Di chỉ hóa thạch cái nôi của loài người

Theo các nhà nghiên cứu, hóa thạch của 4 loài Australopithecus khác nhau vừa được tìm thấy ở Hang động Sterkfontein [Nam Phi] thuộc về một chi của loài Australopithecus [còn gọi là 'Vượn người phương Nam'] có thể đã tồn tại trước cả hóa thạch "Lucy" nổi tiếng - được tìm thấy cách đây ít nhất 3,2 triệu năm. Trước đó, hóa thạch "Lucy" được xem là "ứng cử viên" số 1 cho giống loài tạm gọi là tổ tiên của loài người.

Trên thực tế, địa điểm này cũng từng nổi tiếng trong quá khứ và được biết đến như "Cái nôi của loài người" khi người ta tìm thấy hóa thạch của loài Australopithecus lần đầu tiên vào năm 1936. Qua nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch khác tại đây.

Theo Darryl Granger, một nhà địa chất học tại Đại học Purdue, những hóa thạch mới được tìm thấy có thể đã có tuổi đời khoảng từ 3,4 triệu đến 3,7 triệu năm. Điều này mở ra khả năng loài người cổ đại có thể đã tiến hóa từ loài Australopithecus ở khu vực Nam Phi, chứ không phải Đông Phi như lâu nay chúng vẫn lầm tưởng.

Đồ họa mô phỏng Australopithecus - loài được cho là "tổ tiên" của loài người [Ảnh: Adobe Stock].

Tuy nhiên, Granger thừa nhận rằng việc tìm hiểu niên đại của các hóa thạch ở Sterkfontein có thể sẽ vô cùng khó khăn. "Thông thường, các nhà khoa học ước tính tuổi của hóa thạch bằng cách phân tích các lớp mà chúng được tìm thấy; lớp càng sâu, tuổi của chúng cũ", Granger chia sẻ. "Tuy nhiên, hệ thống phức tạp của các hang động tại Sterkfontein có thể khiến cho các trầm tích cũ bị trộn lẫn với vật chất mới hơn, làm phức tạp thêm những nỗ lực xác định niên đại của chúng".

Những cách khác để xác định niên đại của mẫu vật bao gồm kiểm tra xương của các loài động vật khác, chẳng hạn như ngựa được khai quật xung quanh, hoặc lớp đá kết dính với các hóa thạch. Tuy nhiên, hài cốt có thể đã bị xáo trộn trong các hang động khi lũ lụt xảy ra, cũng như đá non bị lắng đọng trong trầm tích cũ.

Điều này có nghĩa là niên đại thu được từ các phương pháp kể trên có thể sẽ không chính xác. Thế nhưng nếu như điều này được chứng minh là đúng, nó sẽ mở ra một cơ hội khả thi để viết lại lịch sử tiến hóa của loài người.

Australopithecus sediba là một loài vượn người phương nam của thời kỳ đầu Pleistocen, xác định dựa trên các phần còn lại hóa thạch có niên đại khoảng 2 triệu năm trước đây. Loài này được biết đến từ sáu bộ xương được phát hiện ở địa điểm hóa thạch Malapa tại di sản thế giới Cái nôi của loài người ở Nam Phi, một mẫu là một nam thanh thiếu niên [MH1 cũng được gọi là "Karabo", mẫu gốc], một mẫu là một phụ nữ trưởng thành [MH2, mẫu ghép], một người đàn, và ba trẻ sơ sinh. Các hóa thạch được tìm thấy cùng nhau ở dưới cùng của các hang động Malapa, nơi họ dường như rơi xuống và chết, và đã được xác định niên đại giữa 1,977 và 1,980 triệu năm trước. Hơn 220 mảnh vỡ từ các loài đã được thu hồi kể từ ngày đó.. Các bộ xương một phần được mô tả ban đầu trong hai bài báo trên tạp chí Science của Mỹ và Nam Phi bởi nhà cổ nhân chủng học Lee R. Berger của Đại học Witwatersrand, Johannesburg và đồng nghiệp là một loài mới được phát hiện của tổ tiên loài người đầu gọi là Australopithecus sediba ["sediba" có nghĩa là "mùa xuân tự nhiên" hay "giếng" trong các ngôn ngữ Sotho]. Australopithecus sediba có thể đã sống ở thảo nguyên nhưng đã ăn trái cây và các loại thực phẩm khác từ rừng, hành vi tương tự như tinh tinh ngày nay ở hoang mạc. Các điều kiện trong đó các cá nhân đã được chôn cất và hóa thạch là điều bất thường, cho phép khai thác các thực kết thạch khỏi các mảng bám răng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Berger, L. R.; de Ruiter, D. J.; Churchill, S. E.; Schmid, P.; Carlson, K. J.; Dirks, P. H. G. M.; Kibii, J. M. [2010]. “Australopithecus sediba: a new species of Homo-like australopith from South Africa”. Science. 328 [5975]: 195–204. doi:10.1126/science.1184944. PMID 20378811. African fossils put new spin on human origins story - BBC News - Jonathan Amos - Retrieved ngày 9 tháng 9 năm 2011.

Theo sách “Lịch sử Văn minh Thế giới”, Ethiopia được ghi nhận là một trong những cái nôi của loài người. Năm 2008, các nhà cổ sinh vật học tìm được những hóa thạch 4 triệu năm tuổi trên sa mạc ở vùng Afar, phía đông bắc Ethiopia, thuộc về những họ người Australopithecus. Sau phát hiện này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia là "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh.

Theo BBC, người Ethiopia sử dụng lịch Coptic nên mỗi năm có 13 tháng. Tại đây, người ta đón năm mới vào 11/9. Thời gian này, số giờ ban ngày và ban đêm trên thế giới bằng nhau nên người Ethiopia chọn để bắt đầu năm mới.

Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Ethiopia là quốc gia quê hương của cây cà phê, tiêu biểu là tỉnh Kaffia của nước này. Theo lịch sử cây cà phê, loài cây này có nguồn gốc từ Ethiopia trước khi được mang ra trồng tại nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Theo sách “Khám phá những vùng đất bí ẩn”, hồ dung nham nằm trên miệng núi lửa Erta Ale hoạt động hơn 110 năm qua ở Ethiopia, được mệnh danh “cổng địa ngục”. Tại đây, những dòng dung nham nóng hơn 1.000 độ C phun trào nhiều lần, khiến người dân phải sơ tán.

Ethiopia được mệnh danh là “trái tim của châu Phi”. Biệt danh này xuất phát từ lịch sử phát triển lâu đời của quốc gia này. Ethiopia là nước có lịch sử lâu đời bậc nhất ở châu Phi, quốc gia duy nhất ở lục địa đen chưa từng bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân.

Addis Ababa là thủ đô của Ethiopia hiện nay. Theo World Atlas, nằm ở độ cao khoảng 2.400 m so với mực nước biển, Addis Ababa là thành phố cao nhất ở châu Phi.

Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.

Cái nôi của con người là gì?

Sau phát hiện này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia là "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh.

Cái nôi của loài người là ở đâu?

TTO - Châu Phi được biết đến như cái nôi của loài người bởi từ châu lục này cách đây khoảng 50.000 năm, tổ tiên chúng ta đã đi đến phần còn lại trên thế giới. ​Tuy nhiên, ngay trong lòng châu Phi cũng đã phát sinh những cuộc di cư lớn mang ảnh hưởng sâu rộng.

Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở đâu?

Một mẩu xương răng người hàm dưới được khai quật ở Ethiopia, châu Phi có niên đại 2,8 triệu năm, cho thấy lịch sử loài người có từ sớm hơn chúng ta vẫn tưởng 400.000 năm. Mẩu hóa thạch xương răng hàm dưới được tìm thấy ở Ethiopia.

Hóa thạch cổ nhất của người sapiens được phát hiện ở đâu?

Trong hai nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện hóa thạch cổ nhất của người hiện đại [Homo sapiens] ở Jebel Irhoud, Morocco, có niên đại từ 300.000 đến 350.000 năm, theo Seeker.

Chủ Đề