Độ dày của sàn bê tông nhà dân dụng

Sàn bê tông là một ứng dụng đang được áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng như nhà dân cư, biệt thự sân vườn, nhà xưởng, khu triển lãm hay các trung tâm thương mại. Cùng với những ưu điểm về độ bền và độ nhẵn bóng chống ẩm ướt và trơn trượt.

Kết hợp chi phí đầu tư hợp lý đã khiến sàn bê tông đang được ứng dụng càng ngày càng nhiều. Chắc hẳn nhiều người vẫn phân vân với một câu hỏi là đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và an toàn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé!

Tính toán khối lượng đổ sàn bê tông dày bao nhiêu để hợp lý?

Bài toàn đổ sàn bê tông dày bao nhiêu được đặt ra để gia chủ tính toán được khối lượng và dự trù được kinh phí. Việc tính toán chính xác khối lượng bê tông cho những công trình lớn rất khó. Tuy nhiên, với các mẫu biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4 diện tích sàn trên dưới 100m2 thì không khó để nắm bắt được cách tính toán.

Từ đó, giúp bạn chủ động hơn trong việc tính toán dự trù kinh phí khi xây dựng ngôi nhà cho gia đình. Trong bài viết này, Công Ty Kiến Trúc Nhà Đẹp Architec Việt sẽ giúp bạn tính toán khối lượng bê tông một cách đơn giản.

Hình ảnh thực tế quá trình đổ sàn bê tông

Trong xây dựng phần sàn là vô cùng quan trọng vì chúng giúp cho công trình đó chịu được trọng tải đè ép lên nó. Nhưng phải đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày của sàn bê tông được coi là tiêu chí để đánh giá được sự bền vững, chắc chắn của một dự án xây dựng.

Để có được một công thức tính toán chính xác nhất đổ sàn bê tông dày bao nhiêu. Chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng lên mặt sàn.

Công thức tổng quan áp dụng tính chiều dày sàn nhà cao tầng

h = [D/m]Lng [1]

Trong đó:

  • h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
  • Lng là chiều dài canh ngắn.
  • D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ giao động trong khoảng 0,8 1,4.
  • m là loại dầm giao động trong khoảng 30 35.

Công thức này có giá trị số D và m dao động trong khoảng khá lớn nên chưa được tiện lợi cho người sử dụng.

Chiều dày tối thiểu AIC.

Đổ sàn bê tông đang là xu hướng được các gia đình ưa chuộng hiện nay

Đối với bản kê bốn cạnh [kể cả bản loại dầm], AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép:

Khi 0,22, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + [fy/200 000]]/ [36 + 9ß]] và 3,5 in. [3]

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

Với 2 công thức chọn chiều dày sàn nhà dân dụng thì chắc quý vị và các bạn đã tìm được cho mình cách tính số liệu phù hợp trong việc xây dựng bê tông cốt thép.

Một số kinh nghiệm đổ bê tông sàn nên biết

Kinh nghiệm đổ bê tông sàn
  • Khi đổ bê tông sàn nên đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp.
  • Để đổ bê tông dễ dàng nhất nên chia mặt sàn thành từng dải, mỗi dải rộng khoảng từ 1-2m sau đó đổ lần lượt từng dải một.
  • Đổ bê tông sàn đến khi cách dầm chính 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.
  • Khi đổ bê tông mặt trên cốp pha sàn từ 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.
  • Sau khi dầm dùi kỹ thì dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.
  • Không được cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha.
  • Lưu ý các công việc đầm, gạt mặt, xoa phải được tiến hành ngay lập tức.

1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt

Chiều dày sàn nhà dân dụng hợp lý

Đây cũng là câu hỏi của nhiều chủ đầu tư trước khi đi vào thi công cho căn nhà của mình. Việc tính toán tốt các loại vật dụng xây dựng giúp bạn tính chính xác được trọng tải công trình để đổ các cột dầm sao cho sức chống đỡ tốt nhất.

Một công trình kiên cố được tạo nên từ các vật liệu như bê tông, sắt, thép,Khi xây dựng công trình thì sắt là một trong những vật liệu quan trọng để đảm bảo được yếu tố an toàn cho công trình. Có nhiều cách tính 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt được chủ thầu áp dụng.

Đa phần các chủ đầu tư thiết kế hồ sơ thi công hoàn chỉnh, rồi sau đó sẽ yêu cầu các nhà đầu tư bó dự toán chi tiết công trình. Với cách làm này, nếu thực hiện chuẩn xác thì sẽ sát thực tế và ít rủi ro cho cả nhà thầu và nhà đầu tư. Theo các kiến trúc sư, cách tính toán trong xây dựng chính xác nhất vẫn là bóc tách khối lượng lập bảng dự toán chi tiết công trình, dựa trên hồ sơ thi công và quy mô của từng công trình khác nhau.

Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt

Đây là một công việc hết sức quan trọng. Việc tính toán được 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt sẽ giúp được bạn dự toán chi phí gần đúng và quản lý được vật liệu tốt hơn trong quá trình xây dựng.

Bạn có thể tham khảo giá trị tính toán sau:

  • Sàn: 120 150 kg/m2
  • Cột: 200 250 kg/m3 đối với nhịp > 5m và 170 190 kg/m3 đối với nhịp < 5m
  • Dầm: 180 200 kg/m3
  • Vách: 180 200 kg/m3
  • Cầu thang bộ: 120 140 kg/m3
  • Móng: 100 120 kg/m3

Để tính toán 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt còn phải dựa vào đặc điểm riêng biệt của từng công trình mới có thể tính toán được. Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn hoặc không có những kinh nghiệm thực tế thì việc tính toán này khá khó khăn.

Nếu tính toán sai lệch có thể sẽ gây nguy hiểm cho công trình. Vì vậy bạn nên tìm đến đội ngũ kiến trúc sư để được hỗ trợ một cách tốt nhất, đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết:Chiều cao tầng lửng Những nguyên tắc khi thiết kế chiều cao tầng lửng

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề