Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon

Trên đời này cái gì cũng có giá của nó, đôi lúc ta sẽ tự hỏi rằng sao có người hết sức nghèo khổ, có người lại an nhàn sung sướng, có người có một gia đình hạnh phúc, có người lại sống trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt…

Cái giá của chần chừ chính là mất mát.Cái giá của thành công chính là đã trải qua nhiều lần thất bại.Cái giá của sự giàu có chính là kiệt sức, thiếu thốn về tinh thần.

Cái giá của một người tử tế là chính những thử thách họ phải trả lời suốt đời bằng bản thân.

Thế nên khi quyết định bất cứ điều gì, hãy nghĩ đến cái giá phải trả, quyết định xem nó có đáng không, bản thân có trả được không rồi hãy làm. Sống hời hợt với mọi người thì có sẵn sàng trả giá với sự trống vắng không?

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon

Lười biếng không học hỏi thì có sẵn sàng trả giá với mức lương thấp kém, vị trí nhỏ bé ở chỗ làm không?Chần chừ mãi không chịu cố gắng làm việc thì có sẵn sàng trả giá với sự hối hận cắn rứt, nghèo đói mòn kiếp sau này không?

Nếu biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó rồi thì khi đã quyết định làm một cái gì đó thì hãy làm hết sức và đừng hối hận.

Vì hàng mua rồi chẳng thế trả lại, người đi rồi sao níu giữ, thời gian trôi qua có lấy lại được đâu? Mỗi người chỉ sống có một lần. Đời này, đừng để hối tiếc mà nói hai chữ “Giá như…”!

Câu chuyện về hai anh em đi tìm hạnh phúc

Ngày xửa ngày xưa tại một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khổ gồm ông cụ và hai người con trai. Khi hai người con đã trưởng thành thì ông cụ cũng đến lúc lâm chung, trước khi mất ông bảo hai người con trai hãy đi tìm Thần Mặt Trời thì sẽ có được hạnh phúc.

Nghe theo lời cha, hai người con cùng nhau đi về hướng Đông để tìm Thần Mặt Trời. Họ đã vượt qua 99 ngọn núi cao và 99 con sông rộng mới đến được nơi Thần Mặt Trời ở.

Khi biết được mục đích đến của hai anh em, Thần Mặt Trời liền bảo: “Rất vất vả các con mới đến được đây, giờ để có được hạnh phúc hai con hãy về nhà cùng trồng dưa, đây là hạt giống ta ban cho, nhưng hai con phải nhớ rằng mỗi ngày đều nhỏ một giọt máu từ ngón giữa hòa chung với nước để tưới dưa, đến mùa thu thì hai con sẽ thấy được hạnh phúc”. Nói xong Thần Mặt Trời hóa phép đưa hai anh em về lại quê hương mình.

Nghe lời Thần Mặt Trời, hai anh em chăm chỉ làm theo. Tuy  nhiên, sau hơn nửa tháng miệt mài người anh bèn nghĩ: “Mỗi ngày đều như vậy thật là mệt mỏi quá, hạnh phúc đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy tốn thêm một giọt máu”. Thế là mỗi ngày người anh chỉ gánh nửa thùng nước rồi nhặt hai cục đất bỏ vào khuấy đều lên đem tưới cho những cây dưa con, xong nằm dài ra nghỉ ngơi.

Còn người em thì trái lại, không những tưới đến hai lần nước và nhỏ hai giọt máu mỗi ngày, cậu còn chăm chỉ xới đất bắt sâu cho dưa không quản mưa nắng.

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon
Người em tin nghe thần mặt trời, không những tưới đến hai lần nước và nhỏ hai giọt máu mỗi ngày, cậu còn chăm chỉ xới đất bắt sâu cho dưa không quản mưa nắng. (Ảnh: bukalapak.com)

Mùa thu sắp đến, tất cả số dưa trong ruộng đều mọc la liệt khắp mặt đất. Trong đó có một quả dưa hấu đặc biệt lớn, người anh nhìn thấy trong lòng mừng thầm vì nghĩ rằng sau này sẽ dùng đến. Liếc qua thấy có nhiều quả vừa nhỏ vừa lép, người anh bực bội đá cho hai cái và mắng những trái dưa này sao mà khó coi đến vậy.

Đến ngày thu hoạch, Thần Mặt Trời đến, ông gọi hai anh em tới nói: “Các con đã vất vả suốt một năm trời, bây giờ ta cùng chia dưa nhé”. Thần Mặt Trời dang hai tay hướng về phía ruộng dưa hô lớn: “Nào tất cả dưa hấu, hãy tự theo chủ nhân của mình”.

Ngay tức khắc, tất cả những trái dưa lớn bóng bẩy to tròn và đẹp nhất đều lăn về phía người em trai, những quả dưa lép xù xì thô ráp còn lại tiến về phía người anh. Người anh hốt hoảng la lên: “Sao lại không công bằng vậy, sao ông lại cho con những quả dưa xấu xí như vậy?”.

Lúc này, Thần Mặt Trời lấy ra một chiếc gương nhỏ bảo người anh nhìn vào rồi nói: “Con hãy tự xem lại những gì hai anh em đã làm suốt một năm nay”. Người anh nhìn vào, cúi gầm mặt xuống hối hận khôn nguôi.

Sau khi thu hoạch, người em lúc nào cũng sống sung túc bởi những món ăn ngon, quần áo đẹp, vàng bạc châu báu được sinh ra từ những quả dưa hấu to tròn của mình. Còn người anh lúc nào cũng sống trong cảnh thiếu thốn bởi cơm thừa canh cặn, quần áo rách rưới từ những quả dưa hấu lép của mình và phải nhờ vả đến người em.

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon
Người anh sống trong cảnh đói khổ cũng là cái giá do đã hời hợt, ham thích sự nhàn rỗi. (Ảnh: youtube.com)

Giá của sự nhàn hạ thảnh thơi hôm nay của người em là sự vất vả, hao tổn sức lực, máu và mồ hôi. Còn cái giá của sự bần cùng, khốn khổ mà người anh hôm nay nhận được chính là do đã hời hợt, ham thích sự nhàn rỗi để thời gian trôi qua phung phí.

“Cái gì cũng có giá của nó, có mất thì mới có được, được cái này thì mất cái kia”

Nếu bạn sống đến lúc tình yêu, danh lợi, quyền lực không còn quan trọng nữa, mọi thăng trầm khổ ải đều đã trải qua thì bạn sẽ nhận ra “Cái gì cũng có giá của nó”.

Chẳng hạn như cái giá của êm ấm giàu có bên ngoài là khổ sở nội tâm; cái giá của chần chừ chính là mất mát; cái giá của thành công chính là đã trải qua nhiều lần thất bại; cái giá của sự giàu có chính là kiệt sức, thiếu thốn về tinh thần; cái giá của hạnh phúc viên mãn tuổi già chính là bao nhiêu thăng trầm giông bão thời tuổi trẻ…

Có gia đình nọ, nhìn vợ chồng rất đẹp đôi, cùng làm nhà nước, nhà cao cửa rộng, hai con ngoan ngoãn xinh xắn, ai thoạt nhìn cũng không khỏi ngưỡng mộ. Nhưng ai hiểu được, hằng đêm người vợ ấy bị chồng dày vò coi không ra gì vì kiếm ít tiền hơn, còn người chồng vì ăn hối lộ nên cũng sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Cả hai đều phải cố giữ thể diện bên ngoài cũng là vì ràng buộc bởi công việc, con cái.

Rồi hai vợ chồng một gia đình khác sống rất yên ấm hạnh phúc với hai đứa con thành đạt, hiếu thảo, cuộc sống lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Nhưng ai biết được đằng sau đó, họ phải sống trong cảnh chật hẹp vì ở nhà thuê, cùng nhau làm lụng, cùng nhau dàn xếp, san sẻ với nhau từng miếng ăn giấc ngủ. Tuy thiếu thốn vật chất nhưng nhờ đó đã dạy cho họ sự trân trọng, yêu thương nhau, đời sống tinh thần lại luôn phong phú, an nhàn.

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon
Vật chất mãi mãi không thể thỏa mãn được nội tâm con người. (Ảnh: flipboard.com)

Cuộc sống vốn dĩ luôn công bằng, người phúc phận tràn đầy thì mọi việc đều suôn sẻ, tuy nhiên đức Phật cũng từng nói rằng “Đời là bể khổ”, nên có ai là thật sự sung sướng?! Ẩn sâu trong đó đều có những nỗi niềm riêng.

Và cũng bởi đời người đâu chỉ một kiếp, mà là hàng nhiều ức kiếp, trong vô số kiếp đó đã tạo ra biết bao nhiêu nghiệp lực, có nghiệp là Thiện có nghiệp là Ác, do đó kết quả cuộc sống hiện tại mà họ có được cũng là cái giá phải trả cho mối duyên Thiện Ác đã gieo từ trước và trong kiếp sống hiện tại.

Trên đời này cái gì cũng có giá của nó, bởi vậy chỉ nên nhìn vào trong mà không nên so đo tính toán bên ngoài. Nên vui mừng khi người khác được hạnh phúc, bởi để có được điều đó họ đã phải trả bằng sự thành tâm tu dưỡng đức hạnh trong nhiều kiếp, phải chịu khổ phải chịu nhẫn, phải qua nhiều thăng trầm mới có được như vậy.

Nên cố gắng tu dưỡng nhiều hơn khi bản thân gặp nhiều điều không vui, bởi cái giá của điều đó chính là do bản thân chưa tu dưỡng đủ, chưa trả hết nợ nghiệp.

Cái gì cũng có giá của nó, nên hãy để lòng nhẹ nhàng thanh thản mà đón nhận mọi niềm vui nỗi buồn và thử thách trong cuộc sống, để cảm thấy yêu đời hơn và trân trọng mọi khoảnh khắc hiện tại.

Tổng hợp

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://tapchithanhcong.org/song-dep/o-doi-cai-gi-cung-co-gia-cua-no-doi-nay-dung-de-hoi-tiec-ma-noi-hai-chu-gia-nhu.html

Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://thegioibantin.com/suy-ngam/o-doi-cai-gi-cung-co-gia-cua-no-doi-nay-dung-de-hoi-tiec-ma-noi-hai-chu-gia-nhu.html

Sáng 7/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi yêu cầu thí sinh phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Thí sinh bay bổng với đề thi 'Sóng' của Xuân Quỳnh Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga (giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh) cho rằng đề thi không gây bất ngờ, có tính thực tiễn và phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon

Giáo viên gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”.

Câu 2. "Món quà cuối cùng" nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả: "Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới".

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Dòng chảy của nước có nhiều thay đổi cũng giống như cuộc đời con người có nhiều thăng trầm, biến động.

- Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

- Gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái không thay đổi, giữa cái vĩnh hằng và cái tạm thời.

Câu 4: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó gợi những bài học sau về lẽ sống:

- Sống phải biết cống hiến

- Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp

- Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để trưởng thành.

Phần II: Làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội bàn về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống

- Sống cống hiến là điều cần thiết, bởi vì:

+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, dễ đồng cảm, sẻ chia với người khác. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội

+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, giúp cho gia đình, xã hội thêm bền vững, tiến bộ, phát triển hơn

- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng, cũng như những người "cống hiến" vì sự háo danh, vụ lợi và toan tính cá nhân

- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể...

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ

- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.

+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ, cho thấy những băn khoăn, trăn trở về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ mong da diết khắc khoải của người phụ nữ khi yêu. Đây là một đoạn thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

Phân tích nội dung:

- Khổ đầu đoạn trích: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên". Nhân vật trữ tình "em" suy ngẫm về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.

- Khổ giữa đoạn trích: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nhân vật trữ tình "em" cắt nghĩa, lý giải cội nguồn của "sóng" cũng như của tình yêu, qua đó cho thấy cội nguồn của tình yêu cũng như sóng mơ hồ, bí ẩn, không thể lý giải bằng lý trí thông thường

- Khổ cuối đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nhân vật trữ tình "em" bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hình thức trực tiếp và gián tiếp

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong vô thức, tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”). Lời thơ còn phảng phất nỗi âu lo, phấp phỏng của người phụ nữ về sự mong manh, dễ đổi thay của tình yêu.

+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại. Người phụ nữ trong thơ vừa đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung, vừa táo bạo, mãnh liệt, cháy bỏng, luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh khi viết về một đề tài tình yêu phổ biến, quen thuộc

+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, và cách nhà thơ lý giải về tình yêu, người đọc nhận ra vẻ đẹp nữ tính cũng chính là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, nhạy cảm, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.

+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...

+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…

+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra công tác thi tại TP.HCM Sáng 7/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM).