Đóng góp và hạn chế của các nhà triết học phương Tây về vật chất

-     Phạm trù “vật chất" giữ vai trò là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật [nói chung] và chủ nghĩa duy vật biện chứng [nói riêng]. Bởi vì: chủ nghĩa duy vật [dù là chủ nghĩa duy vật nào] cũng đều được xây dựng trên cơ sở quan điểm: vật chất là tính thứ nhất; bản chất và cơ sở của mọi tồn tại, suy đến cùng chính là vật chất chứ không phải là ý thức hay tinh thần. Bởi vậy, quan niệm về vật chất có đúng đắn và khoa học hay không đóng vai trò là cơ sở đầu tiên quyết định việc giải quyết có đúng đắn và khoa học hay không đối với các vấn đê khác có liên quan.

-     Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác.

“Vật chất” thường được hiểu là một hoặc một số chất hay yếu tố khách quan, tự có trong giới tự nhiên, đóng vai trò là cơ sở ban đầu [bản nguyên, bản căn] sản sinh ra và cấu tạo nên mọi tồn tại trong thế giới. Bởi vậy, phương pháp luận chung của các nhà duy vật này là: muốn hiểu được đúng đắn thế giới thì cần phải nghiên cứu để hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên đó. Những quan niệm như vậy có thể nhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học thuyết duy vật thời cổ ở Trung Quốc, Ân Độ và Hy Lạp [Đạo gia, thuyết Âm Dương - Ngũ Hành ở Trung Quốc; trường phái Lokayata ở Ấn Độ; trường phái nguyên tử luận ở Hy Lạp] hoặc các học thuyết triết học duy vật thời cận đại ở các nước Anh, Pháp, Đức [triết học của Ph. Bêcơn, triết học tự nhiên của R. Đềcáctơ, triết học tự nhiên của I. Kantơ,...].

-    Ưu điểm và hạn chế của những quan niệm đó:

+ Ưu điểm: với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.

+ Hạn chế lịch sử: một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác quan niệm này chủ yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy đủ; tức là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học. Những hạn chế này được khắc phục trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Loigiaihay.com

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌCBỘ MÔN TRIẾT HỌCĐề tài: CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁCHY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠNCHẾ CỦA NÓGiảng viên: TS. Bùi Văn MưaHọc viên: Lê Nguyễn Diễm HằngSố thứ tự: 048Lớp: CHKT - Đêm 5 - K.21TP. HCM, tháng 02/2012GV: TS. Bùi Văn MưaLỜI MỞ ĐẦUHy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đã trải quanhững thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội loài người. Nơi đây hội tụ những điềukiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, trong đó triết học là một lĩnhvực phát triển mạnh mẽ, trở thành đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, là mônkhoa học của mọi khoa học. Các triết gia Hy Lạp cổ đại đã tạo nên một nền triếthọc có ảnh hưởng đến những quan điểm triết học của cả thế giới sau này.Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết họcduy vật thời kỳ cổ đại. Đó là sự nhận thức mang tính trực quan và tiến bộ, khôngdựa trên những yếu tố thần thánh, lực lượng siêu nhiên để giải thích sự vật, hiệntượng, mà lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, đồng nhất vậtchất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất.Việc tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại, bên cạnhviệc rút ra những giá trị, thành tựu và hạn chế của những trường phái, tư tưởngthời kỳ này còn là nền tảng cho việc nghiên cứu các quan điểm triết học duy vậtvề sau, giúp cho người học có được nhận thức đúng đắn và tư duy biện chứng khinhìn nhận sự việc, hiện tượng, cũng như giải đáp các vấn đề cuộc sống đặt ra.Đây cũng được xem là một nhiệm vụ cơ bản của triết học.2GV: TS. Bùi Văn MưaCHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠII. Hoàn cảnh ra đờiHy Lạp cổ đại là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vôsố hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban-căng và Tiểu Á kéo dàigần một nghìn năm, nơi đây được xem là nền tảng văn hóa của văn minh phươngTây. Văn minh của người Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ,chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học nghệ thuật, kiến trúc của thế giớicận đại, thúc đẩy phong trào phục hưng Tây Âu, cũng như làm sống lại cácphong trào tân cổ điển tại Châu Âu, Châu Mỹ thế kỷ 18 và 19.Sự hình thành triết học Hy Lạp cổ đại là kết quả của việc kế thừa những disản truyền thống tinh túy trong sáng tác dân gian, thần thoại, và các mầm mốngcủa tri thức khoa học, là kết quả của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác đã viết:“Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm củathời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khónhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học.” [1] Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết họcduy vật thời kỳ cổ đại, quan niệm sự hình thành thế giới từ một hoặc một số dạngvật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên; là kết tinh những gì tinh túynhất của nhận thức nhân loại thời kỳ này, chứa đựng các vấn đề cơ bản của thếgiới quan và tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dù ở cấp độ phôithai, mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ.II. Những tư tưởng, trường phái cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác HyLạp cổ đại1. Trường phái Milê[1] Triết học Hy Lạp cổ đại: //www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai 3GV: TS. Bùi Văn MưaBa nhà triết học duy vật thuộc trường phái Milê là Talét, Anaximăngđrơ,Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên, vận động vĩnh viễn tạora mọi vật trên thế giới. Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là mộtthực thể vô định và vô hạn - gọi là apeiron, theo Anaximen đó là không khí.Talét không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn học.Trước Talét, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vậtqua các câu chuyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng.Talét quan niệm toàn bộ thế giới được khởi nguồn từ nước và khi phân hủy lạibiến thành nước. Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó sinh rathì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thểthống nhất, trong đó mọi vật biến đổi tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòngbiến đổi tuần hoàn đó. Với quan niệm nước là bản chất chung của tất cả mọi vật,mọi hiện tượng trong thế giới, ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệmtriết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụthể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.Anaximăngđrơ là người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đềphát sinh và phát triển của các loài động vật. Khi giải quyết vấn đề bản thể luậntriết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ mộtdạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà người takhông thể trực quan thấy được, nó chứa đựng trong mình những lực lượng đốilập, mà chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này cho ra đời vạn vậtvới hình thể, tính chất khác nhau, và sau đó sẽ hủy diệt nhau để về với chính nó.Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bước tiến xa hơn trong sự khái quát trừutượng về phạm trù vật chất.Anaximen cho rằng vật chất là không khí chứ không phải là nước. Theoông không khí là nguồn gốc của mọi vật, không khí sinh ra mọi vật bằng sự bayhơi hay ngưng tụ của nó, vạn vật đều bắt nguồn từ vật chất đầu tiên là không khívà lại quay trở về không khí. Tóm lại theo Anaximen, không khí là bản nguyêncủa mọi sự vật hiện tồn.4GV: TS. Bùi Văn Mưa2. Trường phái Hêraclít Hêraclít sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởngbiện chứng chất phác từ thời Hy Lạp cổ đại. Phép biện chứng của Hêraclít chưađược trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học, nhưng hầu hếtcác luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập dưới dạng các câudanh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Các tư tưởng biện chứng của ông thể hiệntrên các điểm chủ yếu sau:- Về khởi nguyên của vũ trụ: Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa,các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa… chỉ là những trạng thái khác nhau củalửa mà thành. Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới, vũ trụ không phảido Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã, đang và sẽmãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn. Ngọn lửa vũtrụ không chỉ tạo ra các sự vật vật chất mà còn sinh ra các hiện tượng tinh thần,tạo ra các linh hồn.- Về sự vận động vĩnh viễn của vật chất: Theo Hêraclít, không có sự vật,hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạngthái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại. Quan niệm này được thểhiện trong câu nói nổi tiếng “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sựthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Thứ nhất, thống nhất là sự đồng nhấtcủa cái đa dạng và là sự hài hòa giữa các mặt đối lập. Thứ hai, mỗi sự vật, hiệntượng trong quá trình biến đổi đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thànhcác mặt đối lập với nó. Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là sự đốilập mà còn là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. [2]- Về nhận thức: Ông cho rằng thế giới vận động theo trật tự gọi là lôgốt vàtiêu chuẩn để đánh giá tư duy con người chính là lôgốt khách quan. Ông chianhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. 5GV: TS. Bùi Văn Mưa[2] Triết học Hy Lạp cổ đại: //www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logot nhưng không chắc chắn.Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý, dù vậy chỉ mang tính tương đối vìnó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh.3. Trường phái đa nguyên Empêđốc - AnaxagoĐể giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duyvật, Empêđốc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của cáctrường phái Milê và trường phái Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bảnchất của thế giới vật chất đa dạng. Empêđốc thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố: đất, nước, lửavà không khí, chúng chịu sự tác động của hai loại lực là tình yêu và hận thù,chúng đưa đến mâu thuẫn nội tại để giành cho được sự thống trị vũ trụ và kết quảcủa chu kỳ vũ trụ vận hành chính là do sự mâu thuẫn này. Tùy thuộc vào liềulượng của bốn yếu tố và tùy thuộc vào mức độ tác động của hai loại lực mà vạnvật khác nhau xuất hiện hay biến mất. Dựa trên quan điểm này, Empêđốc chorằng vũ trụ luôn vận động trải qua chu trình phát triển gồm bốn giai đoạn. Giaiđoạn 1, vũ trụ là một quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia.Giai đoạn 2, vũ trụ bắt đầu phân hóa. Giai đoạn 3, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóara thành bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí. Giai đoạn 4, bốn yếu tố đất, nước,lửa, không khí kết hợp lại với nhau tạo nên sự vật, hay tách ra khỏi nhau làm sựvật mất đi. [3]Anaxago tiếp nối quan điểm đa nguyên nhưng cho rằng vạn vật đều đượccấu tạo từ các hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng, ônggọi đó là các hạt giống - là cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùngloại. Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống, chúng cực nhỏ và có thểphân chia đến vô tận. Anaxago xem mỗi cái chứa mọi cái, tức là mỗi sự vật vậtchất chứa trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy địnhbởi tính chất hạt giống của chính nó. 6GV: TS. Bùi Văn Mưa[3] Bùi Văn Mưa: Đại cương về lịch sử triết học, Trường Đại học Kinh tếTP.HCM, 2011, tr. 96.Các hạt giống sinh sôi, nảy nở hay thay thế cho nhau dựa vào động lực Nus - làtrí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới, đưa thế giới thoát khỏi sự hỗn độn,tiếp tục trên con đường vận động, biến hóa của mình, và qua đó nó nhận thức bảnthân thế giới.4. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp - ĐêmôcrítTrường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thểhiện trong giai đoạn cực thịnh, trong đó Lơxíp là người sáng lập và Đêmôcrít làngười kế thừa và phát triển.Lơxíp cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử. Đó lànhững hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng vàvô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được. Vạn vậttrong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả.Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học duy vật HyLạp thời cổ đại. Ông đã phát triển thuyết nguyên tử của người thầy Lơxíp lên mộttrình độ mới, và xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận baogồm các bộ phận sau:- Thuyết nguyên tử: Theo ông vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầutiên là nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, khôngbiến đổi, tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng, giống nhau về chất nhưngkhác nhau về hình dạng, kích thước, vị trí và trình tự kết hợp của chúng để tạothành các sự vật trong thế giới. Chân không là khoảng không gian trống rỗng,không có kính thước và hình dáng, vô tận và duy nhất. Nguyên tử vận động trongchân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong vũ trụ cóhằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều hướng, khi thì tản ra, khi tụlại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào nhau tạo thành một cơnxoáy tròn [cơn lốc nguyên tử]. Cơn lốc này đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ rangoài chu vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm, nhờ đó các hành tinh,7GV: TS. Bùi Văn Mưakể cả trái đất được hình thành. Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tựnhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra.Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà nó được cấu tạo từcác nguyên tử hình cầu nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Sự sống và con ngườikhông phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tựnhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Nóichung vạn vật trong thế giới được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chânkhông, chúng đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên.- Quan niệm về nhận thức: Ông chia nhận thức của con người ra làm haidạng là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Theo ông, nhận thức của ngườita bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảmgiác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ,không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnhđược bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, màusắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và chân không.Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhậnthức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phảiđẩy tới nhận thức lý tính. - Quan niệm về đạo đức: Đêmôcrít cho rằng sự hiểu biết là cơ sở của hànhvi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người làsống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con ngườisống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Ôngluôn đề cao những hành đồng vị nghĩa cao thượng của con người.- Quan niệm về chính trị - xã hội: Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ,Đêmôcrit bảo vệ nền dân chủ chống lại chế độ chuyên chính. Nhà nước cộng hòadân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô, tự điều hành hoạt động của mìnhtheo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệthuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ. 8GV: TS. Bùi Văn MưaCHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC TƯ TƯỞNG,TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠII. Những giá trị:Triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơkhai. Thế giới quan duy vật chất phác không dựa vào cái siêu nhiên hay lòng tin,đức tin tôn giáo mà dựa vào cái tự nhiên, vào lý trí hay lẽ phải đời thường củacon người để lý giải thế giới và đời sống của họ [4]. Các nhà triết học quan sát cáchiện tượng tự nhiên một cách trực tiếp và mong muốn giải thích chúng một cáchkhoa học. Điều này đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vậtvà biện chứng sơ khai của triết học Hy Lạp thời kỳ này.- Trường phái Milê với Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen đã xuất phát từthế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một vật chất duynhất; đóng góp quan trọng trong việc đặt nền móng sự hình thành các khái niệmtriết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm nhữngkhái niệm như khái niệm về chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập…- Hêraclít đã đưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với nhữngquan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông đã đượcnhiều nhà triết học cận đại và hiện đại kế thừa và phát triển, ông được coi là đạibiểu của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại với tư tưởng sâu sắc và đúng đắn như sựbiến chuyển của vạn vật, sự đấu tranh, thống nhất của các mặt đối lập.- Trường phái đa nguyên là một sự tìm tòi của chủ nghĩa duy vật, khắcphục hạn chế của quan điểm duy vật đơn nguyên để lý giải tính thống nhất trongsự đa dạng của thế giới. Empêđốc – Anaxago đã giải thích sự vật vật chất thôngqua sự biến chuyển có tính ngẫu nhiên, qua đó chỉ có vật nào phối hợp điều hòamới có thể tồn tại.9GV: TS. Bùi Văn Mưa[4] Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tếTP.HCM, 2011, tr. 14.- Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp,thuyết nguyên tử là đỉnh cao trong tư tưởng của ông đối với chủ nghĩa duy vật,có giá trị cho việc phát triển học thuyết nguyên tử về sau. Về lý luận nhận thức,ông đặt ra và giải quyết vấn đề về nhận thức, vai trò của cảm giác khi bắt đầu quátrình nhận thức, vai trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên. Ngoài ra ôngcòn có nhiều đóng góp quý giá về đạo đức con người, về chính trị và xã hội…Thế giới quan duy vật chất phác đã đặt ra những vấn đề mà triết học vàkhoa học đời sau phải giải đáp. Do đó, nó đã thúc đẩy hoạt động nhận thức, vàhoạt động thực tiễn của con người phát triển, góp phần củng cố sức mạnh tinhthần cho các lực lượng chính trị tiến bộ trong xã hội. [5]Tuy ra đời trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nhưng thế giới quan củatriết học duy vật Hy Lạp cổ đại hoàn toàn mới lạ, dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc đãđem lại cho con người giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra,giúp họ có cách sống hợp lý trong xã hội. II. Những hạn chếThế giới quan duy vật chất phác xuất hiện vào thời cổ đại, khi mà hoạtđộng thực tiễn của con người còn quá thấp, nhận thức của con người còn quángây thơ, đơn giản, chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm đời thường. Do đó nómang tính trực quan, phỏng đoán, thiếu chứng cứ khoa học, thường đồng nhất vậtchất với vật thể cụ thể. Các quan điểm triết học duy vật chỉ dừng lại ở mức độmộc mạc, thô sơ, cảm tính. Các nhà triết học vẫn chưa thoát khỏi ảnh hường củaquan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy.- Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen đưa ra những định nghĩa thế giới vàgiải thích chúng một cách máy móc, chưa có khái niệm biện chứng, thể hiệnnhững tư tưởng trên một lập trường nhất định nhưng đồng thời cũng bộc lộnhững giới hạn hẹp hòi của tư tưởng ấy. 10GV: TS. Bùi Văn Mưa[5] Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tếTP.HCM, 2011, tr. 14.- Hêraclít về căn bản có quan điểm duy vật, nhưng vẫn duy trì yếu tố thầnthánh trong tư tưởng của mình. Ông đề ra khái niệm vạn vật biến chuyển mộtcách rõ ràng, nhưng chưa thấy được hướng biến chuyển, biến chuyển như thếnào - Empêđốc - Anaxago phát triển quan điểm đa nguyên về bản chất của thếgiới, Đêmôcrít có tư tưởng thuyết phục về thuyết nguyên tử luận. Tuy nhiênnhững quan điểm này cũng còn mang tính sơ khai và nhận định bằng cảm tính.Thế giới quan duy vật chất phác không triệt để, vì nó không lý giải đượcbản tính của các hiện tượng tinh thần cũng như mối quan hệ giữa cái tinh thần vàcái vật chất, nó chỉ mới giải thích thế giới chứ chưa thật sư góp phần cải tạo thếgiới. [6]Các triết gia Hy Lạp cổ đại là các nhà khoa học tự nhiên xuất thân từ tầnglớp giàu có, đại diện cho tầng lớp chủ nô, quan niệm nô lệ phải tuân theo ngườichủ [Đêmôcrít], do đó tư tưởng còn mang tính giai cấp, bảo vệ cho giai cấp, tầnglớp thống trị của mình.11GV: TS. Bùi Văn Mưa[6] Bùi Văn Mưa: Chuyên đề về triết học Mac - Lênin, Trường Đại học Kinh tếTP.HCM, 2011, tr. 14.KẾT LUẬNThế giới quan của chủ nghĩa duy vật chất phác là thế giới quan của một bộphận giai cấp chủ nô hay tầng lớp quý tộc tiến bộ thống trị trong xã hội vẫn cònlà mặt hạn chế mà tư tưởng Mac sau này đã khắc phục bằng các học thuyết vềchủ nghĩa cộng sản, gắn liền với giai cấp vô sản, đưa phong trào đấu tranh củagiai cấp vô sản lên một vị thế mới. Tuy nhiên không thể phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa duy vật chấtphác là nền tảng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật về sau, đồng thời đã gópphần giúp con người nhận thức được thế giới, về bản chất thế giới và sự vậnđộng của nó, các nhà triết học tiêu biểu như Hêraclít, Đêmôcrít với các quanđiểm có giá trị định hướng cho lĩnh vực triết học và khoa học tự nhiên sau này. 12GV: TS. Bùi Văn MưaMỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 2I. Hoàn cảnh ra đời 2II. Những tư tưởng, trường phái cơ bản của chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạpcổ đại 21. Trường phái Milê 22. Trường phái Hêraclít 43. Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago 64. Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít 6CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC TƯ TƯỞNG, TRƯỜNG PHÁI CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC HY LẠP CỔ ĐẠI 8I. Những giá trị 8II. Những hạn chế 9KẾT LUẬN 1113GV: TS. Bùi Văn MưaTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình triết học [dùng trong các trường đại học vàcao đẳng], NXB Chính trị Quốc gia, 2006.2. Bùi Văn Mưa: Đại cương về lịch sử triết học [Tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học], Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM , 2011.3. Bùi Văn Mưa: Các chuyên đề về triết học Mác - Lênin [Tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học], Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM , 2011.4. Đinh Ngọc Thạch: Lịch sử triết học phương tây [dùng cho học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học], Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM, 2010.5. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình chủ nghĩa duy vật lịch sử,NXB Chính trị Quốc gia, 2002.6. Nguyễn Ngọc Thu & Bùi Văn Mưa: Giáo trình đại cương lịch sử triết học, NXB Tổng Hợp, 2003.7. www.go.vn/diendan/showthread.php?516783-Triet-hoc-Hy-Lap-co-dai8. www.triethoc.edu.vn 9. www.vi.wikipedia.org 14GV: TS. Bùi Văn Mưa15

Video liên quan

Chủ Đề