Di sản văn hóa phi vật thể định nghĩa

Từ năm 2005, Việt Nam đã phê chuẩn và trở thành quốc gia thành viên Công ước năm 2003 của UNESCO Về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể [DSVHPVT]. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, từ khi tham gia Công ước năm 2003, Việt Nam là một trong số những quốc gia có nhiều đóng góp tích cực nhất trong việc bảo vệ các DSVHPVT. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn tình trạng hiểu sai một số khái niệm của UNESCO về các DSVHPVT diễn ra ở một số người, một số tình huống.

Danh sách các DSVHPVT đại diện cho nhân loại được thiết lập theo Công ước năm 2003 của UNESCO “nhằm đảm bảo nâng cao tính phổ biến và nhận thức về tầm quan trọng của DSVHPVT, đồng thời khuyến khích đối thoại trên cơ sở tôn trọng đa dạng văn hóa” [Điều 16, Công ước]. Việc ghi danh trong “danh sách các DSVHPVT” xác nhận sự đánh giá cao của UNESCO về “tầm quan trọng của DSVHPVT như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một bảo đảm cho sự phát triển bền vững”. Tuy nhiên, khi một DSVHPVT được UNESCO đưa vào “danh sách DSVHPVT đại diện cho nhân loại” hoàn toàn không có nghĩa là tổ chức này “công nhận” di sản đó. Việc “ghi danh” một DSVHPVT chỉ nói rằng cộng đồng quốc tế “được biết” và đánh giá trân trọng những “tài sản” văn hóa của một cộng đồng bản địa, đã cùng tồn tại với các cộng đồng bản địa khác, trên một hành tinh chung. Sau khi được UNESCO “ghi danh”, DSVHPVT được “công nhận” hay “tôn vinh” hoàn toàn là việc của cộng đồng sở hữu di sản đó.

UNESCO khẳng định “các DSVHPVT” hoàn toàn thuộc về các cộng đồng, đó là “tài sản” của các cộng đồng và các cá nhân, không phải là “của quốc gia”.

Trong văn hóa không phân chia “cao - thấp” mà chỉ có sự “khác nhau”, không có văn hóa nào “quý hơn” văn hóa nào mà chỉ có sự độc đáo, đặc sắc đều [cần] quý trọng và cần hơn cả là sự tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng đa dạng văn hóa. Cũng không có việc phong “cấp” hay “xếp hạng” cho DSVHPVT - cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp thế giới… [!]. Khi nói muốn phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng đồng thời đặt ra yêu cầu bảo vệ tính phong phú đa dạng của các thực hành văn hóa trong cộng đồng, trong đó tôn trọng sự bình đẳng văn hóa. UNESCO cũng khuyến cáo để tránh những hệ quả tiêu cực “sau ghi danh” cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị những “tài sản” văn hóa của họ, nâng cao tính chủ động, tăng quyền của cộng đồng trong việc quyết định những nội dung của di sản, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ những người tham gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trong việc thực hành di sản…

Nhận thức đúng DSVHPVT “thuộc về đâu?” sẽ giúp các Chính phủ có chiến lược tiếp cận đúng đắn và có cơ sở để đưa ra những chính sách bảo vệ phù hợp. Việc diễn đạt và nhận thức sai do chuyển ngữ từ tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp] từ “ghi danh” thành “công nhận”, diễn đạt DSVHPVT là “của” thế giới, “của” quốc gia, “cấp” quốc gia…., một số cách diễn đạt khác lại bỏ mất chữ “trong danh mục”, bỏ mất chữ “đại diện” mà chỉ viết “DSVHPVT của nhân loại” hoặc chỉ viết cụt lủn “di sản văn hóa quốc gia”... có thể gây ra một số hiểu lầm về bản chất khái niệm.

Trong những tình huống như vậy, vai trò của báo chí, truyền thông rất quan trọng để các bên cùng hiểu đúng và có thể cùng tìm ra biện pháp tốt nhất. UNESCO cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cam kết sẽ tìm nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này, để có cách diễn đạt chính xác nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng, tránh những hệ quả tiêu cực. Ủy ban liên Chính phủ của Công ước năm 2003 luôn kêu gọi sự hợp tác giữa các bên và đang nghiên cứu xây dựng khung giám sát nghiêm ngặt hơn, hoàn thiện quy trình để loại khỏi danh sách nếu di sản đi ngược lại tinh thần của Công ước.

TS Frank Proschan là nhà nhân học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng. Từ năm 2006 - 2015, ông làm việc cho UNESCO, hỗ trợ việc triển khai Công ước năm 2003 Về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trên phạm vi toàn cầu. Năm 2019 - 2021, TS Frank Proschan là học giả Fulbright giảng dạy sau đại học tại Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - khẳng định: Những Di sản Văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là đại diện của nhân loại, không phải “của nhân loại”. Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là một tiêu chí, một hạng mục của UNESCO, trong đó cộng đồng giữ vai trò, bảo vệ, giữ gìn Di sản Văn hóa phi vật thể đó.

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tại Việt Nam. Ảnh: dsvh.gov.vn

Có nhầm lẫn

Theo điều 2 trong Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO [gọi tắt Công ước 2003], “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần Di sản văn hóa của họ.

Giải thích rõ hơn về Công ước 2003, TS Frank Proschan - cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO - tại Hội thảo chuyên đề “Huy động truyền thông trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể” cho biết: “Tức là Di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Không có Di sản văn hóa phi vật thể nào thuộc sở hữu của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể hiện có tại quốc gia nào đó”. Đối chiếu với Công ước 2003 và lời giải thích của Tiến sĩ Frank Proschan, có thể thấy tình trạng hiểu sai về khái niệm của UNESCO trong Công ước 2003 đang tồn tại ở nhiều nơi và trong nhiều tình huống. Bởi theo quy định, di sản chỉ duy nhất được công nhận bởi cộng đồng sở hữu nó. Cũng theo điều 16 của Công ước 2003, Ủy ban sẽ thiết lập, cập nhật và công bố Danh sách các “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” nhằm đảm bảo nâng cao tính phổ biến và nhận thức về tầm quan trọng của Di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời khuyến khích đối thoại trên cơ sở tôn trọng đa dạng văn hóa.

Theo Tiến sĩ Frank Proschan, khi một Di sản văn hóa phi vật thể được cập nhật và công bố trong Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không có nghĩa là UNESCO công nhận Di sản đó là của nhân loại. Theo UNESCO, không có Di sản văn hóa phi vật thể nào thuộc về “quốc gia” mà hoàn toàn thuộc về cộng đồng, đó là tài sản của cộng đồng. Trao đổi với Lao Động, ông Mai Phan Dũng - Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO [Bộ Ngoại giao] cho biết, Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam được ghi danh thông qua quy trình xét duyệt hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Theo quy trình, một quốc gia trình hồ sơ lên UNESCO, một bộ phận thẩm định của Ủy ban công ước sẽ tiếp nhận và đánh giá. Bộ phận sẽ thẩm định về tất cả mặt nội dung, tiêu chí, hình thức rồi sau đó ra đến cuộc họp Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO [gọi tắt là Ủy ban Công ước 2003]. Đây là một quy trình thẩm định vô cùng chặt chẽ, theo từng bước và không phải quốc gia nào cũng có thể được ghi danh theo quy chế. Như vậy các Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trong danh sách vinh danh của UNESCO là một sự thừa nhận quốc tế.

Ông Mai Phan Dũng nói thêm: “Danh sách đại diện Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được xét duyệt theo quy trình chặt chẽ, sau đó mới được ghi danh. Đây là một sự thừa nhận về quốc tế. Sự thừa nhận về những giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam vào danh sách của UNESCO”.

Chỉ là danh sách để bảo tồn chứ không phải để tôn vinh?

Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - GĐ chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam thì lâu nay luôn nhầm lẫn trong danh xưng “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, chính xác phải là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Cách nói tắt từ trước đến nay là một sự hiểu lầm.

Ông Huy khẳng định, những Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là đại diện của nhân loại, không phải “của nhân loại”. Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là một tiêu chí, một hạng mục của UNESCO, trong đó cộng đồng giữ vai trò, bảo vệ, giữ gìn Di sản văn hóa phi vật thể đó.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng phòng Di sản văn hóa phi vật thể thuộc Cục Di sản Văn hóa [Bộ VHTTDL] cho biết, bản chất của vấn đề không phải là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, xét cho cùng đây là Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng được UNESCO đưa vào các danh sách như Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hay danh sách Danh sách cần bảo vệ thứ cấp.

Những Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam không phải là Di sản đại diện, mà là các Di sản ghi danh trong các danh đó. Bà Trang bày tỏ quan điểm: “Do cách dùng từ khác nhau nên cách hiểu khác nhau. Cục Di sản cũng đang làm văn bản để trình Bộ VHTTDL về vấn đề này để có cách diễn đạt chính xác nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng, tránh những hệ quả tiêu cực”.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những gì?

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, ...

Thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cho ví dụ?

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể này bao gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; ...

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Tính đến tháng 12 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, bao gồm: [1] Nhã nhạc cung đình Huế: là một loại hình nghệ thuật biểu diễn âm nhạc cung đình của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.

Tài nguyên Du lịch văn hóa phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.

Chủ Đề