Dạy cho học sinh lớp 3c dạy những bài toán năm 2024

Môn toán ở trường Tiều học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Để giải được các bài toán ở tiểu học, người dạy cũng như người học phải nắm vững các dạng toán điển hình, nắm vững các bước giải toán và các phương pháp giải toán điển hình ở tiểu học: Như phương pháp suy luận, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp chia tỉ lệ, phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Để giúp học sinh giải quyết 4 mạch kiến thức toán cơ bản ở bậc Tiểu học đang học.

Tôi thấy “ phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng” giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu kiến thức vì phương pháp này rất trực quan sinh động, phù hợp với tâm sinh lí học sinh tiểu học. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 3 việc hướng dẫn các em giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là tiền đề cơ sở cho việc giải nhiều bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 4 và lớp 5.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy: từ việc dạy kiến thức chung cho đến dạy nâng cao cho học sinh, sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đã trở thành một phương pháp hữu hiệu trong việc giải bất cứ dạng toán nào . Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng”.

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải các dạng toán hợp bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Toán lớp 3 đặt tính rồi tính trẻ làm quen với phép tính. Từ đó giúp trẻ ghi nhớ thứ tự tính toán, rèn luyện tư duy logic và tính nhanh các bài tập hơn.

Toán lớp 3 đặt tính rồi tính rất phổ biến nhất trong toán tiểu học giúp rèn luyện khả năng tính toán và tư duy logic. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất cả các kiến thức cần nhớ và bài tập về đặt tính để phụ huynh và trẻ tham khảo.

1. Kiến thức cần nhớ khi làm toán lớp 3 đặt tính rồi tính

Trong chương trình học lớp 3, trẻ bắt đầu được làm quen với các phép tính có nhớ, vì vậy bài toán lớp 3 đặt tính rồi tính được chia làm 5 dạng: Phép cộng [trừ] không nhớ; Phép cộng [trừ] có nhớ; Phép nhân; Phép chia hết; Phép chia có dư.

1.1. Phép cộng [trừ] không nhớ:

Ví dụ: Đặt tính rồi tính:

  1. 203 + 525
  1. 864 - 624

Trả lời:

  1. Đặt tính rồi tính

Thực hiện phép tính từ phải qua trái ta có:

  • 3 cộng 5 bằng 8, viết 8
  • 0 cộng 2 bằng 2, viết 2
  • 2 cộng 5 bằng 7, viết 7

Vậy 203 + 525 = 728

Thực hiện phép tính từ phải qua trái ta có:

  • 4 trừ 4 bằng 0, viết 0
  • 6 trừ 2 bằng 4, viết 4
  • 8 trừ 6 bằng 2, viết 2

Vậy 864 - 624 = 240

1.2. Phép cộng có nhớ:

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 754 + 67

Thực hiện phép tính từ phải qua trái ta có:

  • 4 cộng 7 bằng 11, viết 1 nhớ 1
  • 5 cộng 6 bằng 11, thêm 1 bằng 12, viết 2 nhớ 1
  • 7 thêm 1 bằng 8, viết 8

Vậy 754 + 67 = 821

1.3. Phép trừ có nhớ

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 562 - 443

Thực hiện phép tính từ phải qua trái ta có:

  • 12 trừ 3 bằng 9, viết 9 nhớ 1
  • 6 trừ 4 bằng 2, 2 trừ 1 bằng 1, viết 1
  • 5 trừ 4 bằng 1, viết 1

Vậy 562 - 443 = 119

Học cách trừ các số có 3 chữ số cùng cô Nhung vuihoc >>

1.4. Phép nhân:

Cách làm:

Thực hiện nhân từ phải qua trái, nhân số ở hàng đơn vị của số hạng thứ nhất với số hạng thứ 2, sau đó tiếp tục nhân số hàng chục, hàng trăm của số hạng thứ nhất với số hạng thứ 2. Nếu trong các phép tính trên, phép tính nào có nhớ, ta cộng nhớ vào kết quả phép tính tiếp theo.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 314 x 3

Thực hiện phép tính từ phải qua trái ta có:

  • 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
  • 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
  • 3 nhân 3 bằng 9, viết 9

Vậy 314 x 3 = 942

1.5. Phép chia:

Cách làm:

Thực hiện chia lần lượt từ trái qua phải các chữ số của số bị chia cho số chia.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính:

  1. 834 : 2
  1. 234 : 7

Trả lời:

a]

Thực hiện phép tính từ trái qua phải ta có:

8 : 2 = 4, viết 4

4 x 2 = 8, 8 - 8 = 0, hạ 3,

3 : 2 = 1 viết 1

1 x 2 = 2, 3 - 2 = 1, viết 1 hạ 4, ta được 14

14 : 2 = 7 viết 7, 7 x 2 = 14, 14 - 14 = 0

Như vậy 834 : 2 = 417.

b]

Thực hiện phép tính từ trái qua phải ta có:

2 không chia được cho 7, ta lấy 23 : 7 được 3.

7 x 3 = 21, 23 - 21 = 2, hạ 4 ta được 24

24 : 7 = 3, 3 x 7 = 21, 24 - 21 = 3

Vậy, 234 : 7 = 33 dư 3

Nếu con vẫn gặp khó khăn khi làm phép đặt tính chia số có 3 chữ số, con có thể ôn tập lại cùng cô Nhung vuihoc qua những ví dụ thật sinh động dưới đây nhé

Ôn tập phép chia 3 chữ số cho số có 1 chữ số >>

2. 5 Bài toán lớp 3 đặt tính rồi tính trẻ cần có nền tảng kiến thức tốt và tính toán cẩn thận. Phụ huynh có thể cho trẻ tham khảo thêm các bài giảng và bài tập tại Vuihoc.vn.

Chủ Đề