Dịch vụ không thiết yếu la gì

Dịch vụ công ích là những hoạt động phục vụ cho các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của mọi người dân, do nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các chủ thể khác đáp ứng điều kiện cung ứng nhằm bảo đảm ổn định, công bằng và phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.

Dịch vụ công ích chủ yếu liên quan đến các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản như cấp điện, cấp nước, cấp khí đốt, giao thông đô thị, môi trường đô thị… Người dân sử dụng dịch vụ này phải nộp phí và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Chi phí và sản lượng dịch vụ công ích do nhà nước quyết định. Nhà nước có thể tự mình cung cấp dịch vụ công ích hoặc ủy quyền cho các chủ thê đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công ích. Các chủ thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ này luôn cần có lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đảm bảo cân bằng với yếu tố an sinh xã hội và đảm bảo cho mọi người dân trong xã hội đều có khả năng tiếp cận.

Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định: Dịch vụ công ích là dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).

 

2. Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?

Theo Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu là các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

 

3. Dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm những gì?

Cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP), doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:

- Dịch vụ bưu chính công ích

- Xuất bản trừ lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm

- Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ 

- Quản lý, khai thác hệ thống các công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; xây dựng, kè đá lấn biển bảo vệ đê điều theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ 

- Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị

- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn

- Bảo đảm an toàn hàng hải trừ nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng

- Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. (Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP)

 

4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết được quy định tại Điều 7,8,9 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

 

4.1. Đối với quyền của doanh nghiệp

+ Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

+ Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

+ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

+ Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

+ Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

+ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

+ Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

+ Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.

 

4.2. Đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp

+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

+ Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;...

+ Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

 

5. Lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu

Dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp: Dịch vụ sự nghiệp công,gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,…

Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích: Dịch vụ công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… Một số hoạt động khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm như: vệ sinh môi trường, cung ứng nước sạch.

Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công: Dịch vụ hành chính công, là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…

Quy trình thủ tục cấp giấy đi đường cho người làm công ích thiết yếu

Theo Thông báo của Công an TP. Hà Nội, nhóm cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu được Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội cấp giấy đi đường theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Thủ trưởng tổ chức, doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử một cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp thông tin, danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe môtô, ôtô để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện:

- Biểu mẫu số 01: Danh sách cá nhân.

- Biểu mẫu số 02: Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách ngườicđiều khiển xe ôtô.

Trong đó, Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực như:

- Lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Lĩnh vực vận tải: Sở Giao thông.

- Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị: Sở Công Thương…

 Bước 2: Gửi danh sách đề nghị

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người lái xe môtô, ôtô đề nghị cấp giấy đi đường gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống để duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

Bước 3: Căn cứ vào danh sách được duyệt, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành cấp giấy đi đường.

Bước 4: Cấp giấy đi đường

- Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện, người điều khiển ôtô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử) sau đó cơ quan này chuyển giấy đi đường kèm mã cho tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân… để in, cấp và sử dụng.

- Giấy đi đường cho người điều khiển môtô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tớ cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để trả cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã được duyệt.

Có thể thấy, dịch vụ công thiết yếu có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của chúng ta, giúp cuộc sống diễn ra ổn định và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu thiết thực của cuộc sống. Bên cạnh đó các dịch vụ công thiết yếu đảm bảo hoạt động của Nhà nước, bộ máy Chính quyền hoạt động để có sự chỉ đạo ứng phó kịp thời với tình hình dịch bệnh.

Trên đây là những nội dung mà Luật Minh Khuê muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Dịch vụ công ích thiết yếu là gì? Dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm những gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đề tài, bạnvui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6162 để được tư vấn trực tiếp.