Điểm chuẩn đại học ngoại ngữ nhân đôk năm 2022

Cánh cửa Đại học, Cao đẳng luôn là mơ ước của nhiều bạn học sinh. Hiện nay có một số trường áp dụng hình thức xét tuyển học bạ, có một số trường áp dụng hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, cũng có trường kết hợp đồng thời cả hai phương thức xét tuyển. Vậy cách tính điểm Đại học 2022 như thế nào? Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Bao giờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2022?

Những quy định cần tuân thủ khi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng

Việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành một quy chế riêng kèm theo Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, khi tổ chức tuyển sinh, các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ các quy định dưới đây:

– Đối với các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thì các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Các trường có nhiệm vụ xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành đào tạo của đơn vị mình. Theo đó, các bài thi/môn thi để xét tuyển, có thể bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật Lý, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân).

+ Đối với việc xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo đó, căn cứ trên các hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học đối với các đối tượng được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển theo quy định Khoản 2 Điều 2, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh Đại học.

+ Đối với các trường mà có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định của Khoản 6 Điều 10 của Quy chế tuyển sinh.

– Đối với các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển không dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Trước tiên các trường cần lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Theo đó, các trường này có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh sau: Tổ chức thi tuyển theo đề thi của đơn vị mình, xét tuyển học bạ hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Đối với các đơn vị này, Hiệu trường của trường phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;

+ Ngoài ra, các trường không áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia có thể sử dụng kết quả tuyển sinh của trường khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển. Tuy nhiên, nếu trường sử dụng phương thức tuyển sinh này cần phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.

+ Bên cạnh đó, các trường không áp dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT quốc gia cũng có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành);

+ Đối với các trường không áp dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i) Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; (ii) Đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp), công khai, minh bạch trong tuyển sinh; (iii) không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.

– Đối với các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh. Các trường thực hiện kết hợp các phương thức tuyển sinh phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức.

– Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập THPT được ghi trong học thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT phải đảm bảo các ngưỡng theo quy định của Quy chế tuyển sinh.  Cụ thể:

+ Nếu sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia:  Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ bộ giáo dục và đào tạo quy định;

+ Nếu sử dụng kết quả học tập THPT thì điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển được quy định như sau:

 (i) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên;

(ii) Đối với các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;

(iii) Đối với ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên;

(iv) Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.

+ Xét tuyển trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên.

– Trường hợp xét tuyển từ điểm sơ tuyển, thi tuyển do trường tổ chức với điểm thi tốt nghiệp THPT và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và việc thi tuyển phải thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế tuyển sinh Đại học.

– Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm nhưng phải công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của trường.

Như vậy, các trường Đại học, Cao đẳng có thể sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cách tính điểm Đại học 2022 sẽ được xác dịnh như thế nào? Xin mời Qúy độc giả cùng tiếp tục theo dõi nội dung bài viết.

Điểm chuẩn đại học ngoại ngữ nhân đôk năm 2022

Cách tính điểm Đại học 2022 như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, các trường có thể áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, kết quả học tập THPT, hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức này…. Đối với mỗi phương thức sẽ có cách tính điểm Đại học 2022 khác nhau. Hãy cùng theo dõi.

Thứ nhất: Cách tính điểm Đại học 2022 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số, cách tính điểm Đại học 2022 sẽ được xác định theo công thức sau đây:

Điểm xét tuyển Đại học 2022 = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

– Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

– Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường Đại học.

Trường 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Trước tiên là cách tính điểm Đại học 2022 đối với các trường áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40:

Điểm xét tuyển Đại học 2022 = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Đối với các trường xét tuyển theo thang điểm 30, Công thức tính điểm xét tuyển Đại học được xác định theo công thức sau:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1+ Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Về điểm ưu tiên: Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:

– Điểm ưu tiên theo đối tượng:

+ Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học;

+ Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.

– Điểm ưu tiên theo khu vực:

+ Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

+ Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);

+ Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực

Thứ hai: Cách tính điểm Đại học 2022 dựa trên kết quả học tập THPT

Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ, mỗi trường Đại học sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới đây là 02 (hai) hình thức xét tuyển học bạ phổ biến:

– Hình thức thứ nhất: Xét tổng điểm 03 (ba) môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (học kỳ 1 lớp 10 tới học kỳ 1 1 lớp 12 hoặc ba  học kỳ ( học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) hoặc cả năm lớp 12.

– Hình thức thứ 2: Xét kết quả học tập (điểm tổng kết học tập).

Có nghĩa là các trường Đại học, Cao đẳng sẽ căn cứ vào điểm tổng kết học tập của học sinh trong ba năm học THPT để xét tuyển.

Cách tính điểm đại học khối A

Tương tự cách tính điểm như đã nêu ở những mục trên, với những bạn xét tuyển đại học khối A (bao gồm các môn: Toán – Lý – Hóa) không nhân hệ số sẽ tính điểm như sau:

Điểm xét tuyển Đại học = Điểm môn Toán + Điểm môn Lý + Điểm môn Hóa + Điểm ưu tiên

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Hiện tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Do vậy việc xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính như sau.

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

– Từ 8.0 – 10 : Giỏi

– Từ (6.5 – 7.9) : Khá

– Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình

– Từ (3.5 – 4,9) : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

– Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi

– Điểm B+  từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi

– Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá

– Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá

– Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình

– Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu

– Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu

– Điểm F dưới 4.0: Kém

Hiện nay, các sỹ tử 2K4 đang phải ôn thi cấp tốc cho kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2022 sắp tới. Chúng tôi hi vọng thông qua bài viết này đã giúp các bạn học sinh có những thông tin cơ bản về cách tính điểm Đại học 2022. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

>>>>> Tìm hiểu thêm 2 bài viết liên quan sau đây:

+ Cách tính điểm đỗ tốt nghiệp THPT 2022?

+ Điểm đỗ tốt nghiệp THPT 2022?