Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Trong chế biến món ăn hàng ngày của chúng ta hầu như đều sử dụng dầu ăn. Vì thế, lượng dầu tiêu tốn sẽ khá nhiều, vậy liệu có cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng không? Hãy xem qua các cách tái chế hữu ích dưới đây nhé!

Ngoài việc sử dụng dầu thực vật đúng cách để chế biến giúp bảo vệ sức khỏe, chảo dầu sau khi sử dụng lần đầu sẽ có thể khiến bạn băn khoăn nên bỏ đi hay sử dụng tiếp cho lần sau. Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng là cách làm trong dầu ăn bằng khoai tây hay gừng tươi. Sau khi lọc cặn dầu đã sử dụng, chỉ cần cho vài lát khoai tây tươi hoặc gừng, các thành phần của chúng sẽ hút mùi và làm trong dầu ăn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không nên áp dụng dầu đã chiên lại nhiều lần, gây ảnh hưởng phá huỷ các cơ quan của cơ thể gây biến chứng không lường.

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

2. Cách tái chế dầu ăn đã qua sử dụng an toàn cho sức khỏe

2.1. Tái sử dụng dầu ăn có tốt không?

Đối với các cách dùng dầu ăn thông minh, dầu ăn đã qua chế biến sẽ dễ oxy hóa, lượng axit béo tăng và chuyển hóa nguy hiểm cho người dùng, gây ung thư. Do đó, các chuyên gia thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng dầu đã qua sử dụng, đặc biệt với các loại dầu ép lạnh. Sử dụng các loại dầu đậu nành nguyên chất, hay dầu hướng dương,… cung cấp rất nhiều nguồn dưỡng chất, nhưng cũng không nên sử dụng khi đã qua chế biến chiên nóng.

2.2. Có thể tái sử dụng dầu ăn mấy lần

Theo chuyên gia dinh dưỡng TS Rupali Dutta, nếu muốn sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng cho lần tiếp theo, hãy chắc chắn số dầu ấy chỉ nóng vừa đủ và chưa bốc khói. Điều này có nghĩa, các loại dầu sử dụng để chiên, xào sẽ không được dùng ở lần nấu ăn tiếp theo. Bởi khi dầu sẽ bị phá huỷ các cấu trúc dinh dưỡng ở nhiệt độ cao, khiến dầu đổi màu và gây hại cho sức khỏe.

2.3. Mẹo tái chế dầu ăn an toàn

Mẹo đầu tiên là nên sử dụng các dầu thực vật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tim mạch. Tiếp theo đó, chỉ nên tái chế trong 1 đến 2 lần đầu sử dụng, không tái chế dầu đã đổi màu, bốc khói trong quá trình nấu ăn.

2.4. Cách xử lý dầu ăn thừa sau khi chiên

2.4.1. Bảo quản dầu ăn

Trong các cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng, đầu tiên hãy lọc cặn và chứa dầu vào chai, lọ thuỷ tinh dày, có nắp đậy kín. Sử dụng giấy bạc gói chai thuỷ tinh, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nước.

2.4.2. Khử mùi khét của dầu

Để khử mùi khét của dầu, bạn có thể cho dầu lên bếp nấu ở nhiệt độ vừa phải và chiên tinh bột (cơm, xôi,…). Sau đó cho dầu và tinh bột vào chai thuỷ tinh đậy nắp kín. Tinh bột sẽ hút các hợp chất gây khét có trong dầu hiệu quả.

2.4.3. Khử mùi chua và hăng của dầu

Bạn có thể chiên củ hành tây, thành phần của hành sẽ giúp ích cho việc khử mùi chua, hăng của dầu đã sử dụng. Củ hành cũng có thể khử mùi khét lẫn chua, hăng có trong dầu, tuy nhiên giá thành khá cao, cần cân nhắc khi sử dụng cách này.

3. Lưu ý khi tái chế dầu ăn

3.1. Dầu ăn nào bạn có thể tái sử dụng

Bạn cần cân nhắc chỉ tái chế dầu không biến đổi quá nhiều ở nhiệt độ cao khi chế biến. Bạn có thể tham khảo nhiệt độ sôi, thất thoát của dầu như sau: dầu hướng dương là 246 độ C, đậu nành là 241 độ C, dầu Canola là 238 độ C và ô liu là 190 độ C.

3.2. Dầu ăn nấu bằng phương pháp nào có thể tái dùng lại

Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng cũng sẽ phụ thuộc vào các phương pháp nấu ăn của bạn. Chẳng hạn nhiệt độ khi xào là 120 độ C, nhiệt độ chiên từ 160 đến 180 độ C và nướng là trên 180 độ. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi dầu không bốc khói, không biến chất khi nấu.

3.3. Hạn chế dùng lại dầu ăn cũ

Tuyệt đối không sử dụng dầu quá ba lần tái sử dụng hoặc đã đổi màu, không còn trong. Bạn cũng nên bỏ dầu ăn dù còn trong nhưng để lâu khiến có mùi hôi, chua và đóng váng. Không trộn chung các loại dầu cũ để cất giữ, vì mỗi khi nấu nhiệt độ khác nhau, cấu trúc dầu thay đổi cũng sẽ khác nhau và không được đông lạnh dầu.

Để tái chế dầu an toàn, bạn có thể áp dụng các cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng kể trên để tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế các biến đổi của dầu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi chọn mua và sử dụng các loại dầu ăn chất lượng, uy tín hiện nay, bạn cần tuân thủ các cách chế biến để có thể tận dụng dầu ăn một cách tốt nhất.

#Xem thêm một số bài viết về :Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng tái chế an toàn sức khỏe

Những món ăn chiên ngập dầu, vàng ruộm luôn kích thích vị giác của bất kì ai. Nhưng thực phẩm không được chiên trong dầu ăn đảm bảo chất lượng sẽ không còn dinh dưỡng, thậm chí gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy chú ý một số cách sử dụng dầu ăn sai lầm sau để hạn chế tối đa nhé!

Nhiều món chiên, rán cần nhiều dầu mỡ nên thường có tình trạng dư nhiều dầu ăn sau khi đã hoàn tất. Và thay vì đổ đi, thì người dùng thường tiếc nuối và tận dụng lại cho những lần chiên sau. Thực tế, thói quen này là vô cùng sai lầm và gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ của gia đình bạn.

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Việc tái sử dụng dầu ăn nhiều lần còn phá hủy các vitamin trong nó, giảm giá trị của dầu

Dầu ăn sau khi chiên, rán đã có mùi thức ăn cũ, khét; nếu dùng chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon. Chưa hết, việc nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài làm dầu dễ sinh ra những chất có hại như transfat, aldehyde, fatty acid oxide... Khi chúng đi vào cơ thể sẽ phá hủy cac men tiêu hóa khiến người dùng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư...

Dùng dầu ở nhiệt độ cao

Nhiều người cho rằng việc chờ dầu sôi và bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào sẽ giúp rút ngắn thời gian chế biến. Tuy nhiên, nhiệt độ cao lại là tác nhân phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Hãy thay đổi thói quen, bạn có thể thay đổi trình tự, để nồi nóng rồi mới cho dầu vào và bắt đầu chế biến thực phẩm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ biến chất, các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

Ăn duy nhất một loại dầu ăn

Người dùng thường hạn chế thay đổi thương hiệu dầu ăn nhưng thực tế nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian. Lý do vì không phải loại dầu ăn nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần nên cần thay đổi để cơ thế phát triển tốt nhất.

Một lời khuyên là căn bếp nhà bạn nên có sẵn 2 loại dầu ăn, một dùng cho chiên, rán còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Dùng dầu ăn hoàn toàn thay mỡ

Mỡ không hề sở hữu chất béo có hại. Do đó, để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega3 và omega6).

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Dùng mỡ không hề gây hại như bạn vẫn nghĩ mà dùng xen kẽ còn giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Nggười bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.

Tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn chiên chín thực phẩm một cách hoàn hảo nhưng không cần tới dầu chiên, giúp giữ lại chất dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khoẻ, đó chính là “vũ khí bí mật” mang tên nồi chiên không dầu.

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Nồi chiên không dầu chính là công cụ đắc lực giúp bạn hoàn thiện những món chiên hấp dẫn mà không gây hại cho sức khỏe

Nồi chiên không dầu hay còn gọi là nồi chiên chân không sở hữu khả năng giảm thiểu lượng dầu chiên để đảm bảo sức khỏe và khắc phục nhược điểm dầu văng tung tóe khi chiên bằng chảo. Đây là thiết bị nhà bếp ngày càng được các chị em nội trợ ưa chuộng nhờ thiết kế đơn giản, tối ưu với phương pháp chiên không dầu nhờ cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso), quạt tản nhiệt có chức năng luân chuyển nhiệt lượng khắp bề mặt thực phẩm giúp chúng chín đều từ trong ra ngoài.

Dầu ăn chiên rồi để được bao lâu

Nồi chiên không dầu có thể nấu được rất nhiều món ăn khác nhau

Nồi chiên không dầu có thể sử dụng được cho tất cả các loại thực phẩm. Đối với những món bản thân đã có dầu mỡ như thịt, thịt gà, cá basa, món có phô mai… thì không cần dùng thêm dầu.

Nếu đang tìm kiếm một thiết bị vì sức khoẻ gia đình, đừng bỏ qua nồi chiên không dầu nhé!