Độ sáng da gáy bao nhiêu là bình thường năm 2024

Siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi là vô cùng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu từ tuần thai thứ 11 đến tuần thai thứ 13. Vì đây là xét nghiệm để bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi ngay ở giai đoạn đầu. Có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy khá lo lắng về độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường? Để giải đáp được câu hỏi đó mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của DNA TESTING nhé.

Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ một tập hợp chất lỏng dưới da phía sau cổ của thai nhi, khi siêu âm sẽ xuất hiện hình ảnh khoảng đen, sáng phía sau gáy. Độ mờ da gáy càng cao, tỷ lệ thai nhi có dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể càng cao.

Siêu âm đo độ mờ da gáy có thể phát hiện khoảng 80% thai nhi mắc hội chứng Down hoặc dị tật bẩm sinh khác với tỷ lệ dương tính giả 5%. Cho nên, khi kết quả bất thường, bác sĩ sẽ khuyên người mẹ thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc trước sinh khác như NIPT hoặc các xét nghiệm liên quan để biết kết quả chính xác hơn.

Khi nào nên siêu âm đo độ mờ da gáy chính xác nhất?

Các bác sĩ chuyên khoa Sản khuyến cáo để biết kết quả đo độ mờ da gáy chuẩn xác nhất nên thực hiện siêu âm từ tuần thứ 11 đến tuần 13 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng nên người mẹ cần biết và đi khám đúng chuẩn.

Đối với tuần thai dưới 11 tuần tuổi, đây là những thai còn quá nhỏ và da gáy quá mờ. Do đó, kết quả đo không được chính xác và có nhiều chỗ không thể nhìn thấy được sự bất thường của thai nhi.

Ngược lại với thai trên 14 tuần thời điểm này độ mờ da gáy trở về mức bình thường nên xét nghiệm cũng không thể cho kết quả chuẩn xác, hình ảnh da gáy thai nhi lúc này không thể phản ánh tình trạng thai có mang các dị tật bẩm sinh hay không. Vì vậy rất khó để có thể đưa ra một đánh giá chính xác nhất nào về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?

Sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho mẹ bầu biết chính xác về độ mờ da gáy. Đối với những trẻ có kích thước từ 45-84mm thì có độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 3,5mm. Thông qua kết quả kiểm tra đo độ mờ da gáy này sẽ giúp cho bác sĩ có thể chuẩn đoán được 75% nguy cơ trẻ bị Down.

Dưới đây là những chỉ số chuẩn để bạn có thể hiểu rõ hơn và đối chiếu:

  • Đối với thai nhi 11 tuần tuổi, có độ mờ da gáy nhỏ hơn 2mm.
  • Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, có độ mờ da gáy nhỏ hơn 2,5mm.
  • Đối với thai nhi 13 tuần tuổi, có độ mờ da gáy nhỏ hơn 2,8mm.
  • Trường hợp thai nhi có kích thước từ 45 – 84mm thì sẽ có độ mờ da gáy nhỏ hơn 3,5mm.
  • Với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm đồng nghĩa nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ rất thấp.
  • Thai nhi có độ mờ da gáy cao hơn 3mm có nguy cơ mắc hội chứng Down.
  • Nếu chỉ số này đạt 6mm, thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác.
  • Độ mờ da gáy từ 3,2 – 3,5mm được xem là dày và tăng nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể.

Những thai nhi có kết quả chỉ số này đạt 2,9mm được đánh giá là không phải là mức quá cao nhưng vẫn có những nguy cơ nhất định và sẽ được bác sĩ thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Thông tin thêm: Ở phần lớn thai nhi mắc phải hội chứng Down có độ mờ da gáy < 4,5mm, trong khi đó đối với hội chứng Edwards là 4,5 – 8,4mm, trẻ mắc phải hội chứng Turner có độ mờ da gáy thường trên 8,5mm.

Phương pháp đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy bằng cách siêu âm thai vào tuần thứ 11 – 13 trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để kiểm tra qua đường bụng của thai phụ. Một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ có tử cung nghiêng về sau hoặc thừa cân có thể siêu âm bằng đầu dò âm đạo.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành đo từ đỉnh đầu đến phần mông của thai nhi được goi là kích thước đầu mông [CRL], sau đó sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy. Đây là phương pháp cực kỳ an toàn cho mẹ và bé khi thực hiện.

  • Tuần thực hiện: Tuần 11 đến 13.
  • 45 mm < CRL < 85mm.
  • Đo 3 lần và lấy kết qua đo lớn nhất.
  • Mặt cắt đứng dọc chính xác với thai nằm yên.
  • Hình ảnh phóng đại.
  • Phân biệt màng ối với mô.

Phải làm gì khi độ mờ da gáy thai nhi bất thường?

Kết quả đo độ mờ da gáy chuẩn đoán được chính xác đến 80% là thai có mắc hội chứng Down hay không và trên thực tế, xác xuất sai lệch vẫn tồn tại. Có những kết quả đo độ mờ da gáy bất thường nhưng thai vẫn phát triển bình thường và không có các dị tật xuất hiện. Vì thế, nếu độ mờ da gáy có các biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ khuyên người mẹ thực hiện những xét nghiệm khác để sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn.

Để phát hiện xem thai có bị mắc hội chứng Down hay không, người mẹ cũng nên thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng phương pháp không xâm lấn NIPT. Đây là phương pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay với kết quả nhanh, chuẩn và không gây đau đớn, không tổn hại sức khỏe bào thai. Phương pháp NIPT có thể áp dụng cho thai từ tuần thứ 09, kết quả chính xác hơn 99,99% và chỉ cần lấy khoảng 7 – 10 ml máu từ người mẹ để làm xét nghiệm.

Nếu sau khi thực hiện đo độ mờ da gáy và thực hiện xét nghiệm không xâm lấn NIPT vẫn cho thấy khả năng trẻ mắc bệnh Down là rất cao thì tiếp theo, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp cho gia đình chọn lựa. Nếu trường hợp thai có khả năng hơn 99,9% mắc bệnh Down kèm một số biến chứng tim mạch, một số dị tật bẩm sinh khác thì gia đình có thể chọn giải pháp đình chỉ thai nhi để trẻ không chịu thiệt thòi về thể chất và tinh thần khi được sinh ra.

Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác nhất về độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường và những lưu ý cho mẹ bầu về việc đi xét nghiệm đúng thời điểm có thể tăng khả năng sinh con khỏe mạnh, đồng thời hạn chế thấp nhất việc sinh trẻ có khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh. Gọi ngay cho số hotline: 0966 323 400 của DNA TESTINGS để được tư vấn miễn phí.

Thai 13 tuần độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Những thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy nhỏ hơn 2,8mm. Trong trường hợp thai nhi có kích thước từ 45 - 84mm thì độ mờ da gáy sẽ nhỏ hơn 3,5mm. Những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm đồng nghĩa với nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ rất thấp. Thai nhi có độ mờ da gáy cao hơn 3mm có nguy cơ mắc hội chứng Down.21 thg 3, 2021nullBạn có biết: Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?medlatec.vn › tin-tuc › ban-co-biet-do-mo-da-gay-o-thai-nhi-bao-nhieu-la-...null

Độ mờ da gáy bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu thai nhi có kích thước từ 45 - 84mm thì siêu âm thai đo độ mờ da gáy thường sẽ nhỏ hơn 3,5mm. Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy dưới 1,3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ rất thấp. Nếu siêu âm thai đo độ mờ da gáy cao hơn 3mm thì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down.nullSiêu âm thai: Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? - Vinmecwww.vinmec.com › ... › Sản phụ khoa và Hỗ trợ sinh sảnnull

Nếp gấp da gây tuần 19 bao nhiêu là bình thường?

Nếp gấp da gáy [NF: nuchal fold]: Đo khi cùng thực hiện Triple test, khi thai từ 15 tuần - 22 tuần, chính xác nhất là từ 16 - 18 tuần, giá trị bình thường: ≤ 5mm.nullThai nhi 21 tuần có độ mờ da gáy 5.2mm có bình thường không?www.vinmec.com › san-phu-khoa-ho-tro-sinh-san › tu-van-bac-si › thai-n...null

Tim thai tuần thứ 12 là bao nhiêu?

Thai nhi 12 tuần tuổi có chỉ số chiều dài cơ thể là 3 - 5cm với trọng lượng khoảng 10 gram, nhịp tim của thai nhi dao động trong khoảng từ 120 - 160 lần/ phút, vị trí nhau thai: nhau bám mặt trước hoặc nhau bám mặt sau,...nullSiêu âm 12 tuần có chính xác không? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › sieu-am-12-tuan-co-chinh-xac-khong-s74-n14722null

Chủ Đề