Đầu tư startup là gì

Đầu tư vào những ý tưởng mới, những startup với sự sáng tạo đang là một trong những xu hướng thú vị và tiềm năng hiện nay. Các công ty mới thành lập có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới mang tính đột phá có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, nếu bạn muốn tham gia vào kênh đầu tư này, tham khảo hướng dẫn đầu tư startup khôn ngoan của VO247 trong bài viết sau đây.

Đầu tư startup là gì
Kênh đầu tư mới hấp dẫn những năm gần đầy

Đầu tư khởi nghiệp có khả năng sinh lợi cao, nhưng nó đi kèm với rủi ro lớn. Vậy nếu là một nhà đầu tư không ngoan, hãy đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên những hiểu biết về startup của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.

Startup là gì? Đầu tư startup là gì?

Khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về một startup. Đó có thể là một doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện cực kỳ không chắc chắn hoặc một công ty nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp không rõ ràng và thành công không được đảm bảo.

Đầu tư startup là gì
Đầu tư khởi nghiệp 

Đầu tư startup là việc nhà đầu tư bỏ ra một số vốn để tài trợ cho hoạt động của công ty khởi nghiệp nào đó để thu về lợi nhuận. Việc đầu tư có thể thông qua một trang web huy động vốn từ cộng đồng.

Có thể thể nói, đầu tư startup là loại tài sản có rủi ro cao nếu bạn không tiến hành một cách thận trọng và cởi mở. Kênh đầu tư này cũng khá mới mẻ nên chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Do đó, đây có thể là cơ hội để các nhà đầu tư nhỏ, lẻ nắm lấy cơ hội.

Quy trình đầu tư startup

Các nền tảng trực tuyến giúp hợp thức hóa quá trình đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, từ thẩm định đến tài trợ và thực hiện, cũng như xác minh công nhận. Và quy trình đầu tư có thể được chia thành một số bước cơ bản:

Dựa trên những phân tích, số liệu đã được thẩm định trên các nền tảng trực tuyến, nhà đầu tư có thể tận dụng quá trình đó để nhanh chóng tìm ra những thông tin cơ bản giúp đưa ra đánh giá ban đầu về công ty. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn cũng nên tiến hành thẩm định của riêng mình bằng cách xem xét các tài liệu chính, nghiên cứu về công ty đó thông qua đội ngũ quản lý, nhân lực,….

Bạn cần phải cân nhắc các yếu tố pháp nhân của công ty như cơ cấu thuế, danh mục đầu tư hiện có và hoàn cảnh cá nhân.

Để thực hiện đầu tư, thông thường bạn sẽ ký một thỏa thuận đầu tư đưa ra các điều khoản đầu tư. Trong một số giao dịch, các chứng từ sẽ được ký quỹ cho đến khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

Tùy thuộc vào cấu trúc của giao dịch, bạn có thể chuyển tiền của mình vào tài khoản ký quỹ do bên thứ ba nắm giữ để giữ an toàn cho đến khi tiền được chuyển đến công ty sau khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

  1. Phát hành tài liệu / quỹ với các điều kiện được đáp ứng

Khi các điều kiện của khoản ký quỹ được đáp ứng, các tài liệu hoặc tiền sẽ được chuyển cho công ty.

Có nên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp?

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mang lại cho bạn một cơ hội cho các giải pháp, các vấn đề thách thức hoặc sự phát triển của công nghệ mới.

Tiềm năng tăng trưởng là có, nhưng hiếm khi có chỗ cho sự tăng trưởng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, nếu bạn chọn một công ty khởi nghiệp thành công, thì lợi nhuận là không giới hạn.

Bên cạnh đó, đầu tư startup là không dành cho tất cả mọi người, ít nhất là tất cả các nhà đầu tư muốn có thu nhập cao và an toàn.

Đầu tư startup là gì
Đầu tư cho khởi nghiệp – truyền cảm hứng cho sự sáng tạo

Khởi nghiệp là siêu rủi ro. Khoảng 90% tất cả các công ty khởi nghiệp đều thất bại, do không phù hợp với thị trường sản phẩm, các vấn đề về tiếp thị, các vấn đề về đội ngũ hoặc các vấn đề khác. Có khả năng xảy ra tổn thất toàn bộ. Các công ty khởi nghiệp chỉ là một khoản đầu tư tốt nếu bạn chuẩn bị mất 100% những gì bạn đang đặt cược.

Thật vậy, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp là những khoản đầu tư kém thanh khoản. Nếu bạn mua một cổ phiếu hôm nay và thay đổi quyết định vào ngày mai về lựa chọn của bạn, bạn có thể dễ dàng bán nó. Và một startup thì cần có thời gian để xem kết quả. Ngay cả khi một công ty khởi nghiệp thành công, vẫn có thể mất nhiều năm trước khi có kết quả từ khoản đầu tư của bạn.

Mặc dù lợi nhuận có thể rất lớn, nhưng hãy luôn ghi nhớ rủi ro cao đằng sau nó. Đừng bao giờ đầu tư số tiền mà bạn không thể mất được! Bạn cũng nên sẵn sàng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, phòng ngừa các khoản đặt cược của mình, đồng thời thực hiện nghiên cứu thị trường và điều tra những người và công ty đứng sau một công ty khởi nghiệp.

Đầu tư cho khởi nghiệp là truyền cảm hứng để tiếp thêm sinh lực, nhưng khi làm đúng, sẽ rất đáng để thử. Tuy nhiên cần phải cân nhắc và đưa ra sự so sánh cần thiết. Và nếu đây vẫn chưa là thời điểm thích hợp để đầu tư startup thì hãy lựa chọn mô hình kinh doanh peer to peer lending từ VayOnline247.

Đây có thể là lựa chọn phù hợp cho một nhà đầu tư mới bắt đầu. Đảm bảo đáp ứng được nhiều yếu tố về lợi nhuận và tính an toàn. Hy vọng đến với VO247, bạn có thể làm nên câu chuyện thành công của riêng mình.

Xem thêm tại đây!

Tham khảo các dịch vụ thiết kế website, dịch vụ SEO, lập trình web-app, cắt HTML và lập trình di động

Dạo gần đây, thuật ngữ Startup xuất hiện rất nhiều. Startup thật sự ra là từ chỉ những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Ở Việt Nam, thuật ngữ "Startup" mà các bạn thường nghe nhắc đến nói về một mảng nhỏ hơn là các công ty khỏi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Cụ thể, nếu bạn có một ý tưởng độc đáo về một phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động để cung cấp cho người dùng và muốn hiện thực hóa ý tưởng đó, bạn sẽ phải lên kế hoạch thực hiện, tìm kiếm người đồng hành, tìm kiếm nhà đầu tư, phát triển sản phẩm, thành lập công ty... Đó là quá trình Startup.

Ngoài ý tưởng độc đáo, các Startup nên phát triển theo một quy trình cơ bản từ khi ý tưởng hình thành đến khi doanh nghiệp phát triển. Ứng với từng giai đoạn sẽ có những chiến lược và cách thực hiện khác nhau. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển ý tưởng. Họ cần tìm kiếm rất nhiều thông tin hướng dẫn.

Nhờ sự hỗ trợ của các kênh thông tin hiện nay, Startup không gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thông tin ban đầu. Tuy nhiên, nhiều thuật ngữ thuộc lĩnh vực Startup liên quan đến kế hoạch phát triển, kêu gọi nhà đầu tư còn khá mới mẻ, khiến nhiều bạn lúng túng và mất khá nhiều thời gian tìm hiểu.

Một số bài viết có giải nghĩa những thuật ngữ này nhưng không theo một quy trình logic và các bạn phải tự mình kết nối lại. Trong bài viết này, Mona Media tập hợp các thuật ngữ theo từng bước thực hiện kế hoạch Startup để các bạn dễ dàng hình dung con đường với từng giai đoạn mà các Startup phải đi qua, và những thuật ngữ mà các bạn sẽ gặp trong từng giai đoạn đó.

Đầu tư startup là gì
Những thuật ngữ cần biết

Những thuật ngữ ban đầu các bạn cần hiểu rõ trước khi khởi nghiệp là Founder, Bootstrapping, Funding.

  • Founder: người sáng lập/ nhà sáng lập. Đối với Startup, “Founder” là một hoặc một vài người tìm ra một ý tưởng mới và muốn phát triển nó thành một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể.

VD: Mark zuckerberg - founder của Facebook, Lê Hồng Minh - founder của VNG, …

  • Bootstrapping: Tự lực. Startup sẽ sử dụng nguồn vốn nội lực để thực hiện ý tưởng của mình. Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, và ý tưởng cũng chưa đủ lực để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Một số Startup có nguồn vốn lớn, quá trình tự lực sẽ kéo dài hơn.
  • Funding: Gọi vốn. Khi nguồn vốn tự lực không còn đủ để duy trì và tiếp tục phát triển ý tưởng, các startup phải tiến hành kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Quá trình có thể trải qua nhiều vòng và với mỗi lần kêu gọi vốn, doanh nghiệp startup sẽ được định giá lại.

Những vòng gọi vốn mà các Startup có thể trải qua:

  • Crowd Founding: Gọi vốn cộng đồng. Thường nên là vòng đầu tiên để kêu gọi vốn từ các vườn ươm. Ở vòng đầu tiên này, bạn nên quan tâm đến thuật ngữ "Incubator hay Accelerator".

Incubator/ Accelerator: Vườn ươm. Giai đoạn đầu trong vòng gọi vốn cộng đồng, khi các Startup bắt đầu kêu gọi đầu tư hoặc cả khi bắt đầu thực hiện ý tưởng, họ có thể liên hệ sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp. Những tổ chức này sẽ đứng ra tư vấn các vấn đề về pháp lý, chính sách, chuyên môn, không gian làm việc và vốn cho các Startup nhằm mục đích chính là giúp Startup có được những khách hàng đầu tiên và dễ dàng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư sau này.

Có thể dễ dàng tìm thông tin về các vườn ươm khi bạn tìm kiếm trên google hoặc Facebook với từ khóa “vườn ươm”. Bạn cũng có thể theo dõi, tham gia các diễn đàn về Startup để biết thêm thông tin và kinh nghiệm

  • Seed Round: Vòng hạt giống. Là khi các Startup kêu gọi và nhận vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần. Vậy nhà đầu tư thiên thần là những ai?

Angel Investor: Nhà đầu tư thiên thần, là những nhà đầu tư có số vốn nhỏ, thường là những nhà đầu tư cá nhân và thân quen với bạn như gia đình, bạn bè, người thân,...

Giai đoạn đầu các Startup chưa có kinh nghiệm và uy tín, sản phẩm mới vẫn còn trong trứng nước sẽ khó để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn hơn. Chỉ người thân như gia đình, bạn bè những người tin tưởng và hiểu được khả năng của bạn sẽ có khả năng đầu tư cho dự án của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, số tiền đầu tư trong giai đoạn này thường không lớn đủ đến khi sản phẩm thực sự phát triển và mang về doanh thu. Do đó, bạn cần bước vào vòng cấp vốn.

  • Serial Rounds: Vòng cấp vốn. Ví dụ: Serial A, B, C,…

Serial A là vòng cấp vốn đầu tiên từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Các vòng B, C, … tiếp theo có cần thiết hay không phụ thuộc vào đặc thù và quy mô của từng doanh nghiệp.

Trong vòng cấp vốn này, bạn phải tìm cách liên hệ với các nhà đầu tư lớn hơn như nhà đầu tư tài chính, nhà đầu tư chiến lược.

Capital Investor: Nhà đầu tư tài chính. Là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào những Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Do đó, để thành công trong giai đoạn này, các Startup nên cố gắng đem về những thành công nhất định trước khi tìm gặp các nhà đầu tư.

Strategic Investor: Nhà đầu tư chiến lược vừa đầu tư tài chính vừa cùng làm việc với Startup. Họ sẽ là người hỗ trự Startup rất nhiều trong quá trình phát triển công ty.

Một thuật ngữ nữa mà các bạn không thể bỏ qua là Quỹ đầu tư mạo hiểm, - Venture Capital. Một quỹ đầu tư mạo hiểm thường là đồng sở hữu của rất nhiều nhà đầu tư tài chính. Do đó, để lấy được nguồn quỹ này, các Startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục các nhà đầu tư.

Khi này, Startup tiếp tục cần tìm hiểu về các kỹ thuật "Piching" để thuyết phục nhà đầu tư.

Đầu tư startup là gì
Thuyết trình với những dẫn chứng thuyết phục mang đến thành công cho Startup

Piching: Thuyết trình. Vấn đề quan trọng nhất quyết định việc kêu gọi vốn có thành công hay không là thuyết trình. Startup phải trình bày như thế nào để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và họ cảm thấy mình sẽ được những lợi ích gì khi đầu tư phát triển dự án này.

Một số kinh nghiệm cho thấy rằng Startup nên chuẩn bị Slides thuyết trình ngắn gọn, đơn giản, tập trung trong 10 Slides và nêu được điều cốt lõi. Điều cốt lõi đối thu hút nhà đầu tư là lợi ích nhận được từ Startup của bạn là gì.

Các bạn có biết Term Sheet là gì không? Term Sheet là tài liệu đưa ra các điều khoản mà nhà đầu tư yêu cầu đối với Startup. Dù Piching thành công, Startup cũng phải thỏa được những điều kiện mà nhà đầu tư đưa ra trước khi nhận được vốn từ họ.

Nội dung chính của 1 bản Term Sheet thường gồm: số tiền, cách giải ngân, số lượng cổ phần sở hữu, điều kiện thoát,…

  • Growth Hacking: là một cách làm Marketing mới dành cho Startup, bắt đầu từ việc tăng trưởng người dùng thay vì làm thương hiệu như trước đây.
  • Exiting: Thoái vốn/ Hoàn vốn. Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành. Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh, Startup sẽ tiến hành thoái vốn/ hoàn vốn cho nhà đầu tư theo ty lệ đã thỏa thuận. Có 2 cách để Exiting:

Merger and Acquisition (M&A): Mua bán và sát nhập. Startup sẽ bán công ty để thu về tiền mặt hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. M&A có thể là bán toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp, từng sản phẩm, sở hữu trí tuệ,… Phần lớn Startup không mong muốn chọn giải pháp này. Đây thường là lựa chọn của những doanh nghiệp đã đi vào giai đoạn thoái trào.

IPO: Đưa công ty lên sàn chứng khoán. Lúc này công ty không còn được gọi là Startup nữa vì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư bằng cách mua cổ phiếu mà công ty phát hành.