Dạy trẻ so sánh bằng cách ghép đôi

Cách dạy trẻ so sánh nhiều hơn, ít hơn

Khi dạy trẻ so sánhnhiều hơn, ít hơn cần dùng cách ghép đôi để hướng dẫn trẻ bằng các ví dụ minh họa có hình ảnh để làm trẻ dễ hình dung.

chẳng hạn :

– Bỏ 1 cái muỗng vào 1 cái li, 1 cái muỗng vào 1 cái li thấy thừa ra 1 cái li. Vậy số li nhiều hơn số muỗng, số muỗng ít hơn số li.

– Nối 1 con thỏ với 1 củ cà rốt, 1 con thỏ với 1 củ cà rốt, … thấy thiếu cà rốt. Vậy số cà rốt ít hơn số thỏ, số thỏ nhiều hơn số cà rốt.

Dạy trẻ so sánh bằng cách ghép đôi

*Ghi chú: Vì bài này được dạy trước khi trẻ được học đếm và các số nên nhất thiết không được hướng dẫn trẻ đếm như sau: “Có 4 cái muỗng và 5 cái li. Vì 4 bé hơn 5 nên số muỗng ít hơn số li (số li nhiều hơn số muỗng)”.

Ngoài ra, chỉ nên cho trẻ so sánh các nhóm không có quá 5 đối tượng để các cháu dễ dàng ghép đôi hoặc nối…

Tin tức - Tags: dạy trẻ, ít hơn, nhiều hơn
  • Nội dung ôn tập kiểm tra 45 phút môn Vật lý 9 THCS Giảng Võ 2018-2019

  • Ôn tập thi giữa HK2 môn tiếng Việt lớp 4 năm học 2018-2019

  • 11 bài văn mẫu tả cảnh biển hay cho học sinh lớp 2

  • Bảng thống kế điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội từ năm 2013-2017

  • Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội năm 2019-2020

  • Vì sao khi cộng trừ phân số phải quy đồng mẫu số

  • Đề cương ôn tập HK1 môn tiếng Việt lớp 1

PTNT: DẠY TRẺ SO SÁNH

NHẬN BIẾT SỰ KHÁC NHAU VỀ 2 ĐỐI TƯỢNG

I. Mục đích yêu câu:

1. Kiến thức:

-Trẻ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa hai nhóm đối tượng.

2. Kỹ năng:

-Tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm

-Ôn kĩ năng xếp tương ứng 1-1

3. GD:

-Trẻ yêu thích môn học, hứng thú trong giờ học

 II. CHUẨN BỊ:

-Mỗi trẻ  2cây bút, 2 cuốn sách, 2cô giáo, thẻ số

-Tích hợp: Âm nhạc, Văn học, thể dục

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : phương pháp trực quan, thực hành.


III. TIẾN TRÌNH:

1. Trò chuyện – Giới thiệu bài:

-Cho lớp hát bài “cô giáo

-Các con vừa hát bài hát gì?

-Bài hát nói về ai?

-Cô giáo hay còn gọi là nghề gì?

-Ngoài nghề giáo viên ra các con có thể kể một số nghề khác mà các con biết không?

-Các con có biết ngày 20/11 là ngày gì không? Để tỏ long biết ơn các cô đã dạy các con phải làm gì? Phải chăm ngoan, học giỏi , nghe lời cô giáo

-Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con học môn toán các con phải chú ý lắng nghe và học thật giỏi nhé! Cô sẽ dạy các con “ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng của 2 nhóm đồ vật.

Dạy trẻ so sánh bằng cách ghép đôi

2. HĐNT:

HĐ1: Ôn sự bằng nhau của 2 đối tượng

-Cho trẻ chơi trò chơi”  kết bạn”

“Kết bạn”

-Kết cho cô 1 nhóm 2 bạn.

-Các con so sánh xem 2 nhóm này ntn vói nhau? (bằng nhau)

-Vì sao con biết số lượng 2 nhóm này bằng nhau?

-Lớp đọc “ bằng nhau”

HĐ2 : so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng của 2 nhóm đồ vật.

-Cô gắn 2 giáo viên lên bảng, để chỉ 2 cô giáo cô gắn số mấy?(số 2)

-Cô gắn 1 cuốn sách lên bảng

-Làm thế nào đẻ số sách bằng số cô giáo? Thêm 1 cuốn sách (mời trẻ lên xếp tương ứng 1-1)

-Các con ơi có rất nhiều bút. Làm thế nào để số bút có nhiều hơn số cô giáo?

-Chia mỗi cô 1 cây bút.

-Hỏi số bút và số cô giáo ntn với nhau? Số bút nhiều hơn bao nhiêu?, cô giáo ít hơn bao nhiêu?

-Vậy thừa ra mấy cái bút? Để số cô giáo và bút bằng nhau ta phải làm gì?(bớt đi 1 cái bút) mời trẻ lên bớt.

-Bây giờ số cô giáo và bút ntn với nhau? (bằng nhau).

HĐ3 : Luyên tập

-Mời 1-2 trẻ lên lấy đồ dùng và làm theo yêu cầu của cô ( giống phần cô làm mẫu)

-Cho trẻ chơi “ tìm về đúng số nhà”

-Mỗi một bạn trai tìm một bạn gái

-Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và hỏi trẻ.

HĐ4  trò chơi : “chim sổ lồng”

-Hai trẻ nắm tay làm “lồng chim”. Các trẻ khác làm “chim” . khi cô hô “tối rồi về nhà thôi” thì chim sẽ chui và lồng. Mỗi chú chim chỉ được chui và 1 lồng. Mỗi lần chơi cô hỏi trẻ số lồng chim nhiều hơn hay ít hơn chim? Tại sao con biết?


V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY

Chủ điểm: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

Đề tài:  Dạy trẻ ghép đôi 1-1 các đối tượng của hai nhóm đồ vật

          1. Mục đích yêu cầu:

          KT: Cháu biết ghép đôi(xếp tương ứng 1-1)từng đối tượng của hai nhóm đồ vật Cũng cố được một số đồ vật có trong gia đình.

          KN: Ghép tương ứng và nói được tên các đồ vật cháu định đặt tương ứng.

          TĐ: Giáo dục cháu biết qu‎í trọng các sản phẩm do cha mẹ làm ra, biết giữ gìn và bảo vệ cho chúng, biết sử dụng sản phẩm một cách có mục đích.

          Một số đồ dùng có trong gia đình.

          Trò chơi " ai nhanh nhất".

          3. Tiến trình hoạt động

          a. Mở đầu hoạt động

          - Đón cháu chăm sóc vệ sinh.

          Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.

Giáo viên nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình gắn vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.

          Cô điểm danh cháu.

          - Trò chuyện theo chủ điểm.

Hoạt động của cô

Hoạt động của cháu

  - Cháu quan sát tranh bác sĩ. Kể một số chi tiết có trong tranh.

  + Bác sĩ còn gọi là nghề gì?

  + Dụng cụ của bác sĩ là gì?

  + Đồng phục của bác sĩ là màu gì?

  + Bác sĩ làm việc ở đâu?

  - Giáo dục cháu: Khi có bị bệnh cha mẹ đưa đi khàm thì phải cho bác sĩ khám và đi tiêm ngừa các vacxin đúng liều lượng.

Cháu quan sát tranh và kể một số chi tiết có trong tranh.

Nghề thầy thưốc.

Ống nghe, tay khàm…

Làm việc ở bệnh viện.

Cháu lắng nghe.

          b. Hoạt động trọng tâm.

          Toán: "Dạy trẻ ghép đôi 1-1 các đối tượng của hai nhóm đồ vật"

Hoạt động của cô

Hoạt động của cháu

  HĐ1: Cô phát cho cháu một rổ đồ dùng có trong gia đình. Khi cô nói tên đồ dùng nào thì cháu giơ đồ dùng đó lên cả lớp và đồng thanh.

  - Gọi cháu kể một số tác dụng của đồ dùng đó: Xon dùng để nấu cơm, nắp xon dùng để đẩy xon, bếp dùng để nấu…

  HĐ2: Dạy trẻ ghép đôi các đối tượng. Cô vừa làm vừa nóiđể hướng dẫn trẻ làm theo trình tự sau:

  -Chọn tất cả cái xon trên tay. Xếp tất cả cái xon đó thành hàng ngang.

  -Chọn tất cả cái nắp xon lên tay. Xếp nắp xon lên thành một cái xon( Trẻ vừa làm vừa nói.

  -Cô hỏi cả lớp đã xếp hình cái xon như thế nào" xếp một cái xon và cái nắp lên trên được một cái xon hoàn chỉnh".

  - Khi tất cả trẻ xếp xong 1 cái xon hoàn chỉnh, cô yêu cầu cháu xếp một hình bếp đặc xon lên dùng để nấu, cô làm mẫu theo cách đặc tương ứng 1-1 rồi cho cảlớp làm.  Cô cũng có thể đặt 2 hạt giống vào một nhà và cho trẻ nhận xét xem cô làm đã đúng chưa, đồng thời sửa giúp trẻ làm chưa đúng.

  - HĐ3: Cho trẻ chơi trò chơi" Ai nhanh nhật" với luật chơi mỗi cháu chỉ giành một cái chuồn. Ai giành được thì người đó thắng cuộc.

  - Cháu chơi xong nhận xét tiết học, nhận xét cháu.

Cháu quan sát và nhận xét một số đồ dùng.

Cháu kể một số đồ dùng có trong rổ.

Cháu thực hiện làm cùng cô.

Cháu chơi trò chơi.

Dạy trẻ so sánh bằng cách ghép đôi

         - Hoạt động góc.

          - Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật: Cháu nặn, tô màu, theo chủ điểm.

          + Xây dựng: ngôi nhà, trường học

          + Phân vai: Bác sĩ, cô giáo, bán hàng…

          + Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.

          - Hoạt động tự do.

          -Đọc bài thơ"kéo cưa lừa sẻ" và tổ chức cho cháu chơi.

          c. Kết thúc hoạt động.

          Nêu gương:Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.

- Cháu cấm cờ.

          Trả cháu:  Vệ sinh cá nhân.

          - Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.

- Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.

          * Nội dung đánh giá cuối ngày

          - Hoạt động chung:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

          - Hoạt động khác:


……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………