Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư và triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số nhằm rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập và thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Sáng 12/9, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức khai mạc Giải bơi truyền thống trung, cao tuổi toàn quốc lần thứ 25 năm 2022…

Có thể nói, trong quý III năm nay, sau việc tập huấn nghiệp vụ, triển khai Nghị quyết Đại hội VI Hội NCT Việt Nam thì phong trào văn hóa, thể thao NCT của Thủ đô Hà Nội được dịp “bung lụa”, nhất là trong các dịp kỉ niệm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam [6/6], kỉ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Càng gần đến kỉ niệm Ngày Quốc tế NCT [1/10] và Tháng hành động vì NCT Việt Nam các hoạt động càng thêm sôi động, nở rộ như hoa mùa Xuân, tạo không khí thực sự sôi động ở từng địa bàn dân cư.

Quá trình lão hóa làm giảm nhu cầu năng lượng [calo], do đó, người cao tuổi muốn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên ăn các loại “siêu thực phẩm” dưới đây...

Hoạt động thể chất có thể thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh, nhưng các tình trạng mãn tính và sự suy giảm khả năng vận động liên quan đến tuổi tác thường hạn chế người lớn tuổi tham gia vào các hoạt động thể chất theo khuyến cáo.

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi [người từ đủ 60 tuổi trở lên] bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động của tỉnh Phú Thọ thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2025 và duy trì đến năm 2030;

- Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và các kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt 70% năm 2025; đạt 85% năm 2030;

- Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025; đạt 100% năm 2030;

- Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm [ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, sa sút trí tuệ…] đạt 70%  năm 2025; đạt 90% năm 2030;

- Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% năm 2025; đạt 90% năm 2030;

- Người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình hoặc các cơ sở bảo trợ đạt 100% năm 2025 và duy trì đến năm 2030;

- Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi có nội dung chăm sóc sức khỏe đạt 80% năm 2025; đạt 100% năm 2030;

- Số xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, có ít nhất 01 đội tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đạt 50% năm 2025; đạt 90% năm 2030;

- 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị năm 2025 và duy trì đến năm 2030;

- Người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế, được khám và điều trị tại nơi ở đạt 70% năm 2025; đạt 100% năm 2030;

- Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi đạt 20% năm 2025; đạt 50% năm 2030.

II.Phạm vi, thời gian, đối tượng

1. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh

2. Thời gian: Thực hiện từ năm 2021-2030, được chia thành hai giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến 2025

- Tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng: tăng cường các hoạt động truyền thông; hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho người cao tuổi cho trạm y tế xã/phường/thị trấn; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã; hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; phát triển mạng lưới tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày; thí điểm tổ chức chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi; xây dựng bộ tiêu chí xã/phường thân thiện với người cao tuổi, thí điểm triển khai mô hình;

- Tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho người cao tuổi đối với phòng khám lão khoa, khoa lão khoa, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện và Trung tâm y tế;

- Xây dựng các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến 2030

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày một hoàn thiện và nâng cao;

- Đánh giá giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của kế hoạch đã triển khai có hiệu quả;

- Chỉnh sửa, bổ sung và nhân rộng các mô hình đã thí điểm thành công ở giai đoạn 1;

- Hoàn thiện và hướng dẫn tổ chức, quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chính sách huy động các nguồn lực trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

3. Đối tượng:

- Đối tượng thụ hưởng:  Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi, người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi; người quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ưu tiên người có công cách mạng, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người cao tuổi là người khuyết tật, người cao tuổi thuộc đối tượng yếu thế trong xã hội.

- Đối tượng tác động: Cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân; người dân trong toàn xã hội tham gia thực hiện Kế hoạch.       

III. Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền vận động thay đổi hành vi tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa những thách thức về già hóa dân số với phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt đối với chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch để thực hiện, bố trí kinh phí cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với điều kiện của địa phương, tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động, truyền thông giáo dục thay đổi hành vi xây dựng môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Thường xuyên tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, huyện, xã; Biên soạn và nhân bản các sản phẩm truyền thông [tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, cẩm nang…] cấp phát tới đối tượng. Lồng ghép các hoạt động truyền thông của kế hoạch với các hoạt động truyền thông khác.

2. Củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi

- Nâng cao năng lực cho các bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tuyến dưới: Xây dựng quy định về tiêu chí của phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các khoa lão của các bệnh viện, trung tâm y tế.

- Nâng cao năng lực cho trạm y tế xã, phường, thị trấn trong thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh mạn tính [bệnh không lây nhiễm] cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng:

+ Bổ sung, hoàn thiện nhiệm vụ của trạm y tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi.

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn; giám sát, hỗ trợ thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng;

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào sinh hoạt của câu lạc bộ liên thế hệ, các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi với sự tham gia của người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi, thúc đẩy cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi;

+ Xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi [theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà], quản lý các bệnh mạn tính, không lây nhiễm tại gia đình;

+ Xây dựng và thí điểm các mô hình: cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày; xã/phường thân thiện với người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi; tiến tới xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi qua [mạng xã hội, internet].

3. Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của các bệnh viện; trung tâm y tế; nhân viên trạm y tế; cán bộ dân số và tình nguyện viên ở cơ sở.

- Đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo cho sinh viên tại các trường có đào tạo chuyên ngành y khoa trong tỉnh.

4. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương; các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tới các cấp các ngành, người dân trong tỉnh.

- Chú trọng triển khai các chính sách về: xây dựng, phát triển mô hình, phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; quy định về chế độ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; quy định về xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở chăm sóc người cao tuổi; quy định chính sách khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; bộ tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi.

- Triển khai các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Xây dựng hệ thống chỉ bảo thống kê, giám sát; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5. Bảo đảm nguồn lực thực hiện kế hoạch

- Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đào tạo bác sỹ chuyên khoa lão khoa, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lão khoa cho sinh viên các trường y. Huy động mạng lưới y tế, dân số, cán bộ, thành viên các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở bao gồm cả người cao tuổi và hội viên Hội người cao tuổi tham gia thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và từng bước tăng mức đầu tư.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện Kế hoạch; đầu tư, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ và đột xuất; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Chi tiết xem tài liệu đính kèm

Video liên quan

Chủ Đề