Điểm đánh giá về kỹ thuật có được làm tròn

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 được quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT

Làm tròn bài thi tự luận

Theo Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT:

Bài thi tốt nghiệp THPT tự luận được chấm theo thang điểm 10 [mười]; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 02 chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai Tổ Chấm thi khác nhau.

Cán bộ chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT].

Quy tắc làm tròn bài thi trắc nghiệm

Điều 29 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định, tổ chấm trắc nghiệm làm tròn đến 02 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp; thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT.

Trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT.

Làm tròn kết quả phúc khảo

Với kết quả của bài thi phúc khảo, điểm c khoản 4 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định:

Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.

Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của 03 lần chấm làm tròn đến 02 chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT [Ảnh minh họa]

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT

Theo Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích [nếu có] và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Cụ thể:

Điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức:

Điểm xét tốt nghiệp đối với học viên giáo dục thường xuyên được tính theo công thức:

Cách tính điểm xét tuyển đại học

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.

Xem thêm: Thí sinh được cộng điểm ưu tiên thi Đại học như thế nào?

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Như vậy, với tất cả các bài thi, thí sinh sẽ được làm trong đến 02 chữ số thập phân. Điểm số đã làm tròn sẽ được dùng để tính điểm xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển các trường đại học, cao đẳng.

Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của gói thầu về cung cấp thiết bị y tế, ông Cương nhận thấy giá đề xuất của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng. Tuy nhiên, giá chào của nhà thầu trong biểu tổng hợp giá chào và đơn đề xuất tài chính nhà thầu ghi chào thầu là 23.567.000.000 đồng với lý do làm tròn số.

Sau khi sửa lỗi số học, nhận thấy giá đề xuất tài chính sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu là 23.567.369.763 đồng, bên mời thầu đã có văn bản yêu cầu nhà thầu xác nhận lỗi số học là +369.763 đồng do nhà thầu làm tròn số. Theo đó, nhà thầu đã có văn bản không thống nhất việc sửa lỗi số học của bên mời thầu.

Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định “Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trương hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại”. Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất đã kiến nghị chủ đầu tư loại hồ sơ dự thầu của nhà thầu này. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đánh giá như thế có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Mô tả

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP [Điều 18 khoản 2 điểm b] quy định một trong các tiêu chí đánh giá là tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng họp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

Đối với vấn đề nêu của ông Cương, việc làm tròn số học là quyền của nhà thầu nên bên mời thầu không coi đây là lỗi số học và sửa lỗi theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Chủ Đề