Điểm chuẩn đại học ngoại thương quốc dân hà nội năm 2022

ĐH Ngoại thương vừa thông báo công khai điểm chuẩn các phương thức xét tuyển 1, 2 và 5 năm 2022. Trong đó, phương thức 1 của trường là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia [gồm cả cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia], học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT chuyên trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Phương thức 2 là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên. Phương thức 5 là xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do 2 ĐH Quốc gia tổ chức năm 2022.

Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:

Năm học 2022-2023, trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh 4.050 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc bao gồm Cơ sở II TP.Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh.

Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương sẽ được cập nhật nhanh, chính xác nhất trên Gia Đình Mới. Phụ huynh, học sinh có thể tra cứu tại đây.

Đã có điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương 2022 phương thức xét tuyển 1, 2 và 5:

Trường Đại học Ngoại thương thông báo ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện [thí sinh được xác định trúng tuyển chính thức khi tốt nghiệp THPT và được xác định trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo] đối với các phương thức xét tuyển 1, 2 và 5 của Trường như sau:

TIẾP TỤC CẬP NHẬT...

Theo thông tin tuyển sinh năm 2022, trường đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 6 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Phương thức tuyển sinh này dành cho 3 nhóm đối tượng: Thí sinh tham gia thi HSG quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường]; thí sinh đạt giải [nhất, nhì, ba] HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên [theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT].

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập

Phương thức này dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế [SAT, ACT, A-level], áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phương thức này áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức trong năm 2022.

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các phương thức tuyển sinh riêng của trường sẽ được thực hiện trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường [//tuyensinh.ftu.edu.vn].

Đại diện trường ĐH Ngoại thương cũng cho biết, năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số [tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội] và Truyền thông Marketing tích hợp [tuyển sinh tại Cơ sở II- TP.Hồ Chí Minh] thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế [tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội].

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2021 như sau:

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa công bố điểm sàn, điều kiện đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của trường trong năm tuyển sinh 2022

Theo đó, nhà trường đặc biệt lưu ý, đối với điểm thi Đánh giá tư duy [ĐGTD]: Đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 [đã tính quy đổi về thang điểm 30]; K01 và K02 là 14,0 điểm.

Đối với điểm thi tốt nghiệp THPT: Đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm.

Nhà trường cũng lưu ý thí sinh về điều kiện học lực căn cứ vào kết quả học tập ghi trong học bạ THPT:

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi ĐGTD: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn đạt từ 42,0 trở lên.

Thí sinh được tùy chọn 1 trong 5 tổ hợp môn: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý-Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42,0 trở lên.

Ảnh minh họa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng vừa thông báo điểm sàn xét tuyển năm 2022. Theo đó, điểm sàn [ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào] của nhà trường năm nay là 20 điểm.

Theo thông báo, mức điểm tại mục 1 trong bảng trên bao gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1.

Đối với các ngành/chương trình có tổ hợp môn tiếng Anh tính hệ số 2, các môn khác tính hệ số 1, quy về thang điểm 30 theo công thức: [điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm tiếng Anh * 2] * 3/4 + điểm ưu tiên.

Mức điểm tại mục 2 trong bảng trên bao gồm điểm bài thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo tổ hợp xét tuyển [đã được quy đổi về thang điểm 30], điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển.

Mức điểm tại mục 3 trong bảng trên bao gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển áp dụng đối với phương thức xét tuyển kết hợp đối tượng 4, 5, 6 và với tất cả các ngành/chương trình xét tuyển.

Theo PGS. TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học [ĐH] Kinh tế Quốc dân cho biết mức điểm chuẩn năm 2021 của Trường đã tương đối cao. Trong đó ngành có mức điểm chuẩn thấp nhất là 26,8 [trung bình mỗi môn đã gần 9 điểm]; còn ngành cao nhất lên đến 28,3, [trung bình mỗi môn trên 9,5 điểm. Do đó, PGS Triệu dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2021.

PGS Triệu cho rằng dự báo trên được đưa ra dựa trên các số liệu phân tích từ thực tế. Nhận định của giáo viên là đề thi năm nay phân hóa tốt, số lượng điểm 9 – 10 ít hơn năm trước. Nhưng năm nay, dù phương thức dùng kết quả tổ hợp điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT để xét tuyển vẫn là chủ yếu, song các trường ĐH cũng đưa ra rất nhiều phương thức riêng khác để tuyển sinh.

Do đó, PGS Bùi Đức Triệu dự đoán, đối với các trường hot, ngành hot thì điểm chuẩn sẽ không giảm, có tăng cũng không nhiều.

Trước đó, trường Đại học Ngoại thương cũng thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của hai phương thức căn cứ kết quả thi.

Với phương thức sử dụng tổng điểm ba môn từ điểm thi tốt nghiệp [được gọi phương thức 4 theo đề án tuyển sinh], toàn bộ tổ hợp xét tuyển tại trụ sở chính Hà Nội, cơ sở II TP HCM lấy điểm sàn 23,5. Mức này đã "soán ngôi" 23 điểm năm ngoái, vốn được coi là mức sàn cao kỷ lục của Ngoại thương. Tại cơ sở Quảng Ninh, điểm sàn thấp hơn, được "chốt" mức 20.

Điểm sàn tại phương thức này là tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp THPT, đã gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Chỉ khi điểm xét tuyển của thí sinh tối thiểu bằng điểm sàn, các em mới đủ điều kiện nộp hồ sơ vào trường.

Tại phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT [phương thức 3], điểm sàn dao động 16-17 điểm tùy chương trình. Các chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại cao nhất, kế đó Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng [16,75].

Do chứng chỉ ngoại ngữ được quy đổi sang điểm môn ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển, điểm sàn của phương thức này là tổng điểm của hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển.

* Không copy nội dung bài viết dưới mọi hình thức khi chưa được Infonet chấp thuận bằng văn bản!

Hoàng Thanh

Video liên quan

Chủ Đề