Dđơng giá xử lý chất thải rắn tại hà nội

Qua thời gian vận hành, các nhà máy xử lý đốt rác ở Hà Nội đã bộc lộ nhược điểm, việc lựa chọn công nghệ chưa hợp lý, không đảm bảo công suất thiết kế nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu xử lý rác của thành phố.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 – Chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Báo cáo dẫn nguồn Công văn số 1579/UBND-ĐT ngày 28/4/2020 của UBND TP.Hà Nội cho biết, hiện nay, Hà Nội đang thực hiện thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt [CTRSH] theo chủ trương đổi mới công nghệ, cơ giới hóa trên địa bàn, đặc biệt ở khu vực nội thành là nơi có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và ý thức cộng đồng phù hợp.

Với chủ trương này, TP.Hà Nội đạt tỉ lệ chôn lấp CTRSH là 89%, tỉ lệ đốt [không phát điện] là 11%. Tuy nhiên, công nghệ tái chế phân compost ứng dụng tại khu xử lý Cầu Diễn và Kiêu Kỵ không đạt hiệu quả do hạn chế đầu ra, hiện cả hai cơ sở đều đã dừng hoạt động.

Từ quý I/2017, Hà Nội thực hiện chủ trương đấu thầu tập trung vệ sinh môi trường. Đến nay trên địa bàn thành phố có 20 đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Trong đó, Công ty môi trường đô thị Hà Nội trúng thầu vận hành xử lý chất thải rắn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn với công suất xử lý trung bình tương ứng là 5000 – 5.200 tấn/ngày và khu Xuân Sơn là 1.400 – 1.500 tấn/ngày.

Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn nhìn từ trên cao

Thống kê mới đây cho thấy, Hà Nội đã thực hiện đầu tư và vận hành các nhà máy xử lý đốt rác theo quy hoạch xử lý chất thải rắn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây do Công ty Cổ phần Thăng Long đầu tư với công suất 700 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý chất thải tại Xuân Sơn [thị xã Sơn Tây] của Hợp tác xã Thành Công với công suất 150 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang tại Phương Đình [huyện Đan Phượng] với công suất 200 tấn/ ngày đêm; Nhà máy xử lý chất thải của Công ty Cổ phần đầu tư Thành Quang tại Việt Hùng [huyện Đông Anh] theo công nghệ plasma với công suất 500 tấn/ngày đêm [chưa hoạt động].

Các nhà máy qua thời gian vận hành đã bộc lộ một số nhược điểm: Việc lựa chọn công nghệ chưa hợp lý, qua thời gian sử dụng bị xuống cấp, không đảm bảo công suất thiết kế, phải dừng thực hiện để bảo trì, sửa chữa nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu xử lý rác của thành phố.

“Hiện UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp một số nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ hiện đại [đốt hoặc khí hóa] thu hồi năng lượng để phát điện tại các khu xử lý chính tại Nam Sơn, Sóc Sơn và Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì; phấn đấu cuối 2020 có thể đưa vào vận hành thử nghiệm nhà máy đốt rác phát điện công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu Liên hợp xử lý Nam Sơn ”- báo cáo cho hay.

Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có tới 17 khu xử lý chất thải có xử lý chất thải sinh hoạt. Nhưng hiện tại, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chỉ có ba khu xử lý chất thải sinh hoạt đang hoạt động là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây; Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, Nam Từ Liêm.

Theo báo cáo hồi tháng 1/2020 của UBND TP.Hà Nội, tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn của TP.Hà Nội đạt xấp xỉ 100% ở khu vực đô thị và đạt 90% ở khu vực nông thôn.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 7.000 tấn/ngày, đêm; được tiếp nhận, xử lý hằng ngày khoảng 6.500 tấn, tập trung tại hai khu xử lý chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.

Nhìn tổng thể, cái khó trong bài toán xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay của Hà Nội là toàn thành phố chỉ có hai Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải đã vượt quá công suất tiếp nhận, công nghệ xử lý lại chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh.

Chính vì công nghệ xử lý chôn lấp dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, cộng thêm việc quá tải nghiêm trọng của hai khu xử lý càng làm trầm trọng thêm tình trạng “khủng hoảng” rác thải sinh hoạt nội đô của Hà Nội.

Theo moitruong.net.vn

 

 

Trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường - ETM chuyên tư vấn các giải pháp xử lý chất thải, thiết kế hệ thống xử lý chất thải [khí thải, nước thải, chất thải rắn], đánh giá tác động môi trường ĐTM, hãy liên hệ SĐT: 028 3733 2121 , để được tư vấn miễn phí và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất

Là một trong những đô thị đông dân nhất cả nước, việc xử lý khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày không chỉ là thách thức, mà còn là vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô. Với mục tiêu giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp, thành phố định hướng trong giai đoạn 2021-2025 đẩy mạnh việc xử lý rác thải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến...                                        Vẫn chủ yếu là chôn lấp Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 7.000 tấn/ngày. Trong đó, về thành phần rác thực phẩm chiếm 51,9%; chất trơ [cao su, da, gỗ...] chiếm 38% và lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm dưới 7,1%... Việc xử lý chủ yếu vẫn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh [chiếm 98% tổng lượng chất thải rắn thu gom]; ngoài ra xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện [chiếm khoảng 2%]. Thực tế, trong nhiều năm qua, thành phố đã rất quan tâm đến hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội Phạm Văn Đức, thành phố hiện thiếu cơ sở hạ tầng dành cho việc duy trì vệ sinh môi trường như trạm trung chuyển, điểm cẩu rác, trong đó đến nay mới có 3 trạm trung chuyển, chuyển tải chất thải rắn sinh hoạt cỡ vừa và nhỏ… Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện đồng đều, gây gánh nặng cho thu gom, vận chuyển và xử lý... Trong khi đó, theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 [được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25-4-2014], Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn, nhưng đến nay mới có 2 khu xử lý [Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn - huyện Sóc Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây] hoạt động. Khó khăn hơn nữa là cả 2 khu xử lý trên đều đang ở tình trạng không còn khả năng chôn lấp trong 1-2 năm tới... Đến năm 2023, vận hành 2 nhà máy đốt rác Để giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp xuống dưới 30% vào năm 2025, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, UBND thành phố định hướng trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đẩy mạnh việc xử lý rác thải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát điện. Thông tin thêm về vấn đề này, Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật [Sở Xây dựng Hà Nội] Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thành phố đã ban hành 5 tiêu chí chính, 5 tiêu chí phụ lựa chọn nhà đầu tư quản lý, xử lý rác thải, đáng chú ý có những tiêu chí cao để việc áp dụng công nghệ hiện đại đạt hiệu quả như: Có năng lực về tài chính, kinh nghiệm xử lý rác thải; có công nghệ đốt phát điện tiên tiến hiệu quả; đã có nhà máy xây dựng ở Việt Nam hay trên thế giới có hiệu quả... “Đã có 2 dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao được thành phố chấp thuận đầu tư và hiện đang đôn đốc hoàn thành là: Nhà máy Đốt rác phát điện công suất 4.000 tấn/ngày -đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; Nhà máy Đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày - đêm tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4-2023”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn sử dụng công nghệ lò đốt ENERGIZE@ - lò ghi cơ học tiên tiến nhất trên thế giới, với phân đoạn 3 vùng đốt, bảo đảm rác thải được đốt cháy hoàn toàn, giúp tận thu nhiệt để phát điện. Các thành phần chất thải trơ, tro xỉ được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng [gạch không nung] hoặc san lấp mặt bằng... Việc xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện vừa giúp giảm tỷ lệ xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm quỹ đất cho công tác xử lý chôn lấp; vừa bổ sung năng lượng vào hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, thành phố đang tiếp tục đôn đốc hoàn thành các dự án hạ tầng làm cơ sở kêu gọi đầu tư xử lý rác bằng công nghệ hiện đại, phấn đấu hoàn thành đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2025-2030 tại: Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké [huyện Chương Mỹ] công suất 1.500 tấn/ngày - đêm; Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng [huyện Gia Lâm] công suất khoảng 1.000 tấn/ngày - đêm; Khu xử lý chất thải rắn Châu Can [huyện Phú Xuyên] công suất khoảng 1.000 tấn/ngày - đêm. Cùng với giải pháp công nghệ, Sở Xây dựng Hà Nội cũng vừa có văn bản kiến nghị UBND thành phố các giải pháp đồng bộ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn tới. Cụ thể, Sở Xây dựng rà soát, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn; xây dựng các giải pháp về quản lý, vận hành các khu xử lý tập trung... Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, triển khai kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn; rà soát, xây dựng quy định quản lý chất thải rắn, quy trình thu gom, phân loại rác tại nguồn, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thúc đẩy tái chế. UBND các quận, huyện, thị xã có các giải pháp tối ưu hóa quá trình thu gom, vận chuyển, xây dựng các trạm trung chuyển, điểm tập kết, thực hiện giảm thiểu và phân loại rác tại nguồn... Theo các chuyên gia môi trường, đây là những giải pháp tổng thể, bài bản, giúp thành phố giải quyết vấn đề xử lý rác thải theo hướng tối ưu về môi trường, phù hợp với đô thị văn minh, hiện đại.

Chủ Đề