Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi

[2] Nội dung chính: tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

2>

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
- Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Câu hỏi gợi ý

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn

Câu 3. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện?

[1] Đoan trích trên tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm

[2] Nội dung chính: tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

[3] Từ tượng thanh:  hu hu. xót xa, vui vẻ

[4] Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông đồng cảm với nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải nuốt nước mắt bán đi những gì mà bản thân ông trân quý, coi trọng. Nhìn khuôn mặt đau đớn tột cùng ấy, ông nhận ra so với nỗi đau bán sách, nỗi đau của lão Hạc còn gấp bội lần.

[5] Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này

Câu 3: từ tượng hình: ầng ậc, co rúm, móm mém từ tượng thanh: huhu tình thái từ: vui vẻ Các từ trên có tác dụng nhấn mạnh vào nỗi đau, nỗi khốn khổ, thể hiện rõ sự đau khổ qua vẻ bề ngoài của lão Hạc Câu 4: Nội dung đoạn trích trên là việc lão Hạc kể chuyện bán chó cho ông giáo và cảm xúc của lão Hạc Qua đoạn trích trên, em có thể thấy lão Hạc là người giàu lòng nhân hậu, rất yêu quý động vật, đến mức đau xót khi phải nỡ tay bán đi con chó cưng của mình

BT1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

a. Đoạn trích được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu tác dụng?

c. Xác định yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm trong đoạn trích trên.

d. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không? Vì sao?

Tham khảo các ý chính sau:

⇒ Sống vò võ một mình, lão dồn tình thương cho câu Vàng. 

⇒ Lão không bị đói nghèo đẩy đến con đường tha hóa xấu xa.

⇒ Lão có đói, có khổ nhưng vẫn quyết từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.

⇒ Lão hiểu hoàn cảnh của ông giáo cũng không sung sướng hơn mình.

⇒ Lòng tự trọng của lão còn thể hiện ở cái chết của lão.

⇒ Lão chết phần vì muốn chuộc tội với cậu Vàng, phần vì để giữ vườn cho con, phần vì để bảo toàn danh dự của mình.

⇒ Lão sợ biết đâu một ngày nào đó sẽ phải sống khốn nạn như Binh Tư.  

⇒ Lão Hạc là người nông dân nhân hậu, tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. [ câu trần thuật đơn]

1,Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

"Hôm sau lão hạc sang nhà tôi .Vừa thấy tôi lão thấy ngay :

- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ

-Cụ bán rồi ?

-Bán rồi họ vừa bắt xong

Lão cố làm ra vẻ .Nhưng trông lão cười như mếu và dôi mắt lão ầng ầng ...........Tôi hỏi cho có chuyện :

-Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại ................Lão hu hu khóc .............

[lão hạc - Nam Cao]

a, Xác đinh phương thức biểu đạt sử dung trong đoạn ?

b,Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên ?

c,Tìm từ tượng hình,từ tượng thanh có trong đoạn và cho biết tác dụng của chúng ?

d,Chỉ ra những câu ghép có trong đoạn?

e, Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão hạc trong đoạn trích trên?

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” [

Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?

Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.

Câu 4: Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?

Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10- 15 câu, nêu tác dụng của tình đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống.

Chủ Đề