũng cho năng suất đạt trên 5 tấn. Do chi phí để đưa nước ngọt vào các đồng ruộng ngày càng tăng, nên công tác rửa mặn trở nên một thách thức lớn trong tương lai. Hướng nghiên cứu chọn ra các loại cây, ngũ cốc có đặc tính chịu mặn là cần thiết.

Trong thực tế, việc nuôi trồng ở những vùng đất bị xâm mặn thường kém hiệu quả. Nhưng nếu không được xử lý thích đáng, tốc độ đất bị khô cằn hoang hóa sẽ càng nhanh hơn. Dự báo trong thời gian tới, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình trạng xâm mặn ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục diễn biến xấu hơn. Với câu hỏi lý giải như thế nào về tình trạng hiện nay, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, theo Giáo sư Lê Huy Bá là:

...Về mặt quản lý, chưa đến nơi đến chốn. Những người quản lý thực ra họ cũng chưa có tầm. Và họ cứ lý lại nhau. Ai cũng thành tích thì muốn nhiều nhưng trách nhiệm thì không ai dám chịu cả. Rồi suy nghĩ theo kiểu nhiệm kỳ. Ông này lên cũng tưởng có một cái gì đó, nhưng mà chả làm được cái gì. Vơ vét được một mớ rồi về thôi…

Giáo sư Lê Huy Bá

Lý giải mãi, e cũng thế sao mà lý giải hết được. Đại để là có cả trách nhiệm của các nhà khoa học, trách nhiệm của quản lý nhà nước, trách nhiệm của người dân. Trước tới giờ mình cứ nói sửa lời, nhưng bây giờ mình phải nói thẳng là ý thức về môi trường của mình thấp. Cho nên mới xảy ra những chuyện rác rưởi. Cha chung nên không ai khóc cả, không có môi trường thì chưa chết ai. Môi trường là của ai chớ không phải của ai mà có, cho nên họ không quan tâm.

Về mặt quản lý, chưa đến nơi đến chốn. Những người quản lý thực ra họ cũng chưa có tầm. Và họ cứ lý lại nhau. Ai cũng thành tích thì muốn nhiều nhưng trách nhiệm thì không ai dám chịu cả. Rồi suy nghĩ theo kiểu nhiệm kỳ. Ông này lên cũng tưởng có một cái gì đó, nhưng mà chả làm được cái gì. Vơ vét được một mớ rồi về thôi…

Chi phí cho công tác cải tạo đất khá là tốn kém. Số tiền bỏ ra cho một công trình ngọt hóa 1.000 ha đất thường không dưới cả chục tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu không giải quyết rốt ráo, nguy cơ nhiều vùng nông nghiệp bị bỏ hoang là tất yếu.Kết hợp với thời tiết biến đổi ngày càng gay gắt, tại các vùng duyên hải Việt Nam, tần số các đợt xâm mặn xuất hiện phổ biến hơn và độ mặn gia tăng cao hơn. Nếu không được quan tâm đúng mức, tình trạng này dứt khoát sẽ có những tác động lớn đến cả nền kinh tế quốc gia.

Theo dòng thời sự:

Đất phèn, đất mặn là gì? Chúng được hình thành như thế nào? Hôm nay, hãy cùng Thongtinkythuat.com đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên và các vấn đề khác liên quan đến đất phèn, đất mặn nhé!

Tìm hiểu thế nào là đất phèn?

Đất phèn là gì? Các đặc điểm, tính chất của đất phèn

Đất phèn, hay còn được gọi là đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Cây trồng trên đất nhiễm phèn sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Các vùng hay xuất hiện đất phèn là đồng bằng, ven biển hoặc những nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất phèn hay còn được gọi là đất chua

Đặc điểm chung và tính chất của đất bị nhiễm phèn:

  • Đất phèn có thành phần cơ giới nặng.
  • Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ gây hiện tượng nứt nẻ và cứng.
  • Độ chua của đất nhiễm phèn khá cao, với độ pH thường < 4.
  • Các chất độc hại có trong đất phèn: Al3+, Fe3+, CH4, H2S.
  • Đất phèn thường có độ phì nhiêu thấp, nghèo đạm và mùn.
  • Từ đó khiến cho hoạt động của vi sinh vật trong loại đất này rất kém.

Nguyên nhân hình thành nên đất phèn

Đất phèn thường được tìm thấy ở những nơi có các loại đá trầm tích. Nguyên nhân sinh ra đất phèn thường là do nước biển dâng ngập đất. Trong nước biển có chứa muối sunfat, khi dâng ngập đất sẽ trộn lẫn với trầm tích chứa các chất hữu cơ và oxit sắt trong đất. Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ rất cứng và nứt nẻ. Vi sinh vật hoạt động trong đất nhiễm phèn kém đi nhiều bởi đất phèn rất chua.

Thế nào là đất nhiễm mặn?

Đất mặn là gì? Đặc điểm chung của đất nhiễm mặn

Đất mặn, hay còn được gọi là đất nhiễm mặn, là loại đất chứa nhiều cation natri. Loại chất này thường có trong dung dịch đất hoặc được hấp thụ trên bề mặt keo đất. Các khu vực thường có đất nhiễm mặn là những nơi hay xảy ra xâm nhập mặn và các tỉnh giáp biển như Nam Định, ĐBSCL,…

Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất nhiễm mặn là gì?

Đặc điểm chung và tính chất của đất nhiễm mặn:

  • Đất mặn có đặc điểm thấm nước kém. Bên cạnh đó, thành phần cơ giới của đất mặn nặng với tỉ lệ sét từ 50% – 60%.
  • Đất mặn khi khô sẽ co lại, gây tình trạng nứt nẻ, rắn chắc.
  • Chứa nhiều chất muối tan như NaCl, Na2SO4. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hút nước cung các chất dinh dưỡng của cây trồng. Nguyên nhân là bởi NaCl, Na2SO4 khiến cho áp suất thẩm thấu lớn.
  • Đất mặn có tính kiềm yếu và có phản ứng trung tính.

Nguyên nhân hình thành nên đất mặn

Đất mặn hình thành do quá trình xâm thực nước biển vào đất liền. Nước biển theo các mạch nước, theo sông tích tụ vào các thành phần gây mặn trong nước dần dần sẽ khiến đất bị nhiễm mặn theo thời gian.

Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất mặn hình thành do quá trình xâm thực mặn

Một nguyên nhân khác tạo thành đất nhiễm mặn là do việc tưới tiêu trong quá trình canh tác. Khi canh tác, người nông dân thực hiện tưới tiêu bằng cách dẫn nước trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên, trong nguồn nước này lại chứa nhiều muối khoáng. Vì thế khi tưới tiêu lâu ngày, đất sẽ bị tích tụ muối và nhiễm mặn.

Đất mặn gây ảnh hướng đến hoạt động của vi sinh vật. Nguyên nhân là do trong đất mặn chứa nhiều muối NaCl, Na2SO4, dung dịch của loại đất này từ đó mà nghèo đạm, nghèo mùn, cây trong không thể phát triển bình thường và khỏe mạnh được.

Tác hại của đất phèn và đất mặn đối với sự sinh trưởng của cây trồng

Tác hại của đất phèn đối với sự phát triển của cây trồng

Đất phèn chua có độ pH thấp trong khi ion H+ lại cao. Vì vậy, trừ một số ít các loại cây ưa sống trong đất chua, thì hầu hết cây trồng sẽ khó sinh trưởng. Cây trồng của Việt Nam thường chỉ thích hợp sinh trưởng trong môi trường trung tính.

Sinh trưởng trong đất phèn sẽ khiến cây trồng thiếu chất dinh dưỡng hay thậm chí không thể phát triển. Nguyên nhân là do đất nhiễm phèn không thể tự cải tạo, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.

Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất phèn ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng

Cụ thể, khi gieo trồng cây lúa trên đất phèn, nhiều cây có hiện tượng chết mầm, chết mạ, ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của vụ mùa. Bên cạnh đó, còn có trường hợp cuối vụ lúa bị vàng lá, xuất hiện xì phèn, ảnh hưởng xấu đến giai đoạn trổ bông.

Tác hại của đất mặn đối với cây trồng

Đất mặn gây hại sinh lý của cây trồng. Đất thừa lượng muối khiến cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên. Áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất tăng cao hơn sức hút nước của rễ cây sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước của cây trồng. Khi đó, cây trồng không hấp thu được nước nhưng vẫn thoát hơi nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, từ đó gây hạn sinh lý.

Đất nhiễm mặn ảnh hưởng đến sự trao đổi nước của cây trồng, khiến cây trồng bị héo lâu dài. Bên cạnh đó còn khiến ngưng quá trình tổng hợp xytokinin – chất có vai trò quan trọng với sự sinh trưởng của cây trồng.

Đất mặn thường xảy ra ở đâu

Đất mặn ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa

Đất mặn ức chế quá trình hút khoáng của rễ cây, dẫn đến tình trạng thiếu khoáng. Điều này khiến cây bị thiếu năng lượng và kìm hãm quá trình phosphoryl hóa.

Loại đất này gây ức chế sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là các loại cây chịu mặn kém. Khi sinh trưởng trong đất mặn, những chức năng sinh lý của cây trồng sẽ bị kìm hãm. Tùy thuộc vào nồng độ muối trong đất mà mức độ kìm hãm sinh trường của cây sẽ khác nhau.

Trên đây là thông tin về đất phèn, đất mặn, đặc điểm và nguyên nhân hình thành các loại đất này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.