Dấu hiệu ung thư xương cột sống

Reinstall Chrome to stay secure

You're using an older version of Chrome

  • Ung Thư
  • Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh Ung Thư Xương Bạn Nên Biết!

Ung thư xương là một trong những bệnh lý bất thường của xương khớp, bệnh thường diễn biến âm thầm nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh ung thư xương để các bạn có thể nhận biết kịp thời căn bệnh này.

Hình ảnh ung thư xương

Ung thư xương là tình trạng tế bào ung thư khởi phát tại xương. Ung thư xương có thể xuất hiện ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng hay gặp nhất là xương cánh tay và chân. Đây được xem là một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,5% trong toàn bộ ung thư.

2. Yếu tố nguy cơ gây ung thư xương là gì?

Những yếu tố tăng nguy cơ bị ung thư xương bao gồm:

  • Di truyền: Một số hội chứng, bệnh lý di truyền làm tăng nguy cơ ung thư xương bao gồm: Hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Rothmund-Thomson, hội chứng Retinoblastoma, hội chứng Exostoses
  • Bệnh Paget xương: Tình trạng tiền ung thư làm tăng nguy cơ ung thư xương ở người lớn tuổi.
  • Xạ trị: Những người tiếp xúc với liều lượng lớn bức xạ, đặc biệt là bệnh nhân ung thư bị xạ trị sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư xương.

3. Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư xương là gì?

Bệnh ung thư xương ở giai đoạn sớm triệu chứng thường nghèo nàn. Đa phần, bệnh nhân phát hiện ra khi bệnh đã trong giai đoạn tiến triển. Các dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư xương, bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh
  • Thiếu máu
  • Đau: Thường đau ở một số vị trí nhất định, mức độ đau tăng dần theo đợt, có thể kèm theo sưng và khó vận động ở các khớp gần vị trí đau
  • Ra mồ hôi
  • Xét nghiệm máu thấy tăng canxi và phosphate kiềm trong máu
Đau cột sống lưng thường xuyên có thể là một trong nhiều dấu hiệu của ung thư xương

4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư xương

Các phương pháp chẩn đoán ung thư xương bao gồm:

  • Chụp X-Quang: Chụp X-Quang là phương pháp đơn giản nhất giúp các bác sỹ quan sát được vị trí của khối u trong xương, và xem chúng đã di căn hay chưa. Hơn nữa, X-Quang còn giúp bác sỹ biết khu vực xương bị tổn thương hay số lượng tế bào xương tăng sản ở vùng ung thư.
  • Xạ hình xương: Xạ hình xương nhằm giúp các bác sỹ thấy hình ảnh di căn của tế bào ung thư xương sớm hơn, đặc biệt là ở cột sống.
  • Scan xương: Scan xương là kỹ thuật giúp phát hiện những vị trí xương có tế bào ác tính.
  • Sinh thiết: là phương pháp lấy mẫu mô từ khối u để quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định xem đó là khối u lành hay ác tính. Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư chính xác nhất hiện nay.

5. Các phương pháp điều trị ung thư xương

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ung thư phù hợp. Các phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay bao gồm:

  • Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc, hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ung thư da. Bác sỹ có thể sử dụng hóa trị trước phẫu thuật để đánh giá đáp ứng của cơ thể mới hóa trị. Hóa chất còn được sử dụng sau mổ để giảm thiểu khả năng ung thư tái phát cũng như hạn chế di căn xa.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị ung thư xương giúp bảo tồn chức năng vận động, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo ghép đoạn xương giả để thay thế cho đoạn xương đã mất [nếu có]. Mục tiêu là giữ được mạch máu và tổ chức cơ đảm bảo khả năng vận động
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia có năng lượng cao [tia X] để giảm đau tại chỗ và ngăn chặn quá trình lây lan của tế bào ung thư xương ác tính.

6. Tiên lượng ung thư xương

Tỉ lệ sống sót 5 năm đối với một số bệnh ung thư xương phổ biến hơn:

  • Đối với tất cả các loại ung thư xương kết hợp, tỷ lệ sống 5 năm là khoảng 70%. Tuy nhiên, điều này thay đổi theo loại ung thư và giai đoạn.
  • Đối với các ung thư xương tạo xương [osteosarcomas] và ung thư mô liên kết [Ewing sarcoma] vẫn còn trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót 5 năm là khoảng 60 đến 80%. Nếu ung thư di căn sang các cơ quan khác, tỉ lệ sống sót 5 năm là khoảng 15 đến 30%. 
  • Đối với Ung thư mô liên kết sụn [chondrosarcomas], tỉ lệ sống sót 5 năm là khoảng 80 phần trăm. 

Trên đây là một số những chia sẻ thực tế và hữu ích về căn bệnh ung thư xương: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư xương, dấu hiệu cảnh báo ung thư xương và phương pháp điều trị căn bệnh này. Để có thêm thông tin cụ thể, mời bạn gọi đến hotline miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia nghe tư vấn.

ĐAU LƯNG VÀ TIỀM ẨN CỦA BỆNH UNG THƯ XƯƠNG

Ai cũng từng bị đau lưng trong đời, và đau lưng thường là lý do phổ biến cho sự nghỉ việc hoặc cho các cuộc thăm khám tại bác sĩ gia đình. Mặc dù đau ở lưng có thể gây nhức mỏi và rất khó chịu, triệu chứng này thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng có thể tiềm ẩn các nguyên nhân đáng ngại.

Khi nào thì cơn đau lưng là dấu hiệu của mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe của bạn? Người bị đau lưng nên sớm tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau trở nên liên tục hoặc dần dần nặng hơn mà không có bất kỳ dấu hiệu giảm nhẹ đáng kể nào, hoặc đau đến mức giấc ngủ của bạn cũng bị gián đoạn. Dấu hiệu càng thuyết phục hơn nếu những cơn đau lưng đi kèm với triệu chứng thâm hụt thần kinh như yếu và tê ở chân hoặc các triệu chứng bất thường khác, chẳng hạn như giảm cân không rõ lý do, và mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Bảng 1. Nguyên nhân gây đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng

Tổn thương cơ bắp và dây chằng

Bệnh thoái hóa khớp – thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, hẹp cột sống

Thoát vị đĩa đệm

Chấn thương

Viêm cột sống – viêm cột sống dính khớp

Nhiễm trùng – bệnh lao

Loãng xương – gãy xương

Ung thư – mestastasis cột sống, đa u tủy

Bệnh nhân của tôi – Anh G.

Nhắc đến trường hợp đau lưng, tôi nhớ lại cách đây vào năm, có một bệnh nhân bị đau lưng nặng mà tôi được yêu cầu thăm khám vào giữa đêm. Người đàn ông trẻ nằm dài trên giường bệnh khi tôi bước vào phòng. Một bên mặt anh co giật, khiến khuôn mặt của anh bị biến dạng lệch về một bên trong khi nhăn mặt đau đớn. Đó là anh G., một bệnh nhân 35 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh cho đến khi anh nhận thấy một cơn đau nhói lên ở phần lưng thấp, xảy ra lần đầu tiên cách đó vài tháng. Trước đó anh G. đã từng bị đau lưng thường xuyên sau khi chơi tennis, vì vậy anh ấy không chú ý nhiều đến cơn đau này. Nhưng nhiều tuần trôi qua, anh G bắt đầu nhận thấy cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Anh G. đã hỏi ý kiến ​​bác sĩ gia đình, và vị bác sĩ này đã trả lời anh rằng triệu chứng đau lưng có thể liên quan đến chấn thương “cơ bắp” từ các buổi tennis của anh và kê đơn thuốc giảm đau cho anh ấy. Mặc dù thuốc giảm đau đã tạm thời làm cơn đau lưng thuyên giảm, anh vẫn tiếp tục bị những triệu chứng đau dai dẳng trong vài tuần tiếp theo. Trong khoảng thời gian đó, anh G đã được ba bác sĩ khác kê đơn với thuốc giảm đau mạnh hơn và thậm chí anh ta còn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chỉnh hình, nhưng tất cả đều vô dụng.

Anh G cuối cùng đã được giới thiệu đến một chuyên gia chỉnh hình, vì cơn đau trở nên rất nghiêm trọng và anh cũng bị tê ở cả hai chân. Anh G đã ngay lập tức được sắp xếp thực hiện chụp cộng hưởng từ [MRI] ở phần cột sống thắt lưng. Ngay sau đó, anh nhận được một cuộc gọi từ bác sĩ của mình, bác sĩ yêu cầu được gặp anh ngay lập tức. Hình ảnh quét MRI đã tiết lộ nhiều tổn thương xương và phần xương bị gãy ở một trong những phần cột sống đã đè nén lên tủy sống của anh G. Bác sĩ giải thích với anh rằng anh phải nhập viện và cần phải phẫu thuật để giảm bớt sức ép trên tủy sống. Cùng đêm đó, tôi đã được mời đến gặp anh ấy trước khi ca phẫu thuật được tiến hành. Rất may mắn là phẫu thuật của anh G đã diễn ra suôn sẻ mà không có biến chứng nào. Kết quả mô học từ phẫu thuật của anh G đã xác nhận rằng anh không bị đa u tủy xương [Multiple Myeloma].

Bệnh đa u tủy xương là gì? 

Đa u tủy là ung thư phát sinh từ các tế bào plasma, một loại tế bào bạch cầu được sản xuất trong tủy xương. Chức năng chính của các tế bào plasma bình thường là tạo ra các kháng thể, còn được gọi là globulin miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong u tủy, những tế bào plasma bất thường này tạo ra các kháng thể không hoạt động, được gọi là paraprotein, được tích lũy theo thời gian trong máu và nước tiểu. Dựa vào phép đo các paraprotein này để chẩn đoán và theo dõi tình trạng u tủy. Nguyên nhân gây ra u tủy vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ được cho rằng có liên quan đến việc xuất hiện đa u tủy như những đối tượng thuộc độ tuổi già, giới tính nam, da màu và có tiền sử bệnh lý gamma đơn dòng có ý nghĩa không xác định [MGUS].

Vì tế bào gốc của u tủy là từ các tế bào plasma dị thường trong tủy xương, do đó nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần xương nào trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh đa u tủy có thể được chia thành những bệnh ảnh hưởng đến xương và tủy xương, ví dụ như đau xương, gãy xương sống, thiếu máu, nồng độ canxi cao và trong trường hợp nặng, sức nén trên tủy sống, như đã thấy trong bệnh nhân G của tôi. Các nhóm triệu chứng khác có liên quan đến sự tích tụ các paraprotein trong máu và nước tiểu, dẫn đến tổn thương thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh đa u tủy xương? 

Tiêu chuẩn FA dành cho u tủy xương sẽ bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như đo paraprotein trong máu và nước tiểu, sử dụng điện di protein và kỹ thuật kết hợp miễn dịch. Sinh thiết tủy xương là một phần quan trọng của quá trình xét nghiệm, có tác dụng cả cho mục đích chẩn đoán và cũng để định rõ đặc điểm các phân nhóm di truyền khác nhau. Nhờ những hiểu biết mới về sinh vật học trong lĩnh vực u tủy, u tủy bây giờ không còn được biết đến như một thực thể mà là một bệnh không đồng nhất. Có các phân nhóm di truyền khác nhau của u tủy, với mỗi phân nhóm có kết quả lâm sàng và thời gian sống khác nhau. Trước khi điều trị đa u tủy, quy trình chụp PET / CT toàn thân hoặc khảo sát xương xương bằng chụp Xray thông thường sẽ được thực hiện. Điều này rất hữu ích trong việc xác định mức độ tác động của u tủy vào xương.

Bảng 2. Xét nghiệm chẩn đoán ban đầu cho bệnh đa u tủy xương

Các chẩn đoán thường quy 

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Công thức máu toàn bộ
  • Creatinine, chất điện giải, canxi, albumin
  • Beta-2 microglobulin
  • Điện di protein và nước tiểu [SPEP & UPEP]
  • Điện di miễn dịch huyết thanh và nước tiểu
  • Xét nghiệm không có chuỗi ánh sáng [free light chain assay] huyết thanh và nước tiểu

Sinh thiết tủy xương

  • Chọc hút [Aspirate]
  • Khoan trefin [Trephine]
  • Kỹ thuật tế bào dòng chảy [Flow Cytometry]
  • Cytogenetics / Lai huỳnh quang tại chỗ [FISH]

Chụp quét hình ảnh

  • Chụp PET / CT hoặc khảo sát xương
  • MRI cho trường hợp nghi ngờ sức ép lên xương sống

Quay trở lại với trường hợp của anh G, anh G đã trải qua tất cả các cuộc điều tra xét nghiệm thích hợp và bắt đầu hóa trị từ sớm, trong vòng một tuần sau khi phẫu thuật. Lĩnh vực điều trị u tủy đã có những bước tiến rất đáng kể. Hóa trị được sử dụng để điều trị u tủy ngày nay là loại cải tiến hơn, có tên gọi là hóa trị mục tiêu. Chúng hiệu quả hơn trong điều trị u tủy so với các loại thuốc cũ được sử dụng và thường gây nên ít tác dụng phụ hơn. Sức khỏe của anh G đã có phản ứng rất tốt với liệu pháp điều trị của mình và hiện tình trạng u tủy của anh đang thuyên giảm hoàn toàn, đồng nghĩa với không còn bằng chứng nào về u tủy trong cơ thể của anh G.

Điều trị đa u tủy là một trong nhiều thành công đạt được ở lĩnh vực điều trị ung thư trong thời đại mới, nhiều bệnh nhân u tủy nhờ các phương pháp này đã được kéo dài tuổi thọ. Đây hực sự là động thực để các nhà khoa học và bác sĩ ung thư tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phát triển mới trong điều trị u tủy, một căn bệnh được cho là rất đáng sợ và khiến bệnh nhân tử vong rất nhanh. Cá nhân tôi sẽ không bao giờ hình dung được, từ khi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ ở giai đoạn những năm chín mươi, rằng đa u tủy xương một ngày nào đó sẽ được xem xét như một căn bệnh mãn tính chứ không phải căn bệnh chết người. Chắc chắn rằng chúng tôi vẫn sẽ tìm những cách khác để chữa bệnh u tủy, nhưng tôi có thể khẳng định rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Nhìn thấy bệnh nhân của tôi còn sống và có cuộc sống trọn vẹn là phần thưởng lớn nhất dành cho tôi với tư cách là bác sĩ của họ!

Tác giả:

Bác sĩ Kevin Tay
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS [Singapore]
Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Nội khoa

Hội đồng Y học Nội khoa Hoa Kỳ/ABIM Ung thư Y khoa
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS [Ung thư Y khoa]

Video liên quan

Chủ Đề