Đề bài - bài tập cuối tuần tiếng việt 5 tuần 30 - đề 1 (có đáp án và lời giải chi tiết)

Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Mi Mi. Người chú ta tròn tròn và mềm mại như một cuộn bông trắng. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như muốn nghe ngóng điều gì đó. Cánh mũi hồng hồng và ươn ướt là nét đáng yêu nhất của Mi Mi. Cái đầu nhỏ xinh và đôi mắt long lanh, linh động luôn khiến em muốn xoa đầu Mi Mi một chút. Mi Mi đi lại vô cùng nhẹ nhàng là nhờ có nệm thịt dưới chân. Mỗi lần được ăn những món ăn ngon là cái đuôi chú ta lại ngoe nguẩy vô cùng thích chí. Em rất yêu Mi Mi. Em mong ngày nào cũng có thể chăm sóc,vuốt ve và yêu thương Mi Mi như thế này.

Đề bài

Câu 1: Đọc lại câu chuyện Thuần phục sư tử và cho biết Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?

Câu 2: Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử?

A. Sư tử là loài vậy vô cùng nguy hiểm, chúng ta không nên lại gần chúng rất có thể sẽ mất mạng

B. Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình

C. Để thuần phục được sư tử cần phải có mồi nhử, một sự kiên nhẫn mới có thể thu phục được chúng

D. Kể lại câu chuyện của nàng Ha-li-ma dũng cảm thuần phục sư tử như thế nào

Câu 3: Em hãy nối đặc điểm của chiếc áo dài ở cột bên phải với loại áo tương ứng ở cột bên trái:

Áo thứ thân

Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.

Áo năm thân

Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.

Câu 4: Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam?

a) Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền

b) Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam

c) Nêu nguyên nhân vì sao các vua chúa lại quyết định cách tân áo dài cổ truyền

d) Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài

Câu 5: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù hợp:

A

B

1. Huy hiệu

a. Cháu ngoan Bác Hồ

2. Huy chương

b. Măng non

3. Huân chương

c. Kháng chiến

4. Danh hiệu

d. Vì Thế hệ trẻ

Câu 6: Em hãy thực hiện các ghép nối cột A với cột B sao cho được các kết hợp phù hợp:

A

B

1. Huân chương

a. Anh hùng Lao động

2. Danh hiệu

b. Hồ Chí Minh

3. Giải thưởng

c. Sao vàng

4. Huy chương

d. Vì Thế hệ trẻ

Câu 7: Em hãy nối các dấu câu ở cột A với công dụng của chúng ở trong cột B

A. Dấu câu

B. Công dụng

1. Dấu chấm

a. Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân mình

2. Chấm hỏi

b. Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

3. Chấm than

c. Ngăn cách giữa các thành phần trong câu

4. Dấu phẩy

d. Hỏi một vấn đề nào đó

Câu 8: Em hãy nối tác dụng của dấu phẩy ở vế bên trái với ví dụ tương ứng ở vế phải

Tác dụng của dấu phẩy

Ví dụ

1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

a.Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc.

2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

b. Chiều nay, mẹ sẽ trở về.

3. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh

Câu 9: Em hãy ghép nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột A với ý nghĩa tương ứng ở cột B:

Thành ngữ, tục ngữ

Ý nghĩa

1. Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn

a. Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.

2. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không)

b. Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.

3. Trai tài gái đảm

c. Trai gái thanh nhã, lịch sự

4. Trai thanh gái lịch

d. Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang

Câu 10: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một vật mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Để làm thân với sư tử, cứ mỗi tối Ha-li-ma lại ôm một con cừu non vào rừng. Từ chỗ xa lạ, sư tử dần thân quen với sự xuất hiện của Ha-li-ma mỗi tối. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon từ trong tay Ha-li-ma từ đó dần dần sư tử đổi tính, nó quen với nàng, có hôm nó còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy nó

Câu 2:

Ý nghĩa câu chuyện Thuần phục sư tử:

Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình

Câu 3:

Áo thứ thân: Được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.

Áo năm thân: Được may từ năm mảnh vải, vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.

Câu 4:

Ý nghĩa của bài văn Tà áo dài Việt Nam:

- Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền

- Vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam

- Sự duyên dáng thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài

Câu 5:

Các kết hợp đúng đó là:

- Huy hiệu Măng non

- Huy Chương Vì Thế hệ trẻ

- Huân chương Kháng chiến

- Danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

Câu 6:

- Danh hiệu Anh hùng Lao động

- Giải thưởng Hồ Chí Minh

- Huân Chương Sao vàng

- Huy chương Vì Thế hệ trẻ

Câu 7:

1 b: Dấu chấm: Kết thúc câu, trình bảy một sự việc, một câu chuyện.

2 d: Chấm hỏi: Hỏi một vấn đề nào đó

3 a: Chấm than: Bày tỏ cảm xúc; thể hiện yêu cầu, mong muốn của bản thân mình

4 c: Dấu phẩy: Ngăn cách giữa các thành phần trong câu

Câu 8:

1 c: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu - c. Lan, Ngọc, Quỳnh đều là học sinh

2 b: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ : Chiều nay, mẹ sẽ trở về.

3 a: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: Bố đang gặt lúa ngoài đồng, mẹ đi thóc trong sân, Lan nấu cơm trong bếp, mỗi người một việc.

Câu 9:

1 b: Trai mà chi, gái mà chi

Sinh con có nghĩa có nghì là hơn

=> Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ

2 a: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

(Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không)

=> Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.

3 d: Trai tài gái đảm

=> Trai gái đều giỏi giang (Trai tài giỏi, gái đảm đang)

4 c: Trai thanh gái lịch

=> Trai gái thanh nhã, lịch sự

Đáp án đúng: 1->b, 2->a, 3->d, 4->c

Câu 10:

Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Mi Mi. Người chú ta tròn tròn và mềm mại như một cuộn bông trắng. Đôi tai lúc nào cũng dựng đứng như muốn nghe ngóng điều gì đó. Cánh mũi hồng hồng và ươn ướt là nét đáng yêu nhất của Mi Mi. Cái đầu nhỏ xinh và đôi mắt long lanh, linh động luôn khiến em muốn xoa đầu Mi Mi một chút. Mi Mi đi lại vô cùng nhẹ nhàng là nhờ có nệm thịt dưới chân. Mỗi lần được ăn những món ăn ngon là cái đuôi chú ta lại ngoe nguẩy vô cùng thích chí. Em rất yêu Mi Mi. Em mong ngày nào cũng có thể chăm sóc,vuốt ve và yêu thương Mi Mi như thế này.