Điều hoà bao lâu cần bơm ga

Gas đóng vai trò hết sức quan trọng trong máy lạnh, thiếu gas sẽ dẫn tới máy lạnh hoạt động không bình thường như kém lạnh, mất lạnh hoặc thậm chí ngừng hoạt động.

Nếu máy lạnh hết gas mà bạn chưa kịp nạp thì đã vô tình tăng thêm số lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng. Vậy, bạn đã biết khi nào cần nạp ga máy lạnh chưa? Tiếp tục tìm hiểu bài viết dưới đây.

Hậu quả khi máy lạnh hết gas

Chắc hẳn bạn cũng đã biết, gas đóng vai trò như thế nào đến khả năng làm lạnh của điều hòa

Nồng độ gas lạnh rất quan trọng trong hệ thống làm lạnh, nếu thiếu gas thì hệ thống làm lạnh kém hiệu quả, quá trình làm lạnh diễn ra chậm, năng suất lạnh thấp, hại block điều hòa, gây thiệt hại về kinh tế cũng như giảm tuổi thọ cho hệ thống…

Nếu dư gas lạnh thì càng nguy hiểm hơn, nó có thể làm hỏng block chỉ trong vòng một vài tuần lễ trở lại từ khi trong hệ thống bắt đầu có dư gas.

Hậu quả đầu tiên sẽ thấy khi hết gas đó là khi thanh toán tiền điện. Hết gas sẽ làm tốn điện năng mà lại không có khả năng làm mát cho không gian. Bạn sẽ không cảm nhận được không khí mát lạnh như mong muốn.

Do đó, bạn thường hạ thấp nhiệt độ hơn bình thường, dẫn đến hao điện năng dù cho bạn có sử dụng máy lạnh inverter tiết kiệm điện cỡ nào đi chăng nữa. 

Ngoài ra, việc máy lạnh không mát sẽ làm tăng lên cảm giác bực bội, khó chịu do không khí oi nóng gây nên những stress không đáng có.

Một hậu quả nữa ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đó là dễ hư hỏng máy lạnh. Khi máy lạnh hết gas mà bạn vẫn cứ “cố ” sử dụng không nạp gas mới. Lâu dần, máy lạnh có thể bị hỏng, mang đến nhiều nguy hiểm khi sử dụng.

Khi nào cần nạp ga máy lạnh?

Máy lạnh cần nạp gas khi xuất hiện những dấu hiệu thiếu gas. Trong số đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là:

  • Khi bật máy lạnh lên, không cảm nhận hơi lạnh tỏa ra bên ngoài hoặc hơi lạnh bay ra quá yếu.
  • Dàn nóng bên ngoài cũng không thấy có hiện tượng hơi nóng thổi ra hoặc dàn lạnh bên trong nhà bị đóng lớp đá.
  • Ở một số dòng máy lạnh mới cao cấp có chức năng tự chẩn đoán, người dùng có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy lạnh.

Ngày nay để nhắm tránh các hiện tượng hết ga máy lạnh mà không biết thì các hãng sản xuất đã ghi thông số gas, áp suất hồi làm việc trên tem và gắn lên bên hông giàn nóng để nhân viên làm theo cho chính xác giúp máy hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn có thể tự kiểm tra hoặc nhân viên có thể kiểm tra xem lượng gas bằng đồng hồ đo áp lực như thế nào để nạp cho điều hòa hoạt động ổn định.

  • Gắn một đầu dây dài vào đồng hồ đo, một đầu còn lại gắn vào giàn nóng tại cái đai ốc sạc gas. Nhìn kim chỉ trên đồng hồ xem lương gas thừa hay thiếu, nếu thiếu, thừa thì làm bước tiếp theo
  • Tiến hành nạp gas nếu lượng gas không đủ cho máy hoạt động ổn định.
  • Nhưng nên chú ý trước khi sạc gas thì phải xả không khí trong đường ống của hai dây ra vì chúng ta không thể để gas vào không khí lẫn vào nhau và cùng chạy cùng nhau. Nếu có không khí lẫn vào hệ thống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm lạnh của máy lạnh.

Những loại gas thường dùng cho máy lạnh

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại gas máy lạnh phổ biến nhất đang được sử dụng cho máy lạnh chính là loại R410, R22 và R32.

1. Gas R22

Đây là loại gas thường được sử dụng do có giá thành rẻ cũng như quy trình nạp gas khá đơn giản, không cần đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như thiết bị khi nạp gas.

Gas R22 có khả năng dung nạp thêm tạp chất, nên khi thợ nạp gas chỉ cần đo được lượng gas cần nạp và có thể tiến hành nạp bổ sung mà không cần phải xả bỏ hết phần gas còn tồn đọng trong máy lạnh.

Tuy nhiên nhược điểm của loại gas này làm lạnh tương đối kém cũng như nó gây hại đến tầng Ozon.

2. Gas R410

Gas R410 nạp máy lạnh thường có giá tầm trung, quy trình nạp tương đối phức tạp, yêu cầu tay nghề thợ nạp gas phải có kinh nghiệm, cũng như phải sử dụng đầy đủ các thiết bị chuyên dụng.

Khi nạp gas R410 cho máy lạnh, người thợ phải thay mới hoàn toàn cho dù bên trong hình có còn cặn gas cũ. Ưu điểm của loại gas này là có khả năng tạo được độ lạnh sâu cũng như tiết kiệm điện.

3. Gas R32

Đây là loại gas mới vừa được sử dụng trong năm gần đây trên các mẫu máy lạnh thiết kế ấn tượng, cao cấp. Loại gas này cũng tương tự loại gas R410 khi nạp ga điều hòa là phải yêu cầu thợ kỹ thuật phải có tay nghề cao cũng như thiết bị chuyên dụng.

Loại gas này có khả năng làm lạnh cực mạnh và ổn định [hơn 1,6 lần- R410A, hơn 6,1 lần R22] từ đó giúp máy lạnh nhà bạn tiết kiệm điện năng đáng kể.

Tùy từng vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà ngay từ đầu bạn có thể lựa chọn loại máy lạnh có loại gas phù hợp với gia đình mình.

Trên đây là những kinh nghiệm khi nào cần nạp ga máy lạnh, vì sao cần nạp gas và sử dụng loại gas máy lạnh nào. Điều quan trọng khi nạp gas là lựa chọn đơn vị nạp gas uy tín để đảm bảo an toàn, máy lạnh hoạt động hiệu quả nhất.

Hi vọng đã cung cấp tới bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn có một mùa hè mát mẻ, thoải mái khi sử dụng máy lạnh.

Đọc thêm:

Page 2

Vào những ngày trời nắng nóng kinh hoàng, nhiệt độ lên tới trên 40 độ C thì điều hòa dường như đã trở thành vật bất li thân của các gia đình. Thậm chí, có nhà còn cài đặt điều hoà ở nhiệt độ 18 độ C, mở 24/24h để giảm bớt cái nắng nóng như thiêu đốt. Song, đến cuối tháng, nhiều gia đình sử dụng điều hoà lại tá hoả với hoá đơn tiền điện tăng phi mã.

Vậy, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay, dùng điều hoà như thế nào để căn phòng vừa mát mà lại tiết kiệm điện?

Dưới đây là những nguyên tắc cần để sử dụng điều hoà vừa mát, lại tiết kiệm điện trong những ngày nắng nóng kinh hoàng:

1. Dùng chế độ Cool, tuyệt đối không chuyển sang chế độ Dry

Nhiều người rỉ tai nhau khi dùng máy lạnh điều hoà hãy để ở chế độ Dry [biểu tượng hình giọt nước] thay cho chế độ Cool để tiết kiệm điện gấp 10 lần. Thế nhưng, theo các chuyên gia điện máy, vào những ngày nắng nóng kinh hoàng thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, tuyệt đối không cài đặt ở chế độ Dry.

Các chuyên gia khẳng định, điều hoà cài đặt ở chế độ Cool sẽ làm căn phòng mát hơn cài đặt ở chế độ Dry. Đặc biệt, trong những ngày trên nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, chúng chỉ làm căn phòng nóng và khó chịu. Theo đó, muốn căn phòng mát mẻ người dùng hãy cài đặt ở chế độ Cool để điều hoà làm việc hiệu quả nhất.

2. Cài đặt ở nhiệt độ thích hợp, không bật tắt quá nhiều

Nhiều người có thói quen khi mở điều hoà luôn cài đặt ở nhiệt độ thấp nhất để điều hoà làm mát căn phòng nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến hoá đơn tiền điện tăng chóng mặt vì máy điều hoà phải làm việc hết công suất.

Ngoài ra, để tiết kiệm điện năng không nên bật tắt điều hoà nhiều lần. Thực tế, nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Thế nhưng, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.

3. Đóng kín cửa, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng

Nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài khi sử dụng điều hòa. Bởi, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để làm mát phòng. Ngược lại, việc che kín phòng [bằng rèm cửa] có thể ngăn ánh nắng, tránh nhiệt độ phòng tăng lên. Như vậy, căn phòng vẫn mát mẻ mà điều hòa sẽ không phải hoạt động liên tục và điện năng cũng không tiêu tốn quá nhiều.

Ngoài ra, cửa phòng điều hoà cũng nên đóng kín, hạn chế mở cửa. Bởi, nếu cửa phòng không kín, hay mở cửa phòng để ra vào thì vô tình sẽ làm mất nhiều, khiến phòng nhanh nóng hơn. Theo đó, điều hoà lại tiêu tốn điện năng nhiều hơn do phải gồng mình làm việc liên tục.

4. Sử dụng điều hoà kết hợp với quạt điện

Khi bật điều hòa nên sử dụng kết hợp với quạt điện để giúp không khí trong phòng được lưu thông tốt và mang lại cảm giác mát mẻ hơn hẳn. Bởi vì quạt điện tạo ra gió giúp tăng cường tác dụng đẩy luồng khí nóng lên trên, đưa luồng khí mát xuống bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm bạn cảm thấy mát mẻ hơn. Đồng thời, sử dụng quạt gió sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Ngoài ra, dùng quạt điện kết hợp còn giúp tiết kiệm điện hơn vì không phải cài đặt nhiệt độ điều hoà ở mức quá thấp.

5. Treo rèm chắn nắng ở các cửa sổ

Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.

-----------------------------Điện Máy Thiên Hòa | Tiện ích cho mọi nhà✅ Hotline: 1900 1829

✅ Hệ thống TT/CH: //bit.ly/2Wq1HZe


✅ Website: //www.dienmaythienhoa.vn/
✅ Fanpage/Youtube/Instagram/Zalo: Điện Máy Thiên Hòa

Video liên quan

Chủ Đề