Đi khám để biết có thai hay không

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Lời khuyên của Bác sĩ chuyên sản khoa, ngay sau khi trễ kinh được 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên có kinh), bắt đầu có những dấu hiệu mang thai như ra máu báo thai, đau bụng dưới, buồn nôn,... và sử dụng que thử thai, kết quả có 2 vạch đỏ. Thì người mẹ nên đi khám thai lần đầu ngay.

>>> Tham khảo:

  • Có thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
  • Dấu hiệu có thai tuần đầu sớm mẹ nên biết
  • Các mốc khám thai quan trọng nhất không nên bỏ lỡ
  • Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng. Bác sĩ xác nhận người mẹ chính thức mang “mầm sống “ trong bụng của mình, và được gọi cái tên rất là hay: bà bầu.

    Khi khám thai lần đầu, bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỏi bệnh và thăm khám: hỏi về tiền căn bà bầu từ trước đến giờ có bị bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và sản khoa, cơ địa có bị dị ứng khi uống thuốc, tiêm thuốc hoặc ăn thức ăn gì hay không. Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.

    Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

    Đi khám để biết có thai hay không

    Khi nào mẹ nên siêu âm thai nhi lần đầu?

    Sau khi được bác sĩ khám, bà bầu được chỉ định siêu âm thai để đánh giá thai nằm đúng vị trí hay không, đánh giá tử cung và phần phụ, có thể siêu âm qua thành bụng hay qua đầu dò âm đạo, trên hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, có hình ovan, đo được đường kính túi thai ta gọi là GS chữ viết tắt: Gestational Sac khoảng: 10 – 12 mm, tương đương có tuổi thai khoảng 4 – 5 tuần, bên trong hình ảnh túi thai ta thấy được yolksac (+), đây là hình ảnh cúc phôi trong giai đoạn hình thành phôi thai. Điều này minh chứng cho rằng túi thai đã nằm hoàn toàn trong buồng tử cung và đang phát triển thành thai nhi.

    Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

    Việc khám thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt các cặp vợ chồng mang thai bé đầu tiên .Qua siêu âm thai, Bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ, xác định người mẹ có thai và chính thức có túi thai nằm trong buồng tử cung của người mẹ, phân biệt được thai có nằm ngoài tử cung không qua việc siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, biểu hiện vòng sáng xung quanh túi thai, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, vị trí túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay vị trí thấp.

    Khám thai lần đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho người mẹ và người bố tương lai, tư vấn về chế độ ăn, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể, thể dục thể thao, du lịch và sinh hoạt vợ chồng. Đặc biệt trong những trường hợp người mẹ có bệnh lý đi kèm hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai nhi không được khỏe thì việc điều trị ngay từ ban đầu là điều vô cùng thiết thực và ý nghĩa cho người mẹ mang thai.

    Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

    Siêu âm thai lần đầu có những bước nào?

    Thăm khám tiền sử bệnh lý của mẹ

    Lần đầu tiên khi siêu âm, các bác sĩ sẽ rất quan tâm đến sức khỏe tổng quan của mẹ. Điều này giúp cho việc siêu âm được thuận lợi và có kết quả chính xác hơn. Để thuận tiện, mẹ nên mang theo sổ khám sức khỏe khi siêu âm. Các mẹ có thể sẽ phải trả lời cho bác sĩ một số thông tin như bên dưới:

    • Trước đây mẹ đã từng mang thai chưa?
    • Trước khi siêu âm, mẹ có từng hay đang mắc bệnh gì không?
    • Mẹ có các vấn đề liên quan đến dị ứng hay không?
    • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ như thế nào?
    • Mẹ có đang sử dụng thuốc không?
    • Mẹ có sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện nào trước đây không?

    Hỏi về kỳ mang thai

    Các bác sĩ sẽ hỏi về thời điểm diễn ra chu kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc biểu hiện khi mang thai của mẹ.

    Thăm khám về tình hình sức khỏe hiện tại

    • Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp
    • Kiểm tra sức khỏe hệ hô hấp, tim mạch, khoang bụng và ngực
    • Kiểm tra xương chậu và cơ quan sinh sản

    Tiến hành một vài xét nghiệm liên quan

    • Kiểm tra tiểu đường.
    • Xét nghiệm beta HCG
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Xét nghiệm tiểu đường
    • Xét nghiệm máu xem mẹ có bị thiếu máu hay không
    • Xét nghiệm viêm gan B, AIDS

    >> Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ và điều bạn cần biết

    Bác sĩ Bùi Thi Thu Hà lưu ý rằng: 

    Đi khám để biết có thai hay không

    • Các xét nghiệm trên nên làm tại thời điểm thai 7 tuần, khi thai nhi đã có tim thai. 
    • Xét nghiệm Beta hCG chỉ làm khi bác sĩ có nghi ngờ, ví dụ như trễ kinh mà không thấy thai ở trong lòng tử cung hay có nghi ngờ thai trứng, thai lưu, thai sảy… 
    • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm TORCH (T- Toxoplasmosis, (O- Other Agents, (R) Rubella), (C) Cytomegalovirus, (H)erpes Simplex), nhằm xác định miễn dịch đầu thai kỳ của sản phụ. Nếu mẹ đã có miễn dịch từ đầu thai kỳ (TORCH IgG dương tính), thì trong trường hợp mẹ mắc bệnh như sốt, phát ban,... hay bé chậm tăng trưởng trong tử cung, tỉ lệ dị tật sẽ giảm đi do loại trừ được khả năng nhiễm cấp nguyên phát. Tại một số bệnh viện, xét nghiệm TORCH sẽ được gộp chung với bộ sàng lọ trisomy 21(Combined test).

    Đi khám để biết có thai hay không

    Bác sĩ giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

    Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để giải đáp các thắc mắc về kết quả xét nghiệm cũng như các vấn đề liên quan khác.

                                                                            BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

    Năm nay em 25 tuổi. Hiện em đang chậm kinh 10 ngày, thử que thấy 2 vạch đậm. Em mang thai lần đâu, nên chưa có kinh nghiệm gì cả - Giờ, em muốn đi khám xem liệu mình đã có thai chưa thì nên đăng ký khám ở đâu ạ?

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Không biết mình có thai được 2 tuần, em đã dùng thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng (tẩy giun, sán): praziquantel, albendazol, argynin, acid ascorbic, loratadin. Vậy liệu thuốc này có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ?

    Trễ kinh 10 ngày, em đi siêu âm, bs cho biết kết quả là: tử cung ngả trước Dap= 56mm, cấu trúc echo đồng nhất, lòng tử cung có hình dạng giống túi thai GS=5mm. Bên trái có nang echo trống 20.21mm, túi cùng không dịch. Như vậy, liệu em đã có thai chưa và mọi chỉ số có bình thường không ạ?

    Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.

    Năm nay em 28 tuổi, vừa kết hôn. Em bị trễ kinh 10 ngày, thử que thấy 1 vạch đậm 1 vạch mờ, đi siêu âm đầu dò, không thấy có gì bất thường, tử cung ngả trước đường kính 37mm. Bốn ngày sau, em thử que thì lại thấy 2 vạch đậm - Em đi siêu âm, cũng chưa nhìn thấy gì, đường kính tử cung 44mm. Mỗi lần siêu âm về, em hay bị đau bụng và cứ thấy lo lắng hoài vì chẳng biết mình đã có thai hay chưa nữa?

    Trước khi đi du lịch, em có ra hiệu thuốc mua 2 liều thuốc ngừng kinh nguyệt, có tên là Avalo 0,03 mg. Về nhà, uống được 4 viên thì em mới biết đó là thuốc ngừa thai nên dừng luôn. Tiêp đó, em bị viêm da và âm đạo nên đã uống: 1 viên Fexofenadin 120mg -1 viên Cigenol, 2 viên Flagil 250mg và 2 viên Spulit100mg. Thấy trễ kinh, em thử que lên 2 vạch, đi khám, bs bảo em có thai khoảng 3-4 tuần rồi nên lo quá - Nhờ bs tư vấn dùm em với ạ?

    Video có thể bạn quan tâm