Dr Server là gì

Trang chủ » Phục hồi dữ liệu sau thảm họa

I. Khôi phục dữ liệu sau thảm họa – Giải pháp phòng chống thảm họa, dự phòng thảm họa ( Disaster Recovery – DR )

1. Lý do cần phải sử dụng giải pháp khôi phục dữ liệu sau thảm họa ?

Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống CNTT, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều coi CNTT như một công cụ tác nghiệp đắc lực. Đi cùng với sự tăng trưởng của tổ chức, doanh nghiệp sẽ kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của hệ thống CNTT, nhất là hệ thống lưu trữ dữ liệu. Các doanh nghiệp lớn thường tự xây dựng cho mình các trung tâm dữ liệu ( Data center ), phòng máy chủ ( Server Room ) với đầy đủ chủng loại thiết bị có cấu hình mạnh, đồng thời ngày càng chú trọng vào các vấn đề bảo đảm an toàn dữ liệu cho hệ thống và nâng cao tính sẵn sàng trong mọi hoạt động trao đổi thông tin, coi đó như một phần quan trong duy trì hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Thảm họa có thể xảy ra dưới rất nhiều hình thức, như thiên tai, bão lũ lụt, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, sét đánh, lỗi do hệ thống nguồn điện, chiến tranh, đánh bom, Virus, cháy nổ, phá hoại từ nội bộ,v.v gây mất mát dữ liệu hoặc phá hỏng toàn bộ hệ thống, kể cả các thiết bị phần cứng, gây tổn hại không nhỏ cho tổ chức, doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn khi xây dựng các trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ thường trang bị thêm các hệ thống lưu trữ và sao lưu trong nội bộ để đảm bảo an toàn dữ liệu, tuy nhiên hệ thống này sẽ bị vô hiệu khi gặp các thảm họa xảy ra đối với cả tòa nhà hoặc một vùng địa lý.

Giải pháp Khôi phục dữ liệu sau thảm họa ( Disaster Recovery – DR ) là giải pháp đảm bảo khả năng khôi phục một trung tâm dữ liệu từ một site khác khi site chính gặp thảm họa làm ngưng trệ hoạt động trao đổi thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.

2. Giải pháp phòng chống và khôi phục dữ liệu sau thảm họa Disaster Recovery

Dr Server là gì

Lập kế hoạch và chuẩn bị cơ sở hạ tầng ứng phó khi thảm họa xảy ra là một công việc rất quan trọng bao gồm: kế hoạch cho việc khôi phục các ứng dụng, dữ liệu, phần cứng, kênh truyền dẫn (kết nối) và các cơ sở hạ tầng CNTT khác.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Khôi phục dữ liệu (Disaster Recovery – DR) phải chuẩn bị nhân sự chủ chốt, kết nối và các phương tiện khác.

Thành phần chính của Disaster Recovery gồm: Trung tâm dữ liệu (với hệ thống các thiết bị máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ – Backup, các thiết bị kết nối, hệ thống mạng LAN, SAN-Storage Area Network); Bộ phần mềm quản lý và điều hành và Trung tâm dự phòng dữ liệu từ xa.

Phòng chống thảm họa – Disaster Recovery cho các trung tâm dữ liệu lớn là việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào có ứng dụng mạnh mẽ CNTT. Tuỳ theo mức độ và tầm ảnh hưởng của CNTT đối với hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp phòng chống thảm họa và an toàn dữ liệu tương ứng.

Bảo vệ hệ thống dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp sao cho thông tin và dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng truy cập là yêu cầu rất quan trọng và cũng chính là vai trò của các trung tâm dữ liệu ( Data center ). Bên cạnh việc sử dụng các phương án sao lưu dữ liệu tại chỗ thì phương án chuẩn bị một Trung tâm dữ liệu dự phòng cho Trung tâm dữ liệu chính trong các trường hợp Trung tâm dữ liệu chính bị các sự cố về thiên tai, hoả hoạn v.v…

Giải pháp Khôi phục dữ liệu thảm họa (Disaster Recovery – DR) của VDO đưa ra dựa trên nền tảng công nghệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới như IBM, HP, EMC, Veritas, FalconStor, v.v cho phép duy trì hoạt động trao đổi thông tin, nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống, tiết kiệm và bảo vệ chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Với việc là đối tác chiến lược của các hãng nổi tiếng về (Disaster Recovery – DR), VDO sẽ đem lại cho khách hàng một giải pháp phù hợp nhất, tận dụng tối đa các thiết bị hiện có của doanh nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, v.v.

3. Đặc điểm nổi bật của giải pháp khôi phục dữ liệu sau thảm họa Disaster Recovery

Giải pháp Khôi phục dữ liệu thảm họa (Disaster Recovery – DR) của VDO được xây dựng dựa trên các chuẩn công nghệ nhân bản dữ liệu từ xa, sử dụng giải pháp quản lý và vận hành hệ thống một cách tự động dựa trên chiến lược nhân bản và phục hồi sau thảm họa đã được lập từ trước.

Công nghệ nhân bản dữ liệu từ xa sử dụng mô hình chuẩn, áp dụng cho mọi hệ thống như Metro Mirroring hoặc Global Mirroring.

Metro Mirroring cho phép nhân bản các logical volume thời gian thực giữa 2 site cách xa nhau tới 300km, sử dụng công nghệ nhân bản dữ liệu đồng bộ giữa 2 site (site cục bộ và từ xa).

Global Mirroring cung cấp tính năng sao chép từ xa với khoảng cách lớn giữa 2 site sử dụng công nghệ ASynchorous. Với Global Mirror, dữ liệu mà host ghi tới Storage Unit tại site cục bộ được “shadow” tới Storage Unit tại site từ xa dưới dạng Offline. Khi đó, một bản sao nhất quán của dữ liệu được tự động duy trì trên Storage Unit tại site từ xa.

4. Đối tượng cần sử dụng giải pháp khôi phục dữ liệu Disaster Recovery ?

Giải pháp Khôi phục dữ liệu thảm họa (Disaster Recovery – DR) áp dụng cho hệ thống doanh nghiệp vừa và lớn, cần yêu cầu khả năng sẵn sàng cao, sự toàn vẹn của dữ liệu có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Do vậy giải pháp Disaster Recovery – DR sẽ phù hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng, các công ty và tổ chức trong lĩnh vực Tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, Viễn thông, Điện lực, Ngành thuế, các trường Đại học, v.v.

5. Các thành phần của giải pháp khôi phục dữ liệu Disaster Recovery ?

Trung tâm dữ liệu chính ( Data center – DC )

Bao gồm hệ thống các thiết bị máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ – Backup, các thiết bị kết nối, kênh truyền dẫn Cáp quang, Kênh thuê riêng, hệ thống mạng LAN, SAN (Storage Area Network), v.v

Bộ phần mềm quản lý và điều hành

Cho phép thiết lập cơ chế nhân bản dữ liệu, quản lý và điều hành các phiên giao tiếp giữa hai sites ( DC và DR ), lập lịch cho phép tự động nhân bản và phục hồi hệ thống sau thảm họa.

Trung tâm dự phòng dữ liệu từ xa ( Disaster Recovery – DR )

Tùy thuộc các mức độ yêu cầu phục hồi sau thảm họa của từng tổ chức, doanh nghiệp, VDO sẽ tư vấn cho quý khách các giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu từ xa khác nhau. Mức đơn giản nhất là trang bị từng máy chủ hoặc tủ đĩa lưu trữ cần nhân bản từ xa, nhằm bảo vệ một hoặc một vài thiết bị phục vụ quan trọng của hệ thống. Mức cao cấp nhất là xây dựng một Data Center Disaster recovery từ xa với đầy đủ trang thiết bị như một hệ thống trung tâm dữ liệu chính, sao lưu – Baclup, bảo vệ toàn bộ dữ liệu của hệ thống, duy trì tính liên tục của hệ thống thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp.

Hệ thống kết nối WAN giữa 2 sites

Hệ thống WAN kết nối hai site chính là yếu tố chính quyết định cách thức nhân bản dữ liệu từ xa. Đối với mô hình kết nối sử dụng đường truyền đồng bộ ( Synchronous ) tốc độ cao, VDO sẽ tư vấn cho quý khách sử dụng mô hình nhân bản Metro Mirroring, nhân bản với thời gian thực, khả năng sẵn sàng cao. Khi khách hàng sử dụng kết nối WAN với khoảng cách ở xa, băng thông đường truyền nhỏ, khi đó VDO sẽ tư vấn khách hàng sử dụng mô hình nhân bản Global Mirroring. Với mô hình Global Mirroring, dữ liệu sẽ được nhân bản offline, do vậy khả năng sẵn sàng của hệ thống là không cao.

II. Giới thiệu các giải pháp kỹ thuật khôi phục dữ liệu sau thảm họa khác

Tùy theo từng mức độ quan trọng của dữ liệu cũng như nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của từng tổ chức, doanh nghiệp, chúng tôi luôn có những giải pháp dự phòng phù hợp như sau:

1. Giải pháp đơn giản, chỉ sao lưu dữ liệu dự phòng

Với giải pháp này chỉ có phương án sao lưu dữ liệu dự phòng ra băng từ (tape) hoặc các thiết bị khác. Dữ liệu được sao lưu hằng ngày và các  băng từ được chuyển đến một nơi khác (offsite) để cất giữ. nên khi cần khôi phục các tape được mang trở lại để khôi phục lại phần dữ liệu bị sự cố.

Lợi điểm của giải pháp này là chi phí thấp, quản trị đơn giản rất phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ.

2. Giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng và sao lưu dữ liệu theo chu kỳ

Dr Server là gì

Với giải pháp này chúng tôi chỉ sao lưu dự phòng dữ liệu kết hợp với một trung tâm dự phòng nhưng ở mức chỉ an toàn cho dữ liệu. Một khi có sự cố tại trung tâm chính chúng ta vẫn đảm bảo toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp vẫn an toàn nhưng cần có thời gian nhất định để khôi phục cho hệ thống hoạt động lại. Tuy nhiên do dữ liệu chỉ được sao lưu theo chu kỳ nên có thể sẽ có sự mất mát nhỏ dữ liệu của những giao dịch nằm trong khoảng giữa chu kỳ sao lưu. Ưu điểm của giải pháp là chi phí thấp và hầu như đảm bảo dữ liệu không bị mất mát khi có thảm hoạ xảy ra

Với giải pháp này chúng ta cần:

– Xây dựng một Trung tâm dữ liệu ( TTDL ) dự phòng – Data center Backup với các thiết bị tương thích.

– Dữ liệu được sao lưu hằng ngày và các băng từ được chuyển đến một nơi khác ( offsite ) để cất giữ.

– Khi TTDL chính bị sự cố: các băng từ ở offsite được mang đến TTDL dự phòng để khôi phục lại dữ liệu.

3. Giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng và sao lưu dữ liệu trực tuyến (online)

Dr Server là gì

Với giải pháp này chúng ta đảm bảo dữ liệu không bị mất mát và khắc phục được các nhược điểm của giải pháp trên nhờ sao lưu dữ liệu liên tục và tự động thông qua đường truyền nhưng chi phí đầu tư cao hơn.Với giải pháp này tuy chưa đảm bảo an toàn cho tất cả dữ liệu vì sao lưu trực tuyến nhưng hệ thống vẫn cần một khoảng thời gian ngắn để thực thi, nhưng giải pháp này đã có thể đảm bảo gần như 99,99% dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu an toàn.

Để thực hiện giải pháp này chúng ta cần các yếu tố:

– Đòi hỏi phải xây dựng một TTDL dự phòng với các thiết bị tương thích.

– Dữ liệu được sao lưu trực tuyến về trung tâm dự phòng bằng đường truyền tốc độ cao.

– Khi TTDL chính bị sự cố, TTDL dự phòng khôi phục dữ liệu có sẵn và sẵn sàng thay thế TTDL chính.

4. Giải pháp xây dựng TTDL dự phòng và đồng bộ dữ liệu bằng đường truyền cao tốc

Dr Server là gì

Với giải pháp này chúng tôi đảm bảo tất cả dữ liệu của doanh nghiệp được sao lưu về trung tâm dự phòng nhờ khả năng đồng bộ dữ liệu liên tục. Tức bất kỳ giao dịch phát sinh thay đổi nào tại trung tâm chính đều được đồng bộ ngay tức thời về trung tâm dự phòng.

Mặc dù với giải pháp này đã đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn được bảo toàn trong bất kỳ trường hợp sự cố nào ở trung tâm chính, nhưng ngoài nhược điểm chi phí khá cao thì giải pháp này vẫn hạn chế vì cần một thời gian ngắn nhất định để khôi phục khi có sự cố xảy ra.

Để triển khai giải pháp này cần:

– Đòi hỏi phải xây dựng một TTDL dự phòng với các thiết bị tương thích.

– Dữ liệu được đồng bộ giữa 2 site bằng đường truyền tốc độ cao.

– Khi TTDL chính bị sự cố, TTDL dự phòng sẵn sàng thay thế TTDL chính.

5. Giải pháp DR toàn diện

Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, công ty chúng tôi đảm bảo cung cấp cho khách hàng giải pháp DR toàn diện về mặt dữ liệu cũng như tự động khôi phục hoạt động mà không phải tạm ngưng hệ thống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Trong giải pháp kỹ thuật này chúng tôi xây dựng dự phòng cho hầu hết các thành phần có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn DR quốc tế. Tức dự phòng bao gồm cho: dữ liệu, máy chủ, hệ thống mạng, hệ thống an ninh…. như mô hình tham khảo dưới đây.

Dr Server là gì