Dầu giây cách tphcm bao nhiêu km

Theo ghi nhận thực tế của PV VietNamNet, ngày 8/7, tại trạm dừng nghỉ cao tốc Long Thành – Dầu Giây, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai.

Tại đây có hàng trăm ô tô liên tục ra vào từ xe du lịch cá nhân, xe khách từ 16 - 52 chỗ, thậm chí cả xe tải, xe container... cũng ghé vào đây để cho khách đi vệ sinh, tài xế kiểm tra kỹ thuật phương tiện trước khi tiếp tục hành trình dài trên cao tốc mà không có trạm dừng nghỉ.

Các xe ô tô ra vào liên tục ở bãi đậu gần như “quá tải”. Ảnh: Hoàng Anh

Tài xế Nguyễn Trung Nam [32 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận] cho biết, anh chạy xe khách 30 chỗ đưa đón tận nhà, mỗi ngày có 2 lượt đưa đón khách từ TP Phan Thiết [Bình Thuận] đi các bệnh viện, chợ,… ở TP.HCM. Mỗi lần di chuyển anh đều phải ghé vào trạm dừng nghỉ cao tốc Long Thành – Dầu Giây, vì cả lộ trình cao tốc khoảng 150km chỉ có mỗi trạm dừng nghỉ này.

“Mỗi lần xe tôi ghé đây cũng mất khoảng 20 - 30 phút chủ yếu cho hành khách đi vệ sinh. Do lượng người - xe lúc nào cũng rất đông nên tôi phải tìm chỗ đậu xe thuận tiện cho khách dễ xác định vị trí”, anh Nam thông tin.

Nhiều xe phải “chen” đậu vào một số vị trí ở cây xăng trên trạm dừng nghỉ cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Hoàng Anh

Từ ngày có tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, trạm dừng nghỉ này luôn “quá tải”. Mới đây, trạm xây dựng thêm nhà vệ sinh sau cây xăng, nhưng tình trạng khách xếp hàng dài chờ đi vệ sinh vẫn chưa được cải thiện.

Chị Ngô Kiều Linh [ngụ TP.HCM] chỉ tay về phía nhà vệ sinh [khu cũ] nói: “Tôi xếp hàng bên kia gần đến lượt thì thông báo quá tải, 2 phút sau thì thông báo hết nước. Tôi qua đây xếp hàng lại từ đầu, thành ra tôi phải mất hơn 30 phút mới xong chuyện đi vệ sinh; không kịp ăn sáng luôn, quá bất tiện”.

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu Giây vẫn chưa có trạm dừng nghỉ

Trong khi đó, 2 tuyến cao tốc mới Phan Thiết – Dầu Giây và Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 200km được đầu tư xây dựng 3 trạm dừng nghỉ, tuy nhiên Ban quản lý dự án vẫn đang lựa chọn nhà thầu để xây dựng. Cụ thể, trạm dừng nghỉ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được đặt tại Km 47+500, thuộc địa phận xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận [giáp ranh với tỉnh Đồng Nai].

Còn 2 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại Km 144+560 xã Phong Phú, huyện Tuy Phong và Km 205+602 xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc [đều thuộc tỉnh Bình Thuận].

Hành khách xếp hàng dài chờ đi vệ sinh. Ảnh: Hoàng Anh
Lượng khách dừng chân ăn uống cũng đông hơn trước. Ảnh: Hoàng Anh

Ông Phạm Hùng Thái, Giám đốc Ban quản lý dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, trạm dừng nghỉ sẽ có các hạng mục chính như: bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, trạm xăng, và khu nghỉ ngơi… Dự kiến đến quý 1/2024 mới xây dựng trạm dừng nghỉ trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Tương tự, ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc quản lý dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết cho biết, đơn vị đang gấp rút hoàn tất hồ sơ thiết kế và lựa chọn đơn vị xây dựng. Dự kiến đến tháng 10 sẽ hoàn tất hồ sơ để đấu thầu chọn nhà đầu tư và triển khai xây dựng.

Khu vực có bảng “cấm đậu xe” nhưng các ô tô vẫn đậu vì hết chỗ. Ảnh: Hoàng Anh
Nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Hoàng Anh

Theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam về đường ô tô cao tốc và khoảng cách bố trí giữa các trạm dừng nghỉ đã triển khai trong các dự án cao tốc Bắc - Nam trung bình là 50 - 60 km/trạm.

Ô tô bị đá văng nứt kính vì 'ổ gà' trên cao tốc Long Thành – Dầu GiâyÔ tô con đang chạy trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây thì bất ngờ bị xe khách chạy phía trước với tốc độ cao làm văng đá dăm gây nứt kính.

Sáng ngày 29.4, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khánh thành và sau đó các phương tiện mới được phép lưu thông vào tuyến cao tốc này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên từ khoảng 8h30 sáng đã xuất hiện tình trạng ùn tắc kéo dài hàng ki-lô-mét ngay trước trạm dừng nghỉ trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, tại trạm dừng nghỉ trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hướng từ TPHCM đi Phan Thiết, hàng trăm xe ô tô dừng tại đây chờ giờ thông xe vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Tài xế Nguyễn Văn Trung [25 tuổi] ngụ tại Đức Linh tỉnh Bình Thuận cho biết, anh đang đợi thông xe tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để về Bình Thuận nhằm tiết kiệm bớt thời gian do nếu đi thẳng tuyến cao tốc này ra TP Long Khánh rồi đi tiếp về Bình Thuận sẽ xa hơn và mất nhiều thời gian hơn.Tại trạm dừng nghỉ, xe xếp hàng dài chờ vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.Trong khi đó trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hàng xe cũng kéo dài hàng ki-lô-mét.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có điểm đầu từ đoạn QL1A đi Mỹ Thạnh [cách quốc lộ 1A khoảng 2,6km], tỉnh Bình Thuận. Điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km43+125. Chiều dài tuyến khoảng 99 Km.Việc khánh thành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây rút ngắn hành trình từ TP Hồ Chí Minh đến các trung tâm du lịch và mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực Nam Trung bộ; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên QL1A.Trong giai đoạn khai thác tạm, phương tiện lưu thông trên tuyến chính và ra, vào các đường nhánh tại 3 nút giao liên thông gồm: Nút giao kết nối cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km 43+125, nút giao QL1 [xã Xuân Tâm, Xuân Lộc] tại Km 62+997 và nút giao Km 0+00 nối QL1 đi Mỹ Thạnh [cách QL1 khoảng 2,6km] thuộc Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.Người dân nghỉ chân chờ mở lối vào cao tốc Phan Thiết - Dầu GiâyBộ Giao thông vận tải cũng vừa phê duyệt phương án tổ chức phân luồng giao thông trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, theo đó ô tô được chạy tốc độ tối đa 120km/h.Cảnh ùn tắc kéo dài trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sáng ngày 29.4.Tại khu vực trước cây xăng ở trạm dừng nghỉ, xe đậu kín cả khu vực bãi đỗ.Sau khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc này còn giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực miền Đông Nam Bộ và Nam Trung bộ cũng như từ Bắc vào Nam. Đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến, các khu du lịch sinh thái ven biển của Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Cao tốc Sài Gòn Long Thành Dầu Giây bao nhiêu km?

Được khởi công vào tháng 10/2009, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55 km với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và tổng số vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng [vay của ngân hàng ADB, JICA và vốn đối ứng].

Cao tốc Dầu Giây đi bao lâu?

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, khởi công tháng 9/2020, tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Tuyến đường dự kiến thông xe ngày 30/4, giúp rút ngắn thời gian từ TP HCM đi TP Phan Thiết [Bình Thuận] từ 5-6 giờ, còn 2 giờ.

Cao tốc Dầu Giây chạy bao nhiêu km?

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Chiều dài 99 km
Tồn tại 29 tháng 4 năm 2023 [7 tháng, 2 tuần và 3 ngày]
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đường_cao_tốc_Phan_Thiết_–_Dầu_Giâynull

Đường cao tốc Dầu Giây Vĩnh Hảo bao nhiêu km?

Dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết có tổng chiều dài 101 km tuyến chính đã được đưa vào khai thác vào ngày 19/5 và dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km cũng đã thông xe tuyến chính vào ngày 29/4 vừa qua.

Chủ Đề