Điểm chung trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất là

Câu 2: Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước C.Mác về Vật Chất?

VC với tư cách là 1 phạm trù TH có lịch sử khoảng 2500 năm xuất hiện cùng với sự xuất hiện

của triết học trong lịch sử. Ngay từ ki mới ra đời, xung quanh phạm trù VC đã duễ ra cuộc đấu

tranh gay gắt ko khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. CNDV coi thực

thể thế giới là VC tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi SVHT và các thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa

duy tâm tìm mọi cách phủ nhận và làm sụp đổ phạm trù VC của chủ nghĩa duy vật. Chúng

công kích, xuyên tạc phạm trù VC, cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới là một bản nguyên tinh thần

nào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo nên. Vì vậy, họ cho rằng VC chỉ là một

phạm trù trống rỗng, phi hiện thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật.

Phạm trù VC có quá trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con ngư

ời và sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu, khám phá về bản chất, cấu

trúc của thế giới xung quanh con người luôn luôn là một vấn đề được quan tâm trong các trường

phái triết học Duy vật. Vào thời kỳ trước khi có sự xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan

niệm, tìm mọi cách để tìm hiểu , để giải thích nguyên thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên thế

giới và Vì vậy, phạm trù vật chất được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan tâm. CNDV

khẳng định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật chất và nó

tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ trư

ớc Mác là không đồng nhất với nhau.

* Vào thời kỳ cổ đại, ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà triết học duy vật đã

đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của nó.

- Vào thời kỳ cổ đại ở phương đông quan niệm VC thể hiện qua một số trường phái triết

học Ân Độ và Trung hoa về thế giới.

ấn Độ có Trường phái LOKAYATA cho rằng tất cả được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất

- Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố này có khả năng tự tồn tạI, tự vận động trong không gian và cấu

thành vạn vật. Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhâu của 4 yếu tố bản

nguyên đó. Phái Nyaya và Vaisesia coi nguyên tử là thực thể của TG.

Trung Hoa có Thuyết Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn

vật là tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là âm và dương. Trong đó âm là phạm trù rất

rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn.

Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm. Phản ánh những thuộc tính như cương, sáng, khô,

phía trên, số lẻ, bên trái. Hai thế lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo thành vũ trụ và

vạn vật.

Thuyết Ngũ hành của Trung quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó

về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi nguyên là Kim

- Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

+ Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, ở phía Tây

+ Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, ở phía Đông.

+ Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, ở phía Bắc.

+ Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, ở phía Nam.

+ Thổ tương trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa.

Năm yếu tố này không tòn tại đọc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương

sinh, tương khắc với nhau tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy có nhưng

hạn chế nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng nhằm lý giải

về vật chất và cấu tạo của vũ trụ

- ở phương tây, các nhà TH quy TG vào 1 chỉnh thể thống nhất từ đó đi tìm bản nguyên

VC đầu tiên cấu tạo nên TG đó, chẳng hạn người ta cho rằng vật chất là nước, không khí,

lửa......Một số quan điểm điển hình thời kỳ này là: Taket coi vật chất là nước, Anaximen coi vật

chất là không khí, Hêraclit coi vật chất là lửa, Anximangdo coi vật chất là hạt praton, đây là một

thực thể không xác định về chất. Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của thời kỳ

Hy Lạp cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmocrip. Theo thuyết này thì thực thể tạo nên

thế giới là nguyên tử và nó là phần tử nhỏ bé nhất và không thể phân chia được, khôg thể xâm

nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các nguyên tử không khác nhau

về chất mà chỉ khác nhau về hình dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự

khác nhau sẽ tạo nên vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ

20 mới bị khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn

đối với sự định hướng cho sự phát triển khoa học nói chung đặc biệt là lĩnh vực vật lý sau này.

Đồng thời nó có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh chống CNDT, thần học, tôn giáo........

* Vào Thời kỳ cận đại:

Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực nghiệm ở châu âu có sự phát triển

mạnh mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với phát minh của Niu Ton, phương pháp nghiên cứu

ở trong vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong triết học. CNDV nói chung và phạm trù VC

nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.

- Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh

và quan điểm của thần học về tg.

- Quan điểm của Fanxitbaycơn: coi tg VC tồn tại kquan, VC là tổng hợp các hạt. Ông coi tự

hiên là tổng hợp của những VC có chất lượng luôn màu, muôn vẻ.

- Quân điểm của Gatxăngdi: Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho rằng TG

gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kien cố và tính ko thể thông qua.

TK 18 các nhà TH Pháp đã phát triển phạm trù VC lên một tầm cao mới. Đitơro cho rằng vũ trụ

trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy nhất là VCSự sâm nhập ấy đã chi phối

sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích là được tác động

qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử của vật chất, các phần tử ấy là bất biến. Sử

thây đổi của nó chỉ là mặt vị trí, hình thể trong không gian. Mọi sự phân biệt về chất bị

xem nhẹ và đều được quy giải chỉ sự khác nhau về lượng. Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời

kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ

học và nguyên nhân của sự vận động đó là do tác động từ bên ngoài.

Vào thế kỷ 19, trong nền triết học Đức cổ điển là Phoi ơ Bách, ông chứng minh và khẳng

định rằng thế giới này là vật chất và vật chất theo ông là toàn bộ thế giới tự nhiên. Nó không do

ai sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào.

Sự tồn tại của giới tự nhiên năm ngay trong lòng của giới tự nhiên. tuy nhiên Phoi ơ Bách lại không

thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với xã hội, con người

với giới tự nhiên. Ông đã không xác định đuợc vật chất trong lĩnh vực xã hội, cung như hoạt động

vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy những quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa

lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh CNDT và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy

vật thành hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong nhưng tiền đề,

nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác xít sau này.

Tóm lại: Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm

đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra những kiến giải khác nhau

về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với lịch sử phát triển của

triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều mắc phải hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất

với vật thể hoặc một thuộc tính nào đó của vật thể, họ không thấy được sự tồn tại của vật chất

gắn liền với vận động và họ không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội và

chỉ đến khi triết học Mác xít xuất hiện thì phạm trù vật chất mới được giải quyết một cách khoa

học./.

02/11/2020 2,346

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A, B

Chu Huyền [Tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề