Đề thi văn lớp 9 học kì 2 năm 2019

c. Triển khai vấn đề nghị luận

*Mở bài

- Giới thiệu tácgiả : Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bà có sở trường viết truyện ngắn với đề tài chiến tranh, thường tập trung khai thác cuộc sống chiến đấu của thê' hệ trẻ ở Trường Sơn.

- Giới thiệu tác phẩm : "Những ngôi sao xa xôi" là mộttrong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện ngắn làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - gan góc, quả cảm, lạc quan, yêu đời, có tinh thần trách nhiệm cao. Phương Định - nhân vật chính và cũng là người kể chuyện - là một điển hình như thế!

- Giới thiệu đoạn trích : Có thể nói đây là đoạn hay nhất trong tác phẩm, thể hiện rõ sự dũng cảm của Phương Định.

*Thân bài

- Giới thiệu sơ lược về nhân vật :

Phương Định là một người con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu.

Cô đã tham gia vào chiến trường 3 năm, hiện thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

Có nhiều phẩm chất đáng mến như tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, lạc quan, yêu đời và giàu tình yêu thương đối với đổng đội nhưng đáng chú ý nhất là sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích đã cho :

*Công việc của Phương Định :

- Thời gian làm việc : Cô và đồng đội làm việc"chạy trên cao điểm cả ban ngày".

Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người: "Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom". Hằng ngày, các cô gái phải đối mặt với "đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ẩm ì xa dần".

->Lối miêu tả chân thực khiến người đọc cũng phải rùng mình khi tưởng tượng lại không khí của những cuộc gỡ bom.

*Thái độ, tinh thẩn của Phương Định :

Cô đã quen với việc phải đối mặt với "Thần chết" mỗi ngày. Thậm chí, cô vẫn làm việc ngay cả khi"còn mộtvết thương chưa lành miệng ở đùi " - thật... "lì lợm"!

Mỗi lẩn gỡ bom mìn, "thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ". Đó thực sự là công việc nguy hiểm nhưng cô gái vẫn không hề nản, vẫn luôn làm việc với tinh thẩn trách nhiệm cao nhất: "khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào" rồi mới yên tâm chạy về hang ở.

Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô trở về nơi ở với tâm trạng hoàn toàn thư thái, như chưa hề trải qua cơn sinh - tử: "ngửa cổ uống nước","nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ".

=>Cô gái ấy nhỏ người nhưng ý chí và lòng quả cảm không hề nhỏ bé, khiến người đọc vô cùng cảm phục.

*Đặc sắc nghệ thuật :

Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

*Kết bài

Phương Định là một nữ chiến sĩ vô cùng gan dạ, có tinh thẩn trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cô là điển hình cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là tấm gương sáng cho lớp trẻ hôm nay noi theo và học tập.

Suy ngẫm về vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước; liên hệ bản thân.

3,5

Đề bài

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẬN HAI BÀ TRƯNG

KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9

NĂM HỌC 2019 - 2020

..................

Môn: NGỮ VĂN

Ngày kiểm tra: 04 tháng 06 năm 2020

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN 1: [7 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”

[Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục]

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?

Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng [có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”]? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” [Lê Minh Khuê]. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. [gạch chân, chú thích rõ].

PHẦN II [3 điểm]

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

            Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

            Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

            Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

            Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”

[Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục]

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Vận dụng kiến thức Văn bản Những ngôi sao xa xôi

*Cách giải:

- Nhân vật “tôi” là Phương Định.

- Đoạn trích giúp em hiểu cô là người lạc quan, yêu đời, mộng mơ, nhạy cảm.

Câu 2:

*Phương pháp: Vận dụng kiến thức Các loại câu theo cấu tạo [câu đơn, câu ghép]

*Cách giải:

- Câu đơn.

- Việc sử dụng câu này có tác dụng: dùng để diễn tả, kể lại suy nghĩ của Phương Định lúc bấy giờ.

Câu 3:

*Phương pháp: Vận dụng kiến thức về Xưng hô trong hội thoại

*Cách giải:

- Lúc xưng “tôi”: Phương Định kể về công việc, suy nghĩ, hành động của riêng mình.

- Lúc xưng “chúng tôi”: Phương Định kể về công việc, hành động, tính cách, đặc điểm của cả 3 cô gái.

=> Xưng như vậy giúp ngôi kể vẫn liền mạch, đồng thời khắc hoạ được nét chung của 3 cô gái cũng như nét riêng của nhân vật chính Phương Định.

- Văn bản khác có đặc điểm như vậy [Thí sinh chọn 1 trong 2]:

+ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải.

+ "Hai cây phong" - Ai-ma-tốp.

Câu 4:

*Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn dài khoảng 12 câu, viết theo lối tổng – phân hợp, gạch chân chú thích đúng câu ghép và thành phần khởi ngữ; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ về nội dung: làm rõ được tinh thần đồng đội thân thiết của ba cô gái:

./ Thấu hiểu sở thích, tính cách của nhau

./ Luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc nhau [tiêu biểu là khi Phương Định ở trong hang trực điện thoại và khi Nho bị thương].

+ Về nghệ thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất hiệu quả, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật thành công để khắc hoạ tình đồng chí, đồng đội sâu sắc của các nhân vật.

PHẦN II

Câu 1:

*Phương pháp: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học [Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận, Hành chính – công vụ]

*Cách giải:

- Phương thức chính: tự sự.

Câu 2:

*Phương pháp: Vận dụng kiến thức Lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp

*Cách giải:

- Chép một trong 4 câu văn chứa dấu ngoặc kép là được chấp nhận.

- Ví dụ: Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?

Câu 3:

*Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [giải thích, phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

- Văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Giải thích: khoan dung là biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

- Khoan dung có ý nghĩa như nào trong cuộc sống?

+ Giúp ta sống thanh thản hơn

+ Giúp mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiết, gần gũi, tốt đẹp

+ Xua tan đi mọi mâu thuẫn, hận thù

+ Cảm hoá được những người đã phạm lỗi lầm, sai trái

+ Dẫn chứng: khi chiến tranh kết thúc, nước ta đã khoan dung cho kẻ địch để tạo nên hoà bình bền vững

- Lật lại vấn đề: Nếu không có lòng khoan dung? Cuộc sống sẽ buồn thảm, con người tự dày vò bản thân vì sự trả thù hoặc giận dữ, mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi...

- Hiện nay vẫn có nhiều người không có lòng khoan dung, điều ấy thật đáng phê phán. Tuy nhiên khoan dung không có nghĩa là tha thứ cho mọi lỗi lầm nghiêm trọng.

- Chúng ta nên làm gì để phát huy lòng khoan dung? Hãy biết bình tĩnh trước sai lầm của người khác, biết đặt mình vào vị trí của họ, đừng vội vàng phán xét,...

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

- Tổng kết.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề