Đo nhiệt độ ở vị trí nào chính xác nhất năm 2024

Cơ thể con người là một cơ thể hằng nhiệt, trong mọi tình huống, hoàn cảnh thì nhiệt độ cơ thể người vẫn luôn giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, việc phân bổ nhiệt cơ thể người không đều.

Nhiệt độ cơ thể người là bao nhiêu?

Cơ thể có hai thân nhiệt chính là thân nhiệt ngoại vi và thân nhiệt trung tâm. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở phía bên trong cơ thể con người, phân bố dọc từ não xuống phần sâu ở đầu, mắt, cổ thân và dao động từ 36.2- 37.2 độ C. Thân nhiệt trung tâm thì được đo ở phần màng nhĩ tai và phần hậu môn.

Còn nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ tứ chi, phần nông của cơ thể, loại nhiệt độ này được đo ở nách, miệng.. ở những vị trí khác nhau sẽ có những chênh lệch khác nhau.

Xem thêm: 7 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn không cần dùng đến thuốc

Khi bị sốt nên đo nhiệt độ ở đâu?

Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể, tuy nhiên, nếu sốt quá cao sẽ gây hại đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm co giật, nặng hơn có thể làm rối loạn và có thể gây tử vong. Khi bị sốt, cần phải đo nhiệt độ và có phương pháp xử lý kịp thời.

Khi bị sốt nên đo nhiệt độ ở đâu?

Khi bị sốt bạn có thể đo nhiệt độ ở nách, hậu môn, tai, miệng, trán… Tùy từng trường hợp và độ tuổi của bé để lựa chọn các vị trí đo tốt nhất:

  • Thường thì đo nhiệt độ ở nách an toàn hơn, đối với các bé dưới 3 tháng tuổi thì đây là phương pháp dễ dàng nhất, bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử kẹp vào nách. Đo ở nách, khi có kết quả đo, cộng thêm 0.5 độ C để có thân nhiệt trung tâm.
  • Đối với những trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi trở lên bạn có thể đo nhiệt độ ở miệng trẻ.
  • Đối với những trẻ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể đo nhiệt độ ở tai.
  • Đối với những bé khó chịu bạn có thể đo nhiệt độ ở trán bé, ở vị trí đo này sẽ khiến bé thoải mái. Khi nhiệt độ tại trán bé đo được có kết quả 37.5 độ C trở lên có nghĩa là trẻ đã bị sốt
    Có thể bạn quan tâm: Tắm đúng cách giúp trẻ hạ sốt

Khi bị sốt nên làm gì?

Khi nhiệt độ trên 37 độ có nghĩa bạn bị sốt, xuất hiện các dấu hiệu bị sốt bạn cần áp dụng biện pháp hạ sốt như cởi bớt quần áo dày, làm mát, uống thuốc hạ sốt… Trường hợp nếu nhiệt độ không giảm cần phải đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.

Lời khuyên cho bạn: Nhiệt kế điện tử là thiết bị cần thiết để chăm sóc sức khỏe gia đình, tủ thuốc mỗi nhà nên trang bị một chiếc.

Một số thông tin về vị trí đo thân nhiệt khi bị sốt để trả lời cho câu hỏi nên đo nhiệt độ ở đâu khi bị sốt, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình theo dõi nhiệt độ tại nhà.

của một người khỏe mạnh luôn có sự thay đổi trong ngày phụ thuộc vào hoạt động của họ. Để nhất quán, nên đo nhiệt độ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tuy nhiên, độ chính xác của phép đo còn tùy thuộc vào việc lựa chọn vị trí đo thích hợp. Các điểm đo lý tưởng là các vùng trên cơ thể gần với các mạch máu chính, bao gồm miệng, trực tràng [hậu môn], nách, tai và trán.

Lưu ý

Nên đợi 30 phút sau khi ăn uống hoặc tập thể dục mới thực hiện đo thân nhiệt. Nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay vì nhiệt kế thủy ngân. Thủy ngân là chất độc hại sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu nhiệt kế bị vỡ.

Miệng

Theo chuyên gia nội khoa Michelle N. Brooks, phó giáo sư và bác sĩ bệnh viện tại VCU Health, đo thân nhiệt bằng miệng là phương pháp hiệu quả nhất đối với người trưởng thành. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho trẻ em trên 4 tuổi.

Nhiệt độ bình thường ở miệng giao động trong khoảng 36,0°C-37,5°C.

Ưu điểm: Độ chính xác cao đối với cả trẻ em trên 4 tuổi và người lớn.

Hạn chế: Kết quả đọc không chính xác nếu:

  • Trẻ nhỏ và người lớn có vấn đề về hô hấp không thể khép miệng đủ lâu.
  • Thực hiện đo quá gần với bữa ăn hoặc uống, vì nhiệt độ thức ăn hoặc đồ uống có thể làm ảnh hưởng đến nhiệt độ đo.

Trực tràng [Hậu môn]

Đo thân nhiệt qua trực tràng là phương pháp thay thế cho miệng nếu gặp các vấn đề liên quan đến miệng. Phương pháp này được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi vì nó cho kết quả chính xác nhất. Lưu ý, không nên sử dụng một nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cả ở miệng và trực tràng.

Nhiệt độ đo ở trực tràng thường cao hơn ở miệng khoảng 0,3°C-0,6°C.

Ưu điểm: Là phương pháp vàng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì có độ chính xác cao.

Hạn chế: Gây khó chịu cho trẻ em dưới 3 tuổi vì chúng thường cựa quậy, và không thể nằm yên.

Nách

Nách là vị trí đầu tiên được xác định để đo nhiệt độ cơ thể. Các nghiên cứu đầu tiên về nhiệt độ của bác sĩ người Đức Wunderlich cách đây một thế kỷ đã thực hiện các phép đo ở nách. Khi phát hiện này được công bố, phương pháp đo thân nhiệt qua nách được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện trên toàn thế giới.

Nhiệt độ đo ở nách có thể thấp hơn ở miệng khoảng 0,3°C-0,6°C.

Ưu điểm: Phù hợp với mọi lứa tuổi.

Hạn chế:

  • Nhiệt độ ở nách không đáng tin cậy bằng nhiệt độ ở miệng hoặc trực tràng.
  • Chỉ có thể áp dụng với một trọng lượng cơ thể nhất định.
  • Mất nhiều thời gian.

Tai

Độ chính xác của phương pháp đo này phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng đúng nhiệt kế và thiết kế của đầu đo. Đo thân nhiệt qua tai có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng, trẻ em và người lớn, và không khuyến khích sử dụng ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

Nhiệt độ đo ở tai thường cao hơn ở miệng khoảng 0,3°C-0,6°C.

Ưu điểm:

  • Cung cấp kết quả nhanh và khá chính xác.
  • Tiện lợi hơn việc đo ở miệng hoặc trực tràng, nhất là đối với trẻ em.

Hạn chế:

  • Các vật cản như ráy tai có thể làm lệch kết quả đo.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có kích thước ống tai quá nhỏ sẽ không cho kết quả đo chính xác.
  • Trẻ em dưới 3 tuổi hay cựa quậy làm cho việc xác định vị trí chính xác trở nên khó khăn, và cho kết quả đọc không chính xác.

Trán

Nhiệt kế hồng ngoại iMediCare iTM-32A

Đo thân nhiệt qua trán giải pháp thoải mái nhất cho mọi lứa tuổi. Theo một số nghiên cứu, phương pháp này có thể cho kết quả đúng gần như ở trực tràng và chính xác hơn so với ở tai hoặc nách. Tuy nhiên, những phát hiện này không phải là kết luận cuối cùng và đã gây ra tranh cãi trong các nghiên cứu khác.

Nhiệt độ đo ở trán thường thấp hơn ở miệng khoảng 0,3°C-0,6°C.

Ưu điểm:

  • Cung cấp kết quả đọc nhanh chóng, chỉ mất vài giây.
  • Sử dụng dễ dàng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Hạn chế:

Kết quả đo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm gió, hệ thống sưởi trong nhà, ánh nắng trực tiếp, và thời tiết lạnh.

Chủ Đề