Dđề thi chuyên hóa đại học vinh 2023 năm 2024
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Đại học Vinh năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra vào ngày 15/6/2024.Phương thức tuyển sinh năm học này có sự thay đổi so với các năm trước. Theo đó, ở các năm trước, ngoài môn chuyên tổ chức theo kỳ thi riêng, Trường Đại học Vinh sẽ lấy điểm nền thi vào lớp 10 do tỉnh Nghệ An tổ chức (và các tỉnh có học sinh dự thi). Kỳ thi năm nay, thí sinh sẽ tham gia dự thi 1 bài thi tổng hợp và 1 bài thi chuyên. Trong đó, bài thi tổng hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 120 phút và thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm, phần thi gồm môn Toán và môn Ngoại ngữ; bài thi chuyên thi theo hình thức tự luận, làm bài trên giấy với thời gian làm bài 150 phút. Trường Đại học Vinh thông báo cấu trúc đề thi tuyển sinh như sau: 1. Ma trận bài thi tổng hợp 2. Cấu trúc đề thi môn chuyên 2.1. Môn Vật lý Câu 1: (4,5 - 6,0 điểm) Phần Cơ học. Câu 2: (2,5 - 3,5 điểm) Phần Nhiệt học. Câu 3: (5,0 - 6,0 điểm) Phần Điện học. Câu 4: (3,5 - 4,5 điểm) Phần Quang học. Câu 5: (2,0 - 3,0 điểm) Bài tập về năng lực chuyên biệt Vật lý: Vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn; giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức Vật lý; thí nghiệm thực hành Vật lý. 2.2. Môn Hóa học Câu 1: (2,5 điểm) Lý thuyết về hóa học vô cơ (phi kim, hợp chất của phi kim). Câu 2: (2,5 điểm) Lý thuyết về hóa học vô cơ (kim loại, hợp chất của kim loại). Câu 3: (3,0 điểm) Lý thuyết về các hợp chất hữu cơ. Câu 4: (2,0 điểm) Phần thực hành, thí nghiệm khoa học. Câu 5: (2,0 điểm) Bài tập liên hệ thực tiễn. Câu 6: (4,0 điểm) Bài tập tính về hóa học vô cơ. Câu 7: (4,0 điểm) Bài tập tính về hóa học hữu cơ. 2.3. Môn Tiếng Anh chuyên Phần thi Nghe: Khoảng 30 phút (không tính thời gian chuyển từ giấy nháp vào bài thi). Phần thi Kiến thức ngôn ngữ và Kỹ năng ngôn ngữ khác (chức năng ngôn ngữ, Đọc hiểu; Viết): 120 phút. Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, câu hỏi hoàn thành câu/điền khuyết và tự luận (Thí sinh làm bài trên đề thi). Miêu tả chung các phần: Đề thi gồm 02 phần chính: Kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm, Ngữ pháp, Từ vựng) và Kỹ năng ngôn ngữ (Nghe hiểu, Đọc hiểu; Viết) nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của thí sinh. Tổng điểm: 200 (quy về thang điểm 20 sau khi chấm). 2.4. Môn Tin học Câu 1: (6,0 điểm) Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình và hiểu biết các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình để giải quyết bài toán. Câu 2: (5,0 điểm) Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết về cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình, giải quyết bài toán không đòi hỏi các giải thuật đặc biệt. Câu 3: (5,0 điểm) Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm hoặc bài toán không đòi hỏi các thuật toán đặc biệt nhưng lập trình phức tạp hơn Câu 1, Câu 2. Câu 4: (4,0 điểm) Áp dụng các thuật toán sắp xếp, tìm kiếm, đệ quy, quy hoạch động,… và phải tổ chức dữ liệu một cách hợp lý để đảm bảo thời gian thực thi. 2.5. Môn Toán Đề thi gồm 5 câu hỏi (mỗi câu có thể có các ý nhỏ) về các nội dung: Số học; Đại số; Hình học; Tổ hợp. - Số học: (2,0 - 3,0). Số nguyên tố, hợp số, số chính phương; lý thuyết chia hết trên tập số nguyên; phương trình nghiệm nguyên. - Đại số: (8,0 - 10 điểm). + Phương trình, hệ phương trình. + Bất đẳng thức, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức. + Xác định đa thức, tính chất của đa thức. - Hình học: (7,0 - 8,0 điểm). + Chứng minh các tính chất hình học; chứng minh các hệ thức; tính các đại lượng, biểu thức hình học.
- Tổ hợp: (2,0 - 3,0 điểm): Liên quan Số học, Đại số hoặc Hình học. 2.6. Môn Ngữ Văn Đề thi có hai câu: Câu 1: (8,0 điểm) Nghị luận xã hội - Viết bài văn nghị luận xã hội về: một sự việc, hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lý; một thông điệp rút ra từ tác phẩm văn học, câu chuyện, bức tranh… - Vấn đề nghị luận phải gần gũi, có ý nghĩa thiết thực; nội dung tư tưởng lành mạnh, phù hợp với trình độ học sinh; tránh những vấn đề xã hội quá nhạy cảm; khuyến khích những vấn đề mới mẻ, có khả năng phát huy sự độc lập, sáng tạo của học sinh. Câu 2: (12,0 điểm) Nghị luận văn học - Nghị luận về các vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học (đoạn trích, nhân vật, chi tiết, cảnh tượng, ngôn ngữ nghệ thuật…) trong chương trình Ngữ văn THCS. Từ đó, yêu cầu liên hệ, làm rõ một vấn đề lý luận văn học liên quan. - Nghị luận về một vấn đề lý luận văn học; yêu cầu sử dụng các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS (hoặc trải nghiệm văn học của bản thân) để chứng minh làm rõ. |