Định giá phương tiện vi phạm hành chính

Cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính   Cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền tịch thu. Định giá tài sản đối với phương tiện giao thông.

Cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền tịch thu. Định giá tài sản đối với phương tiện giao thông.

Tóm tắt câu hỏi:

Xin được hỏi về cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính để xác định thẩm quyền tịch thu.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập  Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Vi phạm hành chínhlà hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt bao gồm các cơ quan chính và phân cấp xử phạt trong từng cơ quan bao gồm:

+ Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

+ Thẩm quyền của Công an nhân dân

+ Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

Xem thêm: Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp

+ Thẩm quyền của Cảnh sát biển

+ Thẩm quyền của Hải quan

+ Thẩm quyền của Kiểm lâm

+ Thẩm quyền của cơ quan Thuế

+ Thẩm quyền của Quản lý thị trường

+ Thẩm quyền của Thanh tra

+ Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa

+ Thẩm quyền của Toà án nhân dân

Xem thêm: Quy định về chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự

+ Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự

+ Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước

+ Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

= > Để xác định được giá trị cụ thể của phương tiện nói riêng và tang vật vi phạm nói chung, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 việc xác định giá trị để xem xét thẩm quyền xử phạt như sau:

Thứ nhất: Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

Thứ hai: Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

Xem thêm: Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc xử lý vi phạm hành chính

+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;

+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Thứ ba: Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả.

Lưu ý: Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bạn có thể tham khảo thêmmột số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

Xem thêm: Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính

Chủ thể chấphànhquyết định xử phạtviphạmhànhchính"nguội"

Xử phạtviphạmhànhchínhvới cán bộ công chức

Thời hiệu xử phạtviphạmhànhchínhtrong lĩnh vực hóa đơn

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

Tưvấnpháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

Tưvấnluật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài

Tưvấnpháp luật về thuế trực tuyến miễn phí

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính
  • Quy định thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản
  • Thời hạn tạm giữ phương tiện, hàng hóa vi phạm hành chính
  • Thẩm quyền, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  • Định giá tài sản là gì? Căn cứ và thời hạn định giá tài sản?

Video liên quan

Chủ Đề