Định nghĩa dịch vụ công là gì

Bài viết này đã giúp bạn giải quyết 2 vấn đề “dịch vụ công là gì” và “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ở nước ta hiện nay”. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quốc tế và nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công. Hi vọng những kiến thức dưới đây có thể giúp bạn học tập tốt hơn.

Xem thêm: Phân loại dịch vụ công

Mục lục

Dịch vụ công là gì? Tiếng Anh là “public service”, dịch vụ công có mối quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Xét theo phương diện kinh tế học, dịch vụ công (hàng hóa công cộng) có một số đặc tính cơ bản như:

  • Hàng hóa công cộng là một loại hàng hóa mà một khi đã được tạo ra thì rất khó có thể loại trừ một ai ra khỏi việc sử dụng nó;
  • Việc tiêu dùng hàng hóa công cộng của người này sẽ không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác
  • Đặc biệt, hàng hóa công cộng không thể vứt bỏ được, có nghĩa là ngay khi không được tiêu dùng nữa thì hàng hóa công cộng vẫn sẽ tồn tại. Hiểu đơn giản đơn, thì những hàng hóa nào mà có thể thỏa mãn cả ba đặc tính trên thì được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, còn những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên sẽ được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.

Theo Wikipedia định nghĩa thì: Dịch vụ công/dịch vụ công cộng là một dịch vụ nhằm phục vụ tất cả các thành viên của cộng đồng. Nó thường được chính phủ cung cấp cho những người sống trong phạm vi quyền hạn, trực tiếp (thông qua khu vực công) hoặc bằng cách cung cấp tài chính cho các dịch vụ. 

Định nghĩa dịch vụ công là gì
Dịch vụ công là gì?

2. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công là gì?

Dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do Nhà nước cung ứng và đây cũng là một chức năng vô cùng quan trọng của nhà nước đối với xã hội.

Xét trên phương diện lợi ích kinh tế, việc cung ứng dịch vụ công không mang lại nhiều lợi ích, vì vậy rất ít doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn ra để đầu tư. Hoạt động cung ứng dịch vụ công chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan ở mỗi quốc gia và thường xảy ra sự bất cập giữa một bên là cung về dịch vụ công mà đại diện là nhà nước, và một bên là cầu về dịch vụ công mà đại diện là đòi hỏi của mọi người dân trong xã hội.

Trong quá trình cải cách nhà nước theo hướng gần dân hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công dân đang diễn ra hiện nay, một yêu cầu bức thiết đặt ra ở nhiều nước trên thế giới là nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý và cung ứng dịch vụ công. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công của một số nước trên thế giới và rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Hiện nay Quản lý nhà nước về dịch vụ công là gì?

Chủ trương đổi mới quản lý dịch vụ công bao gồm một số nội dung chủ yếu gắn với nhau là:

  • Đổi mới quản lý nhà nước đối với dịch vụ công theo hướng tách bạch sự nghiệp với hành chính.
  • Đổi mới căn bản chế độ tài chính đối với dịch vụ công
  • Xây dựng cơ chế trợ giúp đối tượng chính sách và người nghèo thụ hưởng dịch vụ công
  • Thiết lập chế độ tự chủ, tự chịu trách nghiệm của tổ chức công lập cung ứng dịch vụ công.

Yêu cầu tách sự nghiệp khỏi hành chính cần được nhìn nhận tương tự như việc tác sản xuất kinh doanh ra khỏi hành chính – sự nghiệp từ những năm bắt đầu đổi mới. Từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, yêu cầu rất cơ bản là tách bạch chức năng quản lý hành chính kinh tế (vĩ mô) và chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh (vi mô), tách bạch chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh không phải của Nhà nước ra khỏi hệ thống hành chính.

Đối với khu vực sản xuất kinh doanh, chủ chương tách bạch quảng lý hành chính và quản lý inh doanh của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã đã được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước (bằng “kế hoạch 3 phần” trong công nghiệp và “khoán sản phẩm” trong nông nghiệp), đến nay về cơ ban đã được thực hiện và đang tiếp tục hoàn thiện. Đối với khu sự nghiệp thì việc tách bạch này bây giờ mới bắt đầu; chủ trương đã được khẳng định rõ trong các văn kiện của Đảng; những việc thể chế hóa các chủ trương đó, và nhất là việc đưa các chủ trương đó vào thực tế thì còn hạn chế và làm chưa được bao nhiêu.

3.Những kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công là gì?

  • Giới hạn phương thức quản lý và cung ứng trực tiếp của nhà nước đối với một số loại dịch vụ công đặc thù
  • Đa dạng hóa phương pháp quản lý dịch vụ công
  • Xã hội hóa cung ứng một số loại dịch vụ công
  • Xem xét tình trạng tài chính của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công.

(Last Updated On: 21/10/2021)

Dịch vụ công (từ tiếng Anh là “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tỉnh cơ bản như:

+ Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó;

+ Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác, và;

+ Không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại.

Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần tủy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.

Từ góc độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tài cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Điều 22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực,”. Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý tế, giáo dục, cấp thoát nước,…. cho khu vực phi nhà nước thực hiện.

Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi Nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thi Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.

Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vấn cả của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, tòa án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng.

2. Đặc trưng cơ bản của dịch vụ công

– Thứ nhất, đó là những hoạt động phục vụ cho lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân;

– Thứ hai, do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung ứng hoặc ủy nhiệm việc cung ứng). Ngay cả khi Nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này, khắc phục các điểm khuyền khuyết của thị trường;

– Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân;

– Thứ tư, mục tiêu nhằm bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung ứng dịch vụ.

3. Các loại dịch vụ công

Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tiêu chỉ chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành 3 loại, như sau:

Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…..

Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không trực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.

Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện. Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước.

Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện. Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại sau:

– Dịch vụ hành chính công:

Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hay dịch vụ công. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước, Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…(ở một số nước, dịch vụ hành chính công được coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công, ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trưởng, mà thông qua việc đóng lệ phi cho cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.

– Dịch vụ sự nghiệp công:

Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội… Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.

– Dịch vụ công ích:

Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tài công cộng đồ thị, phòng chống thiên tại… chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Có một số hoạt động ở địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân dùng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thái ở một số đô thị nhỏ, cung ủng nước sạch ở một số vùng nông thôn…