Đất nông nghiệp bao nhiêu thì được tách thửa?

Với sự sôi động của thị trường bất động sản của Việt Nam như hiện nay, thủ tục tách thửa đất để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn,… là một trong các thủ tục được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc thủ tục tách thửa đất nông nghiệp [hay tách sổ đỏ đất nông nghiệp] với các nội dung như tách thửa đất nông nghiệp là gì? Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp là gì? Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp bao gồm hồ sơ và trình tự như thế nào?

Tách thửa đất nông nghiệp

1. Điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp là gì?

Tách thửa đất nông nghiệp [còn các tên gọi khác như: tách sổ đỏ đất nông nghiệp; tách sổ đỏ đất ruộng; tách thửa đất lúa; tách thửa đất ruộng] có thể hiểu đơn giản là thủ tục chia một thửa đất thành hai hay nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn.

Còn theo quy định pháp luật, tách thửa đất nông nghiệp là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn,…

Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp được hiểu là các nội dung cần đáp ứng khi muốn tách thửa như điều kiện về hình thức, nội dung, trình tự thực hiện,….

Còn thủ tục tách thửa được hiểu là trình tự các bước mà chúng ta phải tuân theo để tiến hành đề nghị xin được tách thửa đối đất nông nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.

Sau thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban đầu sẽ xuất hiện thêm hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khác.

2. Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp là gì?

Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp một cách hợp pháp thì thửa đất nông nghiệp đó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Thửa đất nông nghiệp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất;

- Thửa đất nông nghiệp không có tranh chấp;

- Thửa đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Thửa đất nông nghiệp đang trong thời hạn sử dụng đất;

- Thửa đất nông nghiệp không có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thửa đất nông nghiệp không thuộc các trường hợp không được tách thửa theo quy định của pháp luật;

- Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng thửa đất nông nghiệp không vi phạm các quy định pháp luật về đất đai;

- Thửa đất mới được hình thành do tách thửa đất nông nghiệp phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.

Nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì không được phép tách thửa một cách tùy tiện. Nếu tự ý tách trái phép sẽ bị xử lý nghiêm khắc khi phát hiện.

3. Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp mới nhất

3.1. Hồ sơ xin tách thửa đất nông nghiệp

Để thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp theo đúng quy định pháp luật và tiết kiệm thời gian, người sử dụng đất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm hai tài liệu như sau:

- Đơn xin tách thửa đất nông nghiệp theo mẫu;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

3.2. Trình tự thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp

Người có yêu cầu tách thửa đất nông nghiệp nộp bộ hồ sơ như trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất mới.

3.3. Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp

Thời gian giải quyết thủ tục tách thửa đất nông nghiệp là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, và không quá 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với các xã miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

3.4. Thẩm quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp là: Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về khái niệm, điều kiện cũng như hồ sơ và quy trình thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tách thửa đất nông nghiệp, các bạn có bất cứ câu hỏi nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất.

Công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý đất đai nhất là việc tách sổ cho loại đất nông nghiệp nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu?

Theo kết quả thống kê, diện tích đất đai năm 2021, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.134.480 ha. Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.994.319 ha; Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.949.158 ha; Diện tích nhóm đất chưa sử dụng là 1.191.003 ha.

Đất trồng cây lâu năm bao nhiêu mét vuông thì được tách thửa?

– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150 m2/thừa; – Đối với đất rừng sản xuất: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thừa.

Đất như thế nào thì được tách thửa?

Như vậy, để tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó.

Quy định đất ở nông thôn bao nhiêu m2?

Quy định đất ở nông thôn bao nhiêu m2 để được cấp sổ đỏ.

Chủ Đề